Vị chát lạ của bánh chưng Trường Sa trong trí nhớ của ông “vua” bàng vuông
“Bánh chưng xanh Trường Sa luôn rất đặc biệt vì có vị và màu xanh của lá bàng vuông. Cái vị đó in đậm mãi trong ký ức người lính Trường Sa mỗi khi Tết đến”.
Nỗi nhớ Tết Trường Sa
Người mà chúng tôi nhắc đến trong bài viết này là anh Vũ Quang Tiệp (SN 1974, hiện công tác tại Trường trung cấp nghề số 10 (Bộ tư lệnh Thủ Đô), chiến sĩ từng có quảng thời gian rất đẹp của tuổi trẻ được gắn bó với quần đảo Trường Sa đến mười năm.
Ngồi trò chuyện với “vua” bàng vuông về những tháng ngày sôi động trên quần đảo thân yêu của tổ quốc giữa Biển Đông có thể hiểu được đó là quảng thời gian đầy ý nghĩa và rất mực thiêng liêng trong anh.
Cây bàng vuông luôn được anh Vũ Quang Tiệp dành tình cảm trân trọng (ảnh Trinh Phúc).
Tâm sự với tôi, anh nói rằng mình đến với Trường Sa xuất phát từ một lý do hết sức giản dị.
Quê anh ở Tiên Du, Bắc Ninh không có biển, từ nhỏ anh khát khao được đặt chân tới biển và thèm khát nghe tiếng sóng vỗ rì rào mỗi ngày.
Khát khao đó trong anh lớn dần lên theo năm tháng nên sau khi học xong trường Xe tăng, anh đã tình nguyện ra Trường Sa công tác.
Tình yêu biển của anh đã đưa anh đến với Trường Sa. Để rồi như một định mệnh trong cuộc đời, anh gắn với Trường Sa mười năm công tác (1994 đến 2004) và cho đến tận giờ khi đã rời xa nhưng trái tim của anh vẫn luôn hướng về Trường Sa thân yêu.
Quảng thời gian đó anh Tiệp may mắn được gắn bó và sống trên hai hòn đảo nổi tiếng Nam Yết và Trường Sa lớn.
Anh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của một người lính mà còn góp sức lớn biến đảo cát thành những hòn đảo rợp bóng cây xanh.
Anh Tiệp chia sẻ, trồng cây trên đảo rất vất vả, địa chất đảo là nền san hô rất cứng nên đào hố trồng cây cũng đã là một kỳ công với những người chiến sỹ nơi đảo xa.
Nhưng có một điều kỳ diệu khó lý giải, dưới bàn tay của người lính, những cây xanh được trồng cứ lớn dần lên, vượt qua bão tố, nắng hạn mà vẫn xanh tốt.
Anh Tiệp tự hào kể, “đảo Nam Yết giờ được mệnh danh là đảo dừa. Mỗi người đặt chân đến Nam Yết thời điểm này sẽ ấn tượng với hàng dừa xanh tốt chạy dài trên đảo.
Gắn bó với Trường Sa lâu năm, anh Tiệp nói rằng, có nhắm mắt lại anh vẫn hình dung ra các luồng lạch, các bãi đá, các rặng săn hô trên những hòn đảo này.
Video đang HOT
Nhớ Trường Sa, cảm mến đồng đội nơi đảo xa anh thể hiện bằng nhiều hành động rất cụ thể. Anh như một chiếc cầu lớn nối Trường Sa với đất liền.
Anh đứng ra kêu gọi, vận động quên góp giúp đỡ cho gia đình chiến sĩ Trường Sa gặp khó khăn. Vận động đóng góp hỗ trợ chiến sỹ nơi đảo xa.
Nhờ anh, nhiều người con, người mẹ của nhiều chiến sĩ Trường Sa mắc bạo bệnh, không có tiền chữa trị được nhiều mạnh thường quân biết đến giúp đỡ.
Qua anh, nhiều người có mong muốn đóng góp cho Trường Sa, cho biển đảo quê hương được bắt nhịp cầu với các chiến sĩ nơi tiền tiêu của tổ quốc.
Anh tham gia ban liên lạc cựu binh Trường Sa ở Hà Nội. Anh cũng là thành viên sáng lập ra hội cựu binh Trường Sa Hà Bắc (hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh).
Giờ đây, nói đến cựu binh Trường Sa, tên của anh được đồng chí, bạn bè trân trọng, yêu mến với biệt biệt danh “vua” bàng vuông như một sự ghi nhận cho những hành động đẹp và ý nghĩa của anh cho Trường Sa.
Trò chuyện với tôi về cái biệt danh ý nghĩa đó, anh Tiệp tâm sự:
“Trường sa có nhiều loài cây như cây phong ba, cây bàng vuông và hiện nay là cây dừa. Tất cả đều là những báu vật và ăn sâu vào tâm hồn của những người lính đảo.
Khi xa đảo về với đất liền tôi nhớ Trường Sa nên muốn đem cây bàng vuông ở nhà mình để mỗi khi nhìn nó giúp tôi vơi bớt nỗi buồn”.
Anh Tiệp cũng kể rằng:
“Trên đảo Nam Yết có một cây bàng vuông tám nhánh rất đẹp, nó được phong tặng là cây di sản.
Những năm khi tôi còn trên đảo Nam Yết, đảo nhỏ này còn ít bóng cây, phân đội tôi hằng ngày được bàng vuông che mát, át đi cái nắng gió khốc liệt trên đảo.
Chúng tôi coi cây như đồng đội. Mỗi sáng, mỗi tối, anh em vẫn dành cho cây bàng một cốc nước ngọt mặc dù nước ở đảo được ví như máu.
Tôi sống trên đảo Nam Yết ba năm, hình ảnh của cây bàng vuông là một biểu tượng rất mực thiêng liêng trong mỗi người lính đảo”.
Bắc nhịp cầu yêu thương của đất liền với đảo
Qua quá trình công tác, gặp gỡ, anh biết rằng không chỉ anh mà nhiều người, nhiều địa phương, tổ chức dành tình cảm đặc biệt cho Trường Sa – Biển Đảo tổ quốc.
Anh Vũ Quang Tiệp luôn dành thời gian để chăm sóc cây bàng vuông (ảnh Trinh Phúc).
Họ khát khao, trên chính mảnh đất của quê hương họ, cơ quan họ được phủ bóng mát của cây bàng vuông từ Trường Sa gửi về.
Họ muốn trồng cây bàng vuông như thể muốn nói lên rằng Trường sa là một phần máu thịt không thể thiếu trong mỗi vùng quê đất Việt.
Họ muốn quê hương mình in bóng bàng vuông để thế hệ trẻ biết được có một loài cây đã gắn bó với Trường Sa, vượt lên trên bão tố, khắc nghiệt ở đảo mà vẫn xanh tươi tỏa bóng mát cho đời.
Để các bạn trẻ yêu và khắc nhớ về Trường Sa thân yêu.
Bằng tình yêu Trường Sa da diết, anh tự biến mình thành nhịp cầu nối tình yêu thương của Trường Sa với đất liền – đất liền với Trường Sa, để rồi như một mối duyên trời, anh trở thành người ươm mầm bàng vuông từ Trường Sa để tặng các địa phương, trường học và cơ quan đoàn thể trong cả nước.
Nhiều người tìm đến anh, nhờ anh ươm cây bàng vuông bằng tình cảm rất chân thành tha thiết.
Với bàn tay chăm sóc cần mẫn cây bàng vuông từ Trường Sa gửi về dưới bàn tay của anh đã xanh tươi như một phép lạ của cuộc đời.
Những địa phương, tổ chức, cá nhân khi nhận cây bàng vuông do chính Trường Sa gửi về và được anh ươm mầm đã vô cùng xúc động.
Anh nhớ rất nhiều kỷ niệm, lần đưa cây bàng vuông từ Trường Sa về tặng tỉnh Bắc Ninh – quê hương anh, phía tỉnh Bắc Ninh đã có một buổi lễ đầy ý nghĩa.
Hai cây bàng vuông được trồng tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh, hiện nó xanh tốt.
Ở Hà Nội, cây bàng vuông cũng được trồng nhiều nơi và phát triển phù hợp và anh mơ một ngày, thủ đô rợp bóng bàng vuông.
Những chiến sĩ Trường Sa thường gói bánh chưng bằng lá bàng vuông (ảnh nguồn nld.com.vn).
Nhắc đến Tết, anh Tiệp nói rằng:
“Tôi đã có gần chục cái Tết trên Trường Sa, xa nhà ai cũng nhớ, điều kiện ở Đảo khó khăn nhưng tinh thần anh em luôn làm sao để có một cái tết vui vẻ nhất.
Đặc biệt, ở Trường Sa, bánh chưng xanh luôn rất đặc biệt hơn đất liền. Đó là có vị và màu xanh của lá bàng vuông.
Bởi, lý do rất đơn giản, lá dong gửi từ đất liền ra thường héo nên anh em phải hái lá bàng ngâm nước để gói cùng.
Do đó, bánh chưng của Trường Sa cũng thấm màu xanh của cây bàng.
Gần Tết, đồng chí, đồng đội những người cựu binh Trường Sa luôn nhớ đến cái Tết năm xưa, nhớ anh em trên đảo nên mỗi khi Tết đến các anh luôn cố gắng vận động đất liền gửi tặng các anh những món quà đầy ý nghĩa cho các chiến sĩ Trường Sa”.
(Theo Giáo Dục)
Trường Sa đón xuân như ở đất liền
"Với sự hỗ trợ mọi mặt của đồng bào cả nước, đời sống vật chất ở Trường Sa ngày càng phong phú, không khí Tết ở các đảo ngày càng giống ở đất liền", đại tá Bùi Đình Dương, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), cho biết.
Đua chèo thuyền thúng ở âu tàu đảo Sinh Tồn, xã Sinh Tồn
Ngày 11/1, các tàu 571, 936 và 561 của Hải quân đã đưa 3 đoàn công tác của Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và UBND huyện Trường Sa về đến quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), hoàn thành chuyến chuyển hàng và quà Tết tới quân dân thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa. Theo đại tá Bùi Đình Dương, việc chuyển đầy đủ, đúng thời gian, bảo đảm chất lượng hơn 500 tấn hàng và quà Tết tới tất cả 33 điểm đảo ở huyện đảo Trường Sa là một thành công lớn, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, gặp cơn bão số 10.
Dịp Tết này, ngoài lượng hàng Tết theo tiêu chuẩn của các quân nhân và công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên các đảo, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 4, các cơ quan chính quyền tỉnh Khánh Hòa, nhiều địa phương, doanh nghiệp và cá nhân ở khắp cả nước đã gửi ra Trường Sa lượng quà rất lớn. Việc sắp xếp số hàng này xuống các tàu được tiến hành chu đáo, hàng khô được xếp trước, các loại thực phẩm tươi sống, cây hoa cảnh chỉ được đưa lên tàu trước ngày khởi hành, để hàng ra đến nơi vẫn giữ được chất lượng, đáp ứng nhu cầu đón xuân của quân, dân nơi đảo xa.
Thưa ông, những món quà từ đất liền đã mang lại hiệu quả như thế nào đối với việc đón xuân ở Trường Sa?
Dịp Tết này, chương trình "Xuân nơi đảo xa" của Quỹ học bổng Vừ A Dính tặng quân dân Trường Sa số quà trị giá hơn 600 triệu đồng, CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, thuộc Trung tâm Tình nguyện quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình "Tết đảo xa - Quà đất liền", quyên góp được số quà trị giá khoảng 600 triệu đồng, trong đó có 2017 chiếc bánh chưng... Có cá nhân như chị Hoàng Lệ Hà ở phường Lộc Thọ (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) vận động được nhiều doanh nghiệp gửi tặng quân dân Trường Sa 2.040 con vịt biển, nhiều cây xanh và hoa cảnh cho Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đảo Sơn Ca, bộ dụng cụ làm đậu phụ cho đảo Nam Yết... Các loại quà Tết phong phú hơn, đa dạng hơn, nhiều loại quà phù hợp với nhu cầu và điều kiện khí hậu ở đảo. Các xã đảo cũng tổ chức các hoạt động đón xuân, vui Tết, từ lễ chùa đầu năm, lễ trồng cây xanh, giao lưu văn nghệ đến các cuộc thi đấu thể thao, mừng sinh nhật đồng đội. Do vậy, không khí năm mới ở huyện Trường Sa khá sinh động, ngày càng giống ở đất liền hơn.
"Vui xuân mới không quên nhiệm vụ" là khẩu hiệu có ở tất cả các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Vui xuân mới không quên nhiệm vụ, đó là khẩu hiệu xuyên suốt rồi. Huyện đảo Trường Sa có đặc thù riêng, ở trên vùng biển rất rộng lớn, phức tạp chúng tôi phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho quân dân toàn huyện, để mọi đơn vị, mọi người xác định rõ về đối tượng, đối tác, âm mưu của kẻ thù, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực quần đảo Trường Sa. Khi thực hiện các nội dung vui Tết đón xuân, quân dân Trường Sa vẫn không lơ là chủ quan, không mất cảnh giác, trực sẵn sàng chiến đấu. Quân dân Trường Sa quán triệt phương châm kiên quyết, kiên trì, khôn khéo để xử lý các tình huống trên không trên biển, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định.
(Theo Tiền Phong)
Việt kiều Mỹ tặng bản đồ quý về chủ quyền Hoàng Sa cho Đà Nẵng Sáng nay (10.1), ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã bay về Việt Nam để đến TP.Đà Nẵng trực tiếp trao tặng một bản đồ quý giá thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Theo đó, ông Trần Thắng đã trao tận tay tấm bản đồ của Bỉ bằng tiếng Pháp mang tên Francois-Mitterrand cho ông Võ...