Vì chữ hiếu nên dọn về sống chung để phụng dưỡng bố mẹ, em gái lại nghĩ tôi có mưu đồ chiếm nhà
Em đố kị như vậy, nhưng khi tôi đề nghị gia đình em chuyển về sống cùng phụng dưỡng bố mẹ thì em bảo “lo cho gia đình chồng không xong, giờ lại lo thêm cho bố mẹ đẻ, tôi không đủ sức”.
Nhà tôi có hai chị em gái. Em gái đã lấy chồng cách đây 5 năm. Khi bé, hai chị em rất quấn quýt và thương yêu nhau. Nhưng khi lớn lên, tính cách khá trái ngược nên thường xuyên xảy ra bất đồng. Trong khi tôi quyết tâm học hành thì em lại yên phận lấy chồng sớm khi mới tròn 20.
Bởi thế, sau khi ra trường, tôi định ở lại Hà Nội lập nghiệp, tuy nhiên ba mẹ ở một mình nên tôi quyết định về quê. Khi tôi lấy chồng, mặc dù chồng không thích, nhưng nhờ sự thuyết phục và khéo léo của tôi, chồng đã đồng ý ở rể để phụng dưỡng bố mẹ.
Khi tôi lấy chồng, mặc dù chồng không thích, nhưng nhờ sự thuyết phục và khéo léo của tôi, chồng đã đồng ý ở rể để phụng dưỡng cha mẹ. (Ảnh minh họa)
Từ đó, vợ chồng tôi sống cùng nhà ngoại. Chỉ có điều, em gái tôi thấy ấm ức vì tôi được ở nhà cao cửa rộng trong khi em phải làm dâu vất vả. Có lẽ, bố mẹ cũng thương em gái thiệt thòi nên luôn tìm cách bù đắp. Nhưng dường như, em gái vẫn ganh ghét, đố kị với tôi.
Ngày trước, thỉnh thoảng em gái mới dẫn các cháu qua chơi với ông bà. Nhưng giờ viện lý do nhà xa trường học nên gửi luôn hai đứa cho ông bà ngoại nuôi. Các cháu ốm, em cũng để mặc cho bố mẹ tôi tự lo. Em rể, em gái hầu như không đưa đồng nào cho bố mẹ. Bố mẹ tôi phải tự lo chi phí sinh hoạt và tiền học cho cả hai cháu bằng tiền lương hưu.
Nhìn bố mẹ vất vả chăm cháu, tôi không đành lòng, thế nên việc tắm giặt, ăn uống, đưa đón các cháu đi học toàn do vợ chồng tôi luân phiên nhau làm. Thật lòng, tôi không dám kể công, chỉ góp ý thì em gái lại phũ giọng: “ Bác chăm cháu được mấy, chỉ làm màu là giỏi”.
Video đang HOT
Việc tắm giặt, ăn uống, đưa đón các cháu đi học toàn do vợ chồng tôi luân phiên nhau làm. (Ảnh minh họa)
Là chị em gái với nhau, tôi có thể thông cảm, nhưng chồng tôi dù sao cũng là rể, cũng không thật sự thoải mái. Anh cảm thấy tự ái khi em gái cứ mát mẻ: “Bác vừa được vợ, vừa được nhà”, hoặc là “chó chui gầm chạn“. Nhiều lần, anh cứ giục tôi dọn về nhà chồng sống cho đỡ khó chịu. Nhưng để bố mẹ một mình, tôi không an lòng.
Gần đây, vợ chồng em gái quyết định mở rộng cửa hàng kinh doanh. Dì ấy về tỉ tê với ba mẹ cho mượn sổ đỏ để đi thế chấp vay tiền ngân hàng. Trong trường hợp xấu nhất, nếu vợ chồng em làm ăn thua lỗ, không có tiền trả thì sẽ mất cả nhà.
Bố mẹ tôi vì thương em nên có vẻ phân vân, nhưng tôi nhất quyết phản đối. Em muốn vay tiền có thể lấy sổ đỏ của gia đình nhà chồng chứ không thể cậy nhờ kiểu đó được. Vì chuyện này mà em mặt nặng mày nhẹ với tôi.
Tôi kiên quyết không cho em gái mượn sổ đỏ thì nó tỏ thái độ không hài lòng. (Ảnh minh họa)
Em đi rêu rao tôi có ý định chiếm cả ngôi nhà nên mới không cho mượn sổ đỏ. Dù gì vợ chồng tôi chỉ ở nhờ, đó là tài sản của bố mẹ, phải chia đôi cho hai chị em chứ không có chuyện để lại hết cho con trưởng. Điều em nói hoàn toàn vô lý, bố mẹ đã cho em một mảnh đất làm của hồi môn, nhưng do em rể chơi bời, nên đã bán đi sau khi cưới chỉ 1 tháng.
Em đố kị như vậy, nhưng khi tôi đề nghị gia đình em chuyển về sống cùng để phụng dưỡng bố mẹ thì em bảo: “Lo cho gia đình chồng không xong, giờ lại lo thêm cho bố mẹ, tôi không đủ sức”. Tôi cũng không hiểu, em muốn thế nào nữa.
Tuy biết rằng chị em trong nhà gây gổ chỉ khiến mọi người cười chê, nhưng tôi cảm thấy rất bực. Vợ chồng tôi sống với bố mẹ vì trách nhiệm của người con chứ không phải vì tài sản. Cách cư xử của em gái khiến tôi thực sự phiền lòng.
Theo Afamily
Câu nói của chị gái song sinh trong cơn bạo bệnh khiến tôi day dứt đau đớn khôn nguôi
Cái gì chị cũng hơn tôi nhưng cuối cùng chị đều nhường lại cho tôi.
Tôi có một chị gái song sinh. Chúng tôi giống nhau như hai giọt nước. Đến cả cách ăn mặc bố mẹ cũng cố tình mua cho chúng tôi những bộ quần áo, váy vóc, giày dép giống nhau. Nếu như không nhờ vết ruồi son bên má phải của tôi thì chắc chắn chẳng ai phân biệt nổi chúng tôi ai là chị, ai là em.
Nhưng tính cách của chúng tôi lại hoàn toàn khác nhau. Chị gái tôi dịu dàng, chu đáo bao nhiêu thì tôi lại nổi loạn, ngang bướng bấy nhiêu. Chính vì thế mà bố mẹ, mọi người đều thương chị hơn thương tôi. Khi dậy thì, để khỏi phải chịu sự so sánh với chị, tôi đã làm mình hoàn toàn khác đi. Tôi cắt phăng mái tóc dài. Tôi ăn mặc theo phong cách nổi loạn với váy ngắn, quần jean rách, áo thun hai dây. Bố mẹ tôi càng được dịp mắng tôi nhiều hơn. Nhưng tôi bất cần.
Khi chị em tôi học lớp 12 thì mẹ tôi sinh em bé thứ 3 vì vỡ kế hoạch. Gia đình tôi vốn chẳng khá giả gì nên không thể vừa nuôi chị em tôi học vừa chăm lo cho em nhỏ. Tôi cứ nghĩ người nghỉ học sẽ là mình vì chị tôi học rất giỏi. Thế nhưng không, chính chị tôi đòi nghỉ học đi làm để kiếm tiền nuôi tôi và em. Mẹ tôi mới sinh nhưng nghe chị nói cũng khóc ngất đi. Bố tôi trầm tư suốt cả một thời gian. Chị tôi nghỉ học trong sự tiếc nuối của tất cả mọi người.
Tôi thương chị nhưng không thể biểu lộ tình cảm được. (Ảnh minh họa)
Sau đó, chị xin làm nhân viên thu ngân trong siêu thị. Ban đêm chị bán quán cà phê kiếm thêm tiền. Chị làm từ sáng sớm đến tận khuya mới về nhà. Tiền lương làm được, chị cứ đưa bố mẹ tôi chi tiêu trong nhà, rồi chị mua quần áo mới, sách vở cho tôi nhập học đại học. Chị lựa lời khuyên can tôi phải biết cố gắng để bố mẹ không buồn. Tôi để ý thấy, chị chẳng bao giờ mua cho mình được một cái áo cái quần mới. Nhiều khi tôi còn nghĩ không biết chị có phải là người không, chị giống thiên thần quá.
Tôi tốt nghiệp đại học cũng nhờ tiền của chị. Không hiểu từ bao giờ, tôi lại thương chị, rất thương. Tuy nhiên tính cách ương bướng khiến tôi không sao nói chuyện ngọt ngào với chị được. Ra trường, tôi xin vào một công ty nước ngoài làm, lương cũng khá cao.
Từ lúc có việc làm, tôi bảo chị giảm bớt làm việc làm. Chị lại nói tôi cứ lo kiếm tiền rồi tạo dựng tương lai cho chính mình, bố mẹ và em út, chị vẫn lo được. Mỗi lần tôi đem tiền về cho mẹ, tôi phải giấu giếm vì chị biết chị lại mắng tôi không biết tiết kiệm.
Hai năm trước, chị có người yêu. Anh ấy cao to, đẹp trai và ngọt ngào. Đáng buồn thay, qua nhiều lần tiếp xúc, tôi cũng bắt đầu có tình cảm với anh ấy. Nhiều khi nhìn hai người trò chuyện, nhìn cách anh ấy chăm chị, tôi lại thấy ghen tuông dù tôi thừa hiểu mình không được quyền và cũng không được làm thế.
Nhưng không ngờ, chị tôi lại phát hiện khối u não vào tháng 10 năm ngoái. Chị đau đầu từ nhiều năm trước nhưng toàn uống thuốc giảm đau cho qua mà không đi khám. Đến khi phát hiện bệnh thì không thể chưa được nữa.
Tôi ân hận vì đã từng ganh ghét, sống không tốt với chị. (Ảnh minh họa)
Suốt mấy tháng nằm viện, chị toàn đòi chết để đỡ gánh nặng cho mọi người. Nhìn chị tiều tụy trên giường bệnh, tôi bất lực đến mức bật khóc. Người yêu chị vẫn ở bên cạnh chăm sóc chị, an ủi chị.
Tuần trước, sức khỏe chị bắt đầu chuyển biến xấu đi. Có lẽ chị biết mình không sống được bao lâu nữa nên chị đã gửi gắm lại tất cả đồ đạc của chị. Chị nhờ mẹ mang những bộ quần áo mới, đẹp nhất của chị đi làm từ thiện. Chị dặn dò em trai út phải ngoan ngoãn, học giỏi, biết thương bố mẹ. Chị bảo tôi phải thay chị chăm sóc bố mẹ và em út. Đau lòng hơn, chị hỏi tôi có yêu anh Khôi không? Chị biết tôi cũng yêu anh ấy, giờ chị không còn được ở bên anh ấy nữa nên chị hy vọng tôi thay chị đem lại hạnh phúc cho anh ấy. Tôi chỉ biết khóc và ân hận khi nghe chị nói.
Mấy hôm nay, chị yếu đến mức không nói được nữa. Nhà tôi ai cũng buồn nhưng đều giấu chị. Trước mặt chị vẫn tỏ ra lạc quan, vui vẻ. Nhưng bố mẹ tôi vừa quay mặt đi đã khóc thầm. Còn người yêu chị, anh ở bên chị suốt 24 giờ, anh cứ kể chuyện vui cho chị nhưng đôi mắt anh thì buồn đau lắm. Còn tôi thì vô cùng hối hận vì trước đây đã sống không tốt với chị. Tôi phải làm gì để bù đắp dù chỉ là chút ít cuối cùng cho chị đây?
Theo Ngoisao
Chê thông gia quê mùa nghèo hèn, nhà trai tím mặt với của hồi môn của nhà gái Lúc nhà gái tuyên bố của hồi môn cho con dâu, bà Thanh mặt mũi xám ngắt, tự nhiên có một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu... Nhà bà Thanh nổi tiếng có của ăn của để nhất khu phố. Ông bà tuy có tuổi nhưng vẫn tự mình quản lý kinh doanh công việc của gia đình. Các con cũng giữ...