Vì ai Đông Nam Á mua sắm hơn 40 tỷ USD vũ khí năm 2016?
Những biến động trong tình hình địa-chính trị khu vực, đặc biệt là căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ đã khiến các quốc gia Đông Nam Á phải nỗ lực tăng cường quân bị.
Một thông tin quốc phòng đáng lưu ý là trong năm 2016, ngân sách chi cho vũ khí của các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ gia tăng đột biến do biến động trong tình hình địa-chính trị khu vực, đặc biệt là căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ.
Trong thập niên qua, các nước châu Á-Thái Bình Dương không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự, trong đó đặc biệt chú trọng đến chi phí mua sắm trang, thiết bị quân sự.
Ở khu vực này có nhiều nước nằm trong top các nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới như Trung Quốc với khoảng hơn 150 tỷ USD mỗi năm, ngoài ra có nhiều nước chi tiêu quốc phòng ở mức 2 con số như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Saudi Arabia, UAE..
Chiến đấu cơ Su-30 và Su-27 của Indonesia
Đặc biệt là khu vực Đông Nam Á với chủ yếu là những nước nghèo cũng buộc phải “thắt lưng buộc bụng” các lĩnh vực khác để tăng cường quân bị, đối phó với những vấn đề an ninh mới phức tạp và tranh chấp chủ quyền đang không ngừng leo thang căng thẳng.
Video đang HOT
Bộ phận báo chí của Triển lãm vũ khí “Quốc phòng và An ninh 2015″, khai mạc hôm 2-11 tại Bangkok (Thái Lan) cho biết, theo dự kiến của các chuyên gia, chi tiêu cho vũ khí và thiết bị quân sự tại khu vực Đông Nam Á năm 2016 sẽ vượt quá con số 40 tỷ USD.
Thông báo viện dẫn đánh giá của Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI), cho biết, chi phí cho nhu cầu quốc phòng ở châu Á đang phát triển nhanh chóng, mà Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ.
Theo báo cáo, chi phí mua sắm mới và nâng cấp vũ khí của 11 nước Đông Nam Á (ngoại trừ Myanmar và Brunei), đã tăng từ 14,4 tỷ USD trong năm 2004 lên 35,5 tỷ USD năm 2015. Dự kiến, đến năm 2016 con số này sẽ vượt quá 40 tỷ USD.
Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông để yêu sách chủ quyền phi lý
Thời gian qua, những vấn đề phức tạp về an ninh trong khu vực, đặc biệt là những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông với Trung Quốc đã khiến các nước Đông Nam Á phải nỗ lực tăng cường quân bị trước những yêu sách chủ quyền vô lý và sức ép cực lớn trên biển của hải quân Trung Quốc.
Đặc biệt là một số quốc gia như Singapore, Malaysia, Indonesia đang phải nỗ lực hiện đại hóa lực lượng tàu nổi, tàu ngầm, máy bay đánh biển để ngăn chặn những cuộc hành quân xa hàng ngàn km của không/hải quân Trung Quốc, áp sát các khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền phi lý ở cực nam của Biển Đông.
Thậm chí một nước nghèo và ngân sách quốc phòng ít ỏi như Philippines cũng phải “gồng mình” mua sắm chiến đấu cơ, máy bay trực thăng, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tên lửa chống hạm… để nâng cao sức mạnh, bảo vệ chủ quyền trước những yêu sách ngày càng ngang ngược và phi lý của Trung Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
Đưa tàu chiến "thách thức" TQ ở Biển Đông, Mỹ muốn gì?
Mỹ không thể trì hoãn việc đưa tàu chiến vào Biển Đông vì niềm tin của các đồng minh thân cận trong khu vực như Nhật Bản và Philippines đang bị xói mòn.
Tàu khu trục USS Lassen được điều tới Biển Đông từ thứ Hai (26.10)
Hôm 26.10, Mỹ công bố đưa tàu khu trục USS Lassen trang bị tên lửa đến tuần tra tại biển Đông gần khu vực đá Xu Bi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), một trong bảy địa điểm Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và xây dựng cơ sở trái phép từ năm ngoái. Trải qua 15 tháng, Trung Quốc đã biến các rạn san hô ngầm thành đảo nhân tạo trái phép.
Hình ảnh từ vệ tinh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép
Trung Quốc tuyên bố phi lý về chủ quyền trên khoảng 80% diện tích Biển Đông, cũng như đơn phương tuyên bố vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo trái phép. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng đây là khu vực mọi quốc gia được thụ hưởng tự do hàng hải. Theo Liên Hợp Quốc, các quốc gia xây dựng trái phép các đảo nhân tạo không được quyền tuyên bố chủ quyền với các khu vực lãnh thổ xung quanh.
Trước khi điều tàu chiến vào khu vực này, Mỹ tuyên bố sứ mệnh của mình nhằm bảo vệ tự do hàng hải. Điều đó đồng nghĩa rằng Washington không chấp thuận các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu các quan chức Mỹ đưa ra kế hoạch hoạt động khi điều tàu chiến vào Biển Đông.
Sở dĩ Mỹ không thể trì hoãn thêm nữa hành động này vì niềm tin giữa Mỹ và các đồng minh thân cận trong khu vực như Nhật Bản và Philippines đang bị xói mòn. Các quốc gia châu Á này cần một động thái rõ ràng từ phía Mỹ phản đối Trung Quốc.
Ông Carter sẽ có mặt tại một hội nghị thượng đỉnh quốc phòng khu vực quan trọng tại Malaysia tháng 11 này và cần phải tái khẳng định với các đồng minh châu Á rằng Mỹ thực sự nghiêm túc với vấn đề đối phó Trung Quốc.
Theo giới quan sát, hành động này của Mỹ sẽ không thực sự mang lại nhiều tác động. Nếu không có gì khác, động thái của Mỹ vẫn quá nhỏ để Trung Quốc thay đổi tham vọng của họ trên Biển Đông.
Theo Danviet
Đức kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông ở tòa Thủ tướng Đức gợi ý Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tại tòa án quốc tế và cho rằng việc duy trì các tuyến thương mại mở là điều quan trọng. Thủ tướng Đức hôm nay bắt tay với người đồng cấp Trung Quốc trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters Trong bài phát biểu tại...