Vị bác sĩ “cha đẻ của vắc xin”, giúp xóa sổ bệnh dịch từng khiến 300-500 triệu người chết
Trong lúc thế giới gần như bất lực trước đại dịch do virus gây ra, cướp đi mạng sống của hàng trăm triệu người, vị bác sĩ tài ba, với tầm nhìn vượt trước thời đại, đã tìm ra phương thức phòng chống và được y học mệnh danh là “cha đẻ của vắc xin”.
Bệnh đậu mùa – do virus gây ra, là một trong những đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại. Dịch bệnh này đã khiến 300 – 500 triệu người tử vong trên khắp thế giới, theo BBC News.
Vào khoảng cuối thế kỷ 18, tại châu Âu mỗi năm có hơn 400.000 người tử vong vì đậu mùa. Bệnh dịch cũng khiến nhiều vị vua ở châu Âu tử vong, trong đó có Hoàng đế Habsburg Joseph I (Áo), Nữ hoàng Mary II của Anh, Czar Peter II của Nga và Vua Louis XV của Pháp.
Dịch đậu mùa được cho là đã giết chết 90% dân bản địa của châu Mỹ, khi những người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thực hiện những cuộc chinh phục của mình và mang theo cả dịch bệnh đến “tân thế giới” vào thế kỷ 17.
Bác sĩ Edward Jenner – “cha đẻ của vắc xin” ngày nay (ảnh: History)
Triệu chứng ban đầu của đậu mùa là nổi các mụn đỏ, sau đó, những mụn nước lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa và tử vong. Cứ 10 người mắc bệnh đậu mùa thì có 3 người tử vong, những người còn sống thì người dày đặc những vết sẹo. Đậu mùa đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân trên toàn thế giới trong hàng thế kỷ cho tới khi bác sĩ Edward Jenner tìm ra phương pháp phòng ngừa.
Edward Jenner (1749 – 1823), sinh tại hạt Gloucestershire, là một bác sĩ đa khoa người Anh. Ông là người đặt nền móng cho vắc xin hiện đại và khiến một đại dịch gây kinh hoàng cho nhân loại lần đầu tiên bị xóa sổ.
Theo History, từ khi còn nhỏ, Edward Jenner đã thể hiện là một đứa trẻ thông minh với khả năng quan sát nhạy bén. Ông đã bỏ công theo học nghề y với nhiều vị bác sĩ tài giỏi tại Anh từ năm 13 tuổi. Edward Jenner nhanh chóng trở nên nổi tiếng bởi tài năng của mình. Tuy nhiên, vì không muốn sa vào danh vọng, ông quyết định trở về quê nhà để hành nghề bác sĩ.
Bác sĩ Edward Jenner tìm ra phương pháp phòng chống dịch đậu mùa từ bệnh “đậu bò” (ảnh: History)
Vào thế kỷ 17 – 18, dịch đậu mùa hoành hành khắp châu Âu và khiến hàng triệu người chết mỗi năm. Quê hương của bác sĩ Edward Jenner cũng không ngoại lệ.
Thời bấy giờ, đậu mùa được xem là một căn bệnh nan y, nhân loại lúc đó chưa có khái niệm về virus. Bệnh đậu mùa lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc gần nên số người nhiễm và tử vong tăng lên nhanh chóng trước sự bất lực của các bác sĩ.
Video đang HOT
Edward Jenner đã nghiên cứu và tìm ra mối liên hệ giữa bệnh “đậu bò” (tức bệnh đậu mùa ở bò) và bệnh đậu mùa ở người.
Bác sĩ Edward Jenner dày công quan sát và phát hiện ra một hiện tượng rất kỳ lạ, đó là những người làm công việc vắt sữa bò thì có thể bị lây bệnh “đậu bò”, nhưng sau khi bình phục, họ lại không bị mắc bệnh đậu mùa.
Từ đó, bác sĩ Edward Jenner đã nảy ra một ý tưởng đột phá rằng, liệu có thể lây bệnh “đậu bò” cho người để rồi sau đó họ có thể không bị nhiễm đậu mùa nữa hay không. Theo Edward Jenner, bệnh “đậu bò” không gây những triệu chứng nghiêm trọng và khiến người mắc tử vong như đậu mùa.
Bác sĩ Edward Jenner sau đó đã tìm đến một phụ nữ làm nghề vắt sữa đang bị mắc bệnh “đậu bò”. Ông chích lấy dịch từ các vết mụn nước “đậu bò” trên cánh tay của người phụ nữ rồi tiêm vào một cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh tên là James Phipps – con trai của một người làm vườn cho Jenner.
Tiêm ngừa bệnh đậu mùa tại Pháp (ảnh: History)
James Phipps nhanh chóng hồi phục sau khi mắc bệnh “đậu bò”. Hơn 40 ngày sau, bác sĩ Edward Jenner tiếp tục tiêm cho cậu bé một lần nữa, nhưng đây là mầm bệnh đậu mùa ở người. Quả đúng với dự đoán của ông, cậu bé James Phipps đã miễn nhiễm với đậu mùa. Thí nghiệm này được tiến hành vào năm 1796.
Thí nghiệm của Edward Jenner được đánh giá là vô cùng liều lĩnh và cũng không phù hợp với tiêu chuẩn y đức thời đó, tuy nhiên, vị bác sĩ vẫn quyết tâm thực hiện dựa trên những kiến thức của mình về căn bệnh “đậu bò”.
Sau khi tiến hành thí nghiệm “đậu bò” đối với James Phipps, bác sĩ Edward Jenner đã hoàn thành phương pháp điều chế “phương thuốc” phòng chống đậu mùa của mình.
Edward Jenner cho rằng, những người đã bị bệnh “đậu bò” thì sẽ không thể nhiễm đậu mùa nữa do trong cơ thể họ đã hình thành yếu tố chống lại dịch bệnh. Đầu tiên, Edward Jenner sẽ lấy mầm bệnh từ những người mắc “đậu bò”, sau đó, ông làm cho những mầm bệnh này suy yếu và tiêm vào người khỏe mạnh để phòng đậu mùa.
Ông gọi “phương thuốc” đặc biệt của mình là “vaccination”, đây chính là nguồn gốc của vắc xin hiện đại ngày nay.
Năm 1798, Edward Jenner công bố thành quả nghiên cứu của mình ra toàn thế giới. “Vaccination” của ông nhanh chóng được công nhận rộng rãi và hàng triệu người được cứu sống khỏi căn bệnh quái ác. Các nước như Anh, Pháp, Mỹ đều áp dụng phương pháp của bác sĩ Edward Jenner để phòng bệnh cho binh sĩ và người dân. Nhiều nước châu Âu khác như Đức và Đan Mạch cũng bắt buộc tiêm “vaccination”, cho toàn dân.
Edward Jenner sau đó được Nữ hoàng Anh, Nga, Hoàng đế Pháp và Tổng thống Mỹ trao tặng những giải thưởng, danh hiệu danh giá và được mời vào làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp – viện hàn lâm nổi tiếng nhất thế giới lúc bấy giờ, tuy nhiên, ông vẫn quyết định trở về tiếp tục làm việc tại quê nhà.
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của bác sĩ Edward Jenner: “Danh vọng là gì nhỉ? Đó là một thứ trang sức mạ vàng rất dễ gây hại cho con người”.
Thành công của bác sĩ Edward Jenner đã đặt nền móng cho phát triển vắc xin sau này (ảnh: BBC)
Năm 1802, Edward Jenner được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về phòng chống đậu mùa.
“Các thế hệ sau này sẽ chỉ biết về sự ghê gớm của bệnh đậu mùa qua những trang giấy nhờ vào công lao của ngài”, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson viết thư cho bác sĩ Jenner.
Trong các thế kỷ sau, nguyên lý về “vaccination” của bác sĩ Edward Jenner được ứng dụng để điều chế hàng loạt các loại vắc xin phòng bệnh khác như bại liệt, sởi, viêm gan B… Ông được thế giới ca ngợi là “cha đẻ của vắc xin” và được đúc tượng ở nhiều nơi.
Nhờ có công lao của Edward Jenner, năm 1970, WHO tuyên bố dịch đậu mùa đã được loại trừ hoàn toàn khỏi thế giới.
Năm 1823, bác sĩ Edward Jenner qua đời vì tai biến mạch máu não. Thi hài của ông được chính phủ Anh chôn cất ở Tu viện Westminster – nơi an nghỉ của những con người lỗi lạc nhất nước Anh.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Trung Quốc chưa xuất hiện trường hợp "siêu lây nhiễm" trong bệnh viện
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy tại các cơ sở y tế của nước này xuất hiện "người siêu lây nhiễm".
Một báo cáo vừa công bố hôm nay (19/2) của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc khẳng định, chưa có bằng chứng cho thấy tại các cơ sở y tế của nước này xuất hiện "người siêu lây nhiễm".
"Báo cáo phân tích đặc trưng dịch tễ học của Covid-19" vừa được Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc công bố đã tiến hành nghiên cứu, phân tích trên gần 45.000 bệnh nhân và đưa ra những miêu tả đặc trưng dịch tễ học của căn bệnh này.
Bên cạnh những kết luận đã biết, báo cáo còn cho biết, cao điểm bùng phát bệnh của các ca nhiễm ngoài Hồ Bắc tập trung trong khoảng từ 24/1-27/1. Có đến 71,9% trong số này từng sinh sống hoặc đến Vũ Hán, hay tiếp xúc gần với các bệnh nhân ở Vũ Hán trong vòng 14 ngày trước khi phát bệnh.
Báo cáo cũng cho rằng, có thể ngày cao điểm bùng phát bệnh của các nhân viên y tế là 28/1. Đã có 3.019 y bác sĩ nhiễm và nghi nhiễm tại 422 cơ sở y tế khám chữa bệnh cho các ca bệnh Covid-19. Tỷ lệ các ca bệnh nặng trong nhân viên y tế đã giảm từ mức đỉnh 38,9% xuống còn 12,7% của đầu tháng 2. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng đa phần ở thể viêm phổi nhẹ hoặc thông thường, chiếm 85.4%.
Theo báo cáo, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy, có hiện tượng "người siêu lây nhiễm" xảy ra ở bất cứ cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người nhiễm Covid-19 nào. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc lây nhiễm sang nhân viên y tế ngay cả khi họ có hay không có các thiết bị bảo hộ vẫn cần được điều tra thêm.
Báo cáo đánh giá những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt trong dân và sự phối hợp liên ngành với những phản ứng tức thì của các cơ quan chức năng, đã giúp ngăn chặn hiệu quả việc lây lan dịch bệnh ra các địa phương của Trung Quốc cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng, hiện nay, tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán và Hồ Bắc vẫn tương đối nghiêm trọng, tỷ lệ các ca bệnh nặng và tử vong vẫn khá cao. Bên cạnh đó, cùng với việc tái sản xuất ở các địa phương, sự đi lại và tiếp xúc giữa người với người tăng lên, có thể làm tăng nguy cơ phát tán virus trong cộng đồng. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện tốt việc phát hiện và xử lý các ca nhiễm bệnh tại khu dân cư và nơi làm việc, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại./.
Theo Bích Thuận/VOV-Bắc Kinh
Dịch corona: Động thái mới bất ngờ của Triều Tiên Triều Tiên vẫn tuyên bố không có trường hợp nhiễm virus corona nào nhưng kêu gọi các tổ chức viện trợ quốc tế giúp đỡ để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Tờ Rodong Sinmun của của Đảng Lao động Triều Tiên dẫn lời một quan chức y tế công cộng khẳng định, Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm virus corona...