Vì “an ninh tình yêu”, chị vợ họp gấp hội “bún đậu mắm tôm” vẽ kịch bản tìm giúp việc
Cả đêm tôi trăn trở viết dự thảo tiêu chí chọn ô sin giúp việc gia đình. Đây là điều mà tất cả các bà vợ đều trăn trở chứ không chỉ riêng tôi.
cướp mất chồng là được. Đàn ông thường hám sắc, một bà vừa xấu vừa già thì lâu đài hạnh phúc sẽ vững như bàn thạch. Tôi triệu tập hội bún đậu chấm mắm tôm để lấy ý kiến đóng góp
Gương tày đình trong thiên hạ nhiều rồi, bao nhiêu ô sin phá tan nát gia đình chủ, thậm chí xảy ra án mạng vì ô sin. Bản dự thảo tiêu chí được tôi vẽ ra thế này: Ô sin phải già hơi tôi và chồng tôi, nghĩa là từ 45 tới 50 tuổi. Tiêu chí thứ hai là phải xấu hơn tôi nhiều. Đó là hai tiêu chí quan trọng nhất, còn các tiêu chí khác thì không quan trọng.
Sáng chủ nhật tôi triệu tập hội bún đậu chấm mắm tôm để lấy ý kiến đóng góp vào tiêu chí dự thảo này, hầu hết đều đồng ý. Được nghe lời góp ý của chị em trong hội, tôi thấy yên tâm. Kết luận quan trọng nhất được đa số biểu quyết là: Không để ô sin cướp mất chồng là được. Đàn ông thường hám sắc, một bà vừa xấu vừa già thì lâu đài hạnh phúc sẽ vững như bàn thạch.
Tôi mang đơn yêu cầu ra trung tâm môi giới tìm người giúp việc. Ông trưởng trung tâm liếc qua đơn, cười bảo: “Đúng đấy, chị em cứ phòng bệnh thế này là hơn. Ô sin với tiêu chí này thì nhiều vô kể, nhiều lắm lắm. Những người ở quê thất nghiệp, chạy ra phố làm ô sin ngày càng nhiều, có bà mới 40 tuổi mà già như 60.”
Ông trưởng văn phòng cho tôi xem liền mấy cái hồ sơ xin việc, có ảnh kèm theo. Tôi quyết định chọn một bà xấu nhất tuổi Đinh Mùi (sinh 1967), quê tận Hà Nam (đồng hương với Thị Nở), nhan sắc cũng gần bằng Thị Nở. Tôi duyệt liền không so đo tính đếm. Gì thì gì chứ, vấn đề an ninh tình yêu phải được đặt lên hàng đầu, mọi cái khác không quan trọng. Sau 20 phút chờ đợi tôi được gặp ô sin này, bà đang ở trọ cùng những người làm thuê ngay trong thành phố. Ngay cái nhìn đầu tiên tôi đã thích rồi, theo cảm nhận của tôi thì sẽ chẳng có thằng đàn ông nào quan tâm tới một nhan sắc thế này cả, điều đó khiến tôi thấy vui trong lòng.
Bà ta kể mới theo bạn lên thành phố tìm việc. Quê bà bị thu hồi hết đất nông nghiệp làm dự án rồi, mấy chục triệu đền bù đất tiêu vù vù, chả mấy mà hết, sửa được cái nhà xuống cấp, mua cho 3 đứa con mỗi đứa cái xe máy là hết tiền.
Cuộc đời bà vất vả từ lúc sinh ra, một thời mò cua bắt ốc, lấy chồng nông dân, đẻ một chập 3 con giai nên nghèo lắm. Cả 3 con đều chưa thành đạt nên cuộc sống con vất vả trăm bề.
Bà ta hầu như không biết làm việc gì trong gia đình thành phố, không biết sử dụng máy giặt, bếp từ, lò nướng, thậm chí lau nhà cũng chưa bao giờ làm, nấu ăn thì chỉ biết luộc rau luộc trứng, cắm nồi cơm. Những món mà bà thạo nấu thì gia đình tôi lại chẳng ăn bao giờ như thể cá mương kho tương, tép kho chuối xanh…
Video đang HOT
Không sao cả, tôi sẽ dạy bà ta làm những việc trong nhà và sử dụng trang thiết bị gia đình hiện đại. Nông dân chân đất nhưng họ rất thông minh, chỉ cần cầm tay chỉ việc một lần là nhớ liền ngay.
Một tuần cầm tay chỉ việc, ô sin này đã biết hết, tôi vui mừng biết bao. Chồng tôi cũng tỏ ra quý hóa bà ta một cách thật lòng. Tôi cảm thấy mãn nguyện vì đã chọn được một người giúp việc như ý. Mấy chị em trong hội bún đậu chấm mắm tôm ghen tị với tôi vì chỉ một lần mà đã tìm được ô sin như ý. Trong đám bạn tôi có đứa thay ô sin như thay áo mà chẳng tìm được người thật tình mới buồn bực.
Ô sin nhà tôi ngày càng thú vị, ngoài phẩm chất chịu thương chịu khó, chất phát thật thà ra, bà còn có phong cách xã giao đậm nét văn hóa nhà quê rất dễ chịu. Mỗi khi có khách tới chơi bà nhanh nhẹn pha nước mời, chào hỏi rất lễ phép và văn hóa. Những cử chỉ thân thiện chân thành của người nhà quê đã làm cho cuộc sống của gia đình tôi thêm hấp dẫn. Mặc dù đã 50 tuổi rồi nhưng bà vẫn cười nhẹ nhàng bẽn lẽn, những lời vâng dạ dễ thương như thể một thiếu nữ nhà quê thực thụ. Chồng tôi bắt đầu có cảm tình với bà giúp việc rồi. Anh suốt ngày khen bà ăn nói dịu dàng, khiêm nhường, phong cách đi đứng trong nhà cũng thể hiện có văn hóa cao. Mỗi khi đi làm về, nếu không nhìn thấy ô sin là anh ấy lại hỏi: Bác Thảo đi đâu rồi?
Ảnh minh họa
Tôi bắt đầu thấy có cái gì đó bất ổn trong nhà vì ô sin quá hoàn hảo. Chồng tôi thường khuyên tôi nên học tập phong cách sống của bà ô sin. Nói chung bất cứ hành vi nào của tôi cũng bị chồng so sánh với ô sin mới chán chứ. Tôi bản tính là người bộc trực, nóng tính, nói trước quên sau, ít khi để ý tới lời ăn tiếng nói. Trong con mắt của chồng thì tôi còn thiếm khuyết rất nhiều, nhất là chất giọng ngọt ngào và cử chỉ văn hóa nhà quê mà anh rất thích. Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố thì sao có được phong cách nhà quê như bà ô sin chứ.
Chồng tôi thích nói chuyện với bà ô sin hơn là với tôi. Những câu chuyện về người nhà quê, và phong tục tập quán ở làng được bà ô sin kể với giọng mộc mạc nghe rất hấp dẫn dù cốt chuyện chả có gì hay. Chồng tôi mê nói chuyện với bà giúp việc lắm, đi làm về là bắt chuyện với ô sin như thể bạn tri kỷ với nhau. Không hiểu sao bà lại biết nhiều câu tục ngữ ca dao đến thế, trong bất cứ hoạt cảnh nào của câu chuyện, kể cả chuyện tầm phào bà ta cũng chèn được một câu thành ngữ vào cho thêm phần hấp dẫn.
Tôi trở thành một người đàn bà nhạt nhẽo trong nhà rồi. Tôi tự nhận ra điều đó. Kể từ khi có người giúp việc thì tôi lại cắm mặt vào điện thoại, lên mạng đọc những câu chuyện tầm phào, thậm chí nhiều chuyện thiếu văn hóa. Tôi tự biến mình thành một người vợ nhạt nhẽo khi đối diện với bà giúp việc hoàn hảo này. Tôi thấy ân hận vì đã tuyển dụng được bà ta làm ô sin. Chuyện này có khi còn nguy hiểm hơn chuyện ô sin ngoại tình với ông chủ ấy chứ.
Đêm đêm nằm vắt tay lên trán tôi suy nghĩ mông lung. Tìm ô sin bây giờ khó lắm, đã có không ít người tới mua chuộc ô sin nhà tôi rồi, họ dụ sẽ trả cao gấp đôi nhà tôi cơ đấy.
Chồng tôi khuyên tôi nên học cách ăn nói, cách trình bầy vụ việc, nhất là tình cảm chân thành quý hóa của bà ô sin. Có lẽ chỉ còn cách ấy để xóa mờ khoảng cách văn hóa đời thường giữa tôi và bà giúp việc trong nhà.
Tôi kể chuyện này với đám bạn mà chẳng đứa nào tin. Chúng bảo với tôi nửa đùa nửa thật: Mày gen ngầm với ô sin thì có…
Không phải thế đâu nhé. Tôi đặt quyết tâm học theo phong cách ô sin để lấy lại điểm trong mắt chồng.
Theo PNO
Dù có nhà, có tiền, tôi vẫn bị chị vợ khinh thường vì đang ở rể
Tôi ở đây cũng vì cái nghĩa tình, đạo hiếu với ba mẹ vợ chứ tôi cũng vẫn có thể đủ sức mua 1 mảnh đất hay một ngôi nhà nhỏ nữa ở Đà Nẵng.
Chào mọi người, tôi là đàn ông, thế nhưng hôm nay tôi vẫn muốn viết vài lời tâm sự , mong mọi người bớt chút thời gian chia sẻ và cho tôi vài lời khuyên.
Tôi vừa mới lập gia đình được gần 6 tháng và hiện đang ở rể nhà vợ. Tôi xin giới thiệu đôi điều về bản thân để mọi người chớ có vội ném đá tôi bất tài vô dụng.
Tôi vốn có một ngôi nhà ở TP.HCM và trụ sở công ty cũng ở trong đó. Thế nhưng, sau khi tôi được điều ra công tác ở Đà Nẵng 2 năm thì tôi quen vợ tôi bây giờ và quyết định làm đám cưới với cô ấy.
Vì công việc còn dang dở và yêu vợ nên tôi quyết định ra Đà Nẵng ở rể. Với ba mẹ vợ hay bố mẹ ruột, tôi đều quý trọng như nhau. Thêm nữa, tính ba mẹ vợ tôi cũng rất thoải mái.
Hiện tại, gia đình nhà vợ có ba mẹ vợ và hai vợ chồng tôi ở thôi. Chị gái vợ đã ra ở riêng với chồng con. Vì thế, tôi tự biết nhiệm vụ và trách nhiệm của một người con rể.
Vợ chồng tôi đã thống nhất mỗi tháng sẽ gửi tiền ăn cho ông bà. Vợ tôi nói, hiện tại ông bà đang nghỉ hưu, lương hưu cũng ít nên chúng tôi lo tất các khoản điện nước và những chi phí phụ trong nhà như ga, mắm muối, xà phòng...
Chuyện cũng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như gia đình nhà chị gái vợ tôi (gồm hai vợ chồng và hai con nhỏ) một tháng 30 ngày thì có đến 20 ngày về ăn, ở, tắm rửa sinh hoạt mà không đóng một khoản phí nào.
Bản thân tôi nghĩ, mình có thu nhập khá nhưng không có nghĩa là sẽ bao trọn cho gia đình nhà chị gái vợ. Vì chúng tôi còn kế hoạch sinh con, nuôi con sau này nữa. Tôi cũng vốn dĩ sống tiết kiệm và kế hoạch chi tiêu rất rõ ràng.
Tôi cũng có nói chuyện với vợ để cô ấy góp ý với vợ chồng anh chị nhưng đáp lại là điều tôi không thể nào tưởng tượng được. Chị gái vợ tôi truyền đạt lại rằng: "Vợ chồng cô chú ở nhà ba mẹ đã không mất đồng nào thuê nhà còn đòi gì nữa?".
Tôi thực sự thất vọng và không còn lời nào nữa. Vốn dĩ tôi ở nhà vợ cũng chỉ tạm thời vài năm. Hết đợt công tác sẽ đưa vợ vào Sài Gòn sống cùng. Tôi ở đây cũng vì cái nghĩa tình, đạo hiếu với ba mẹ vợ chứ tôi cũng vẫn có thể đủ sức mua 1 mảnh đất hay một ngôi nhà nhỏ nữa ở Đà Nẵng.
Vậy mà tôi nhận lại được gì? Chị vợ nói vậy chẳng khác nào tát vào mặt em rể và ngầm cảnh báo đã "ở rể thì không có quyền lên tiếng".
Không chỉ vậy, đứa cháu đầu của vợ chồng chị gái năm nay mới 8 tuổi nhưng cũng rất vô lễ. Gặp chú mà cháu chẳng hề chào. Từ hôm nghỉ hè đến giờ, ngày nào cháu cũng ở bên nhà ngoại quậy tưng bừng. Thậm chí tôi đi làm, cháu còn vào phá tan tành tủ đựng tài liệu của tôi, tủ quần áo, giày dép cháu nó cũng mang ra thử rồi vứt khắp phòng.
Tôi biết trẻ nhỏ hiếu động chưa có ý thức nhưng ít nhất ba mẹ cháu phải dạy dỗ hay thấy con làm bừa bộn phòng thì phải dọn dẹp lại cho con chứ. Thực sự là không gian riêng của vợ chồng tôi đang bị xâm phạm. Nhưng tôi không dám nhắc nhở cháu vì sợ chị vợ lại nghĩ nọ nghĩ kia.
Trước đây, tôi nghe người ta bảo, "nhục như kiếp ở rể" hay kiếp "chó chui gầm chạn", tôi còn không tin. Nhưng giờ tôi đã lờ mờ hiểu ra, có lẽ là đúng như thế.
Thời điểm này, tôi rất muốn bảo vợ tôi ra riêng để giữ thể diện bản thân. Nhưng ba mẹ vợ tôi lại rất hồn hậu và tốt bụng. Chưa bao giờ ông bà phàn nàn về tôi và luôn yêu thương con rể như con trai. Chỉ cần nói ra ở riêng, ba mẹ vợ tôi chắc chắn sẽ buồn lắm. Nhưng ở chung mà nhà chị vợ cứ thế này, tôi chắc sớm muộn "chiến tranh" sẽ xảy ra? Tôi phải làm sao ?
Theo Người đưa tin
Tôi có tình cảm với chị vợ Có lúc ngôi chơi vơi moi ngươi, chi cung dưa đâu lên vai tôi, tôi cung vong tay qua ôm eo chi nhưng chi nhanh chong thôi. ảnh minh họa Tôi ơ xa nha xa vơ, chuyên tinh cam vơ chông tôi xin phep không noi. Tôi sông chung vơi chi vơ va làm viêc cung chi ấy, do lâu ngay nên tôi...