Vị Cà Mau ở Cần Thơ
Nam Bộ có nhiều món bánh tằm, nhưng nếu ai đã từng thưởng thức bánh tằm cay ở Cà Mau hẳn sẽ nhớ hoài hương vị thơm ngon, cay nồng của nó.
Tại Cần Thơ, bạn cũng có thể thưởng thức món này theo đúng vị Cà Mau tại quán Bánh tằm cay 777 (số 50, đường Nguyễn Tri Phương, phường An Khánh), bởi vì món ăn được làm từ những người quê gốc Cà Mau.
Bánh tằm cay.
Bánh tằm ở miền Tây có nhiều loại: bánh tằm ngọt, bánh tằm bì, bánh tằm xíu mại, bánh tằm cà ri cay… Mỗi loại bánh đều có hương sắc và gây thương nhớ cho người thưởng thức theo cách riêng. Khi nói đến bánh tằm cay Cà Mau, người miền Tây sẽ hiểu ngay là bánh tằm cà ri cay. Sở dĩ có tên gọi này vì thoạt nhìn bên ngoài món ăn có vẻ giống bún cà ri. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt làm nên bản sắc cho món ăn độc đáo này. ầu tiên là sợi bánh, bởi bánh tằm có hình dạng to mập trắng trẻo như những con tằm. ể làm được bánh, người thợ phải mất khá nhiều công sức chế biến. Họ chọn gạo ngon (gạo địa phương Cà Mau), ngâm qua đêm rồi sáng sớm đem xay thành bột. Bột mịn này sau khi hòa với nước theo tỷ lệ nhất định thì đem hồ trên bếp riu riu lửa. Bánh tằm ngày xưa làm thủ công, cho nên se sợi rất cực, con bánh vì thế cũng ít đồng đều. Ngày nay có máy ép sợi bánh nên nhìn đều hơn nhưng vị, độ dai khó sánh so với khi xưa. Một nét nổi bật của bánh tằm cay nữa là nước dùng. Cách nấu nước dùng tương tự như nước cà ri, phải có đầy đủ các hương liệu: đinh hương, đại hồi, bột nghệ, quế chi, hạt mùi khô và ớt khô. Tất cả rang thơm sau đó nghiền thật mịn tạo thành bột cà ri, dùng thêm màu điều để nấu cùng thịt gà. Ngoài ra, bánh tằm cay còn phải có thêm xíu mại, tàu hủ ky mới đúng hương vị. Nước dùng phải nấu sệt và cay nồng.
Dĩa bánh tằm cay sẽ có những sợi bánh trắng tròn được tưới sốt cà ri sền sệt màu vàng tràn mặt bánh, bày thêm thịt gà, huyết gà, kèm thêm xíu mại, tàu hủ ky. Ăn kèm là đĩa rau sống có giá tươi, húng quế, xà lách, muối tiêu chanh. Vị cay nóng của cà ri với vị ngọt béo bùi của xíu mại, kết hợp những con bánh tằm thơm mềm thể hiện cái hồn của ẩm thực miền Tây, ăn một lần là nhớ mãi Cà Mau.
Bánh hỏi mặt võng "đệ nhất" Cần Thơ
Ngoài thiên nhiên trù phú thì miền đất Cửu Long còn có nhiều món ăn độc đáo được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của những con người nơi đây. Bánh hỏi mặt võng là một món ăn độc đáo trong số đó và có thể được mệnh danh là món ăn "đệ nhất" Tây Đô.
Cách trung tâm TP Cần Thơ 15 cây số, ven theo con đường nhỏ về đến ấp Nhơn Bình A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, lò bánh hỏi Út Dzách được xem là một địa điểm dừng chân lý tưởng cho du khách gần xa. Bánh hỏi ở đây rất độc đáo, được tạo hình như mặt võng và ăn kèm với thịt nướng kim tiền, tất cả đều do chủ nhà vườn tự làm theo những công thức và cách làm riêng biệt.
Vườn sinh thái Út Dzách được biết đến với món bánh hỏi mặt võng gia truyền, chỉ cần đến khu vực xã Phong Điền, bắt đầu từ khu vực Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, du khách hỏi đường đến lò bánh hỏi Út Dzách là người dân địa phương đều biết. Bánh hỏi mặt võng Út Dzách là lò làm nghề truyền thống, ban đầu chỉ làm phục vụ số lượng ít cho bà con trong xóm, nhưng sau này gia đình ông Trần Thiện Cảnh quyết định đi theo hướng làm du lịch sinh thái. Tiếng lành đồn xa, món bánh hỏi mặt võng được nhiều người biết đến, trong đó có rất nhiều du khách nước ngoài. Sở dĩ gọi là bánh hỏi mặt võng vì bánh hỏi không có sợi dài như thường thấy mà lại hoa văn như những mắt lưới của chiếc võng. Thịt nướng kim tiền ăn kèm với bánh hỏi, thịt nướng luôn nóng hổi, có vị ngọt thanh, mùi thơm, thịt nướng vàng ươm rất vừa ăn. Bánh hỏi được cuộn cùng rau sống, chấm nước mắm chua ngọt. Vị ngọt thơm của thịt, bánh hỏi dai, ngọt, mặn, vị bùi, béo của đậu phộng, vị mát lành của rau sống, nước mắm chua ngọt mang hương vị riêng. Tất cả tạo nên sự xuýt xoa và hương vị khó quên trong lòng du khách.
Anh Quách Ngọc Toàn, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Bánh hỏi thì tôi đã ăn ở nhiều nơi, nhưng bánh hỏi có hình mặt võng thì mới biết đến lần đầu. Không chỉ lạ mà món bánh hỏi mặt võng còn rất ngon, vị đậm chất miền sông nước, phong cảnh xung quanh thì tuyệt vời cho người thích khám phá lại thích ăn ngon như tôi".
Món ăn đậm chất người miền Tây.
Không gian của lò bánh hết sức mộc mạc và dân dã. Khi vừa đến, chủ lò ra đón tiếp nồng hậu, giới thiệu qua các món và không ngần ngại báo giá để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Ngồi dưới những tán cây râm mát, chòi lá để thưởng thức món ăn độc đáo mà giá lại hết sức hợp lý. Ngoài ra, du khách còn có được những trải nghiệm tuyệt vời khác, như tham quan vườn trái cây, xem cách làm bánh hỏi, ngắm những chùm hoa lục bình trên sông đối diện lò bánh, có một giấc ngủ trưa ngon lành trên chiếc võng mắc cạnh bờ sông.
Bánh hỏi mặt võng cũng là một món ăn được chọn làm quà. Bánh hỏi tự làm, không có chất bảo quản nên nhiều người yên tâm mua để giới thiệu đến bạn bè và người thân. Chị Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, một du khách đến từ Sóc Trăng, cho biết: "Bánh hỏi sau khi mua về chỉ cần hâm lại là dùng rất ngon, được chủ quán hướng dẫn nên tôi đã thử mua về làm quà và lần trở lại này cũng không ngoại lệ".
Bánh hỏi mặt võng Út Dzách được ví von là món ăn "Đệ nhất" Tây Đô vì sự khác lạ, hương vị ngọt ngào, chân chất và khó quên, hệt như tính cách con người miền Tây vậy./.
"Lạc trôi" giữa tuyến phố toàn món ngon Chỉ với 100.000 đồng, bạn sẽ có một chuyến đi "no căng bụng" với toàn món ngon ngay tại trung tâm TP Cần Thơ. Đó là tuyến hẻm 51 nối dài đến bờ kè Hồ Búng Xáng, quận Ninh Kiều, nơi gần đây được giới trẻ lan truyền nhau danh xưng "thiên đường ăn vặt" trong hành trình khám phá vẻ đẹp đất...