Vị bánh nếp hương xưa
Mấy chục năm sống xa quê, được đi đó đi đây, thưởng thức nhiều món ngon nơi đất khách nhưng lòng tôi chẳng lúc nào nguôi ngoai, nhớ về món quà quê của một thời nghèo khó, món bánh nếp.
Bánh nếp được bọc lá chuối đem hấp – Ảnh: T.Ly
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi má mới làm bánh nếp cho cả nhà ăn. Hầu hết phụ nữ quê tôi đều biết làm bánh nếp. Rất giản dị, bánh được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, nhưng quan trọng lại là sự khéo léo của người chế biến từ khâu chọn nguyên liệu cho đến pha chế nước mắm.
Người xa quê, dù có đi đâu làm gì vẫn luôn nhớ về những món ăn quê nhà dẫu đó chỉ là món bánh giản dị do chị, do má làm. Thi thoảng, trên con phô quen thuôc, bắt gặp hơi hướm quê trên sàn bánh nơi góc phố, tôi lại nghe lòng xốn xang, nhớ tới vị bánh nếp hương xưa.
Để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng, láng mướt phải chọn loại gạo nếp có độ dẻo vừa phải và còn thơm hương nếp mới. Nếp sau khi xay tuyệt đối không bị biến màu, phải giữ nguyên màu trắng, không có mùi chua. Đồng thời đậu xanh để làm nhân bên trong phải chọn loại hạt nhỏ, thơm, đầy thịt, không bị lép.
Cũng giống như một số loại bánh khác, bánh nếp có hai lớp, lớp vỏ bằng bột nếp bao bên ngoài khối nhân làm từ đậu xanh. Trước tiên cho vào bột nếp một ít muối rồi từ từ thêm nước, đánh hỗn hợp trên thật nhuyễn và mịn sao cho không còn hạt bột nhỏ.
Tiếp theo là cho đậu xanh đã bóc vỏ lên bếp luộc chín mềm, dùng muỗng nghiền đậu dẻo mịn. Đun nóng dầu ăn và cho đậu xanh vào xào, nêm gia vị, muối, tiêu và cho thêm một ít đường. Đậu xanh sau khi để nguội nắn thành từng viên nhỏ.
Khay bánh nếp sau khi hấp chín – Ảnh: T.Ly
Mỗi lần má làm món bánh nếp, mấy chị em tôi cứ quẩn quanh bên góc bếp, giành nhau làm nhân, viên bánh.
Video đang HOT
Quy trình tạo hình bánh khá công phu, lấy một khối nhỏ bột nếp đặt vào lòng bàn tay, ấn mỏng bột ra rồi lấy viên nhân đậu xanh cho vào giữa vỏ bột. Khéo léo nối các góc và mép bột nếp lại, vo tròn đều cho phần nhân được gói kín và nằm đúng giữa bánh. Tiếp tục làm cho đến hết nhân và bột bánh đã chuẩn bị.
Cuối cùng xếp bánh lên tàu lá chuối rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Chừng mười lăm phút sau, từng chiếc bánh trắng đục màu gạo nếp, tròn đều tăm tắp được má nhẹ nhàng bưng ra. Mùi thơm của bột nếp quyện cùng mùi đậu xanh nồng nàn, nóng hổi như khơi gợi mọi giác quan của người thưởng thức.
Hấp dẫn với đĩa bánh nếp quê nhà – Ảnh: T.Ly
Cũng như bánh xèo, bánh bèo… nước mắm ăn bánh nếp phải hội tụ ba vị chua, cay, ngọt. Đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải là ớt xanh thì chén nước mắm mới có màu vàng sóng sánh, thơm nồng. Và bánh má làm dù ngon đến mấy mà không có nước chấm hợp khẩu vị do chị làm thì nhạt nhẽo vô cùng.
Món quà vặt quê mùa, hương vị đơn sơ, giản dị nhưng ấm áp tình thương của chị, của má biết chừng nào!
Theo Monngonsaigon
[Chế biến] - Bánh nếp lăn dừa
Bạn đã được nếm thử món bánh nếp lăn dừa ngon như thế này chưa?
Nguyên liệu:
- Bột nếp: 120gr
- Đường: 70gr
- Dừa tươi (hoặc cơm dừa khô): 50gr
- Đậu đỏ: 50gr
- Nước: 50ml
- Dầu ăn: thìa ăn cơm
Cách làm:
Bước 1: Đậu đỏ ngâm nước ấm khoảng 3 - 4 tiếng cho nở căng. Cho đậu vào nồi, đổ nước ninh cho đến khi đậu chín nhừ. Cho đậu vào cối giã nát (nếu muốn nhân đậu nhuyễn mịn hơn thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn).
Bước 2: Dừa tươi gọt bỏ phần vỏ nâu, đem bào sợi rồi băm thật nhỏ.
Bước 3: Nhào bột nếp với nước và 40gr đường cho đến khi nhuyễn mịn và không dính tay. Dùng tay vun các cạnh cho khối bột thành hình chữ nhật và ấn cho khối bột mỏng ra. Sau đó quết dầu ăn vào dụng cụ hấp để chống dính rồi cho khối bột vào hấp chín.
Bước 4: Đậu đỏ giã nát, đem trộn đều với 30gr đường và dầu ăn. Cho đậu lên bếp sên ở mức lửa nhỏ cho đến khi đậu trở lên khô ráo.
Bước 5: Rắc một ít dừa băm nhỏ ra mâm để chống dính, cho khối bột nếp đã hấp chín lên trên dừa. Xúc tiếp đậu đỏ phết đều lên 3/4 mặt bánh.
Bước 6: Dùng tay cuộn tròn bánh lại. Sau đó lại rắc tiếp dừa băm nhỏ ra mâm rồi lăn bánh qua dừa để dừa bám đều vào bánh.
Dùng dao cắt bánh thành những miếng bánh nhỏ. Sau đó cho bánh nếp lăn dừa ra đĩa rồi thưởng thức nhé.
Chúc các bạn ngon miệng với bánh nếp lăn dừa!
Theo Eva
Bún mắm cua Gia Lai Chị bạn tôi đang làm việc tại TP.HCM, mỗi khi được ai đó nhờ giới thiệu về mảnh đất Gia Lai chị đều kể với một trạng thái khá hào hứng, liệt kê từ văn hóa, con người đến các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt đến cuối câu chuyện lúc nào chị cũng kèm lời "ghi chú" cùng một nụ cười khá...