Vì 6 lý do to đùng này mà vợ chồng tôi lục đục đến mức ly thân
Đầu xuân năm mới, tôi xin chúc các bạn 1 năm mới an khang hạnh phúc.
ảnh minh họa
Mong mọi người có đọc được bài viết của tôi thì cho tôi xin vài lời khuyên hữu ích trong vài tình huống này ạ. Là lỗi sai do một mình tôi hay là do cả bố mẹ chồng và chồng tôi nữa? Để tôi biết tôi còn xin lỗi họ và sửa đổi ạ. Tôi xin phép được đánh số thứ tự mỗi tình huống.
Vợ chồng tôi quen nhau 6 năm làm bạn thân, rồi quyết định tiến tới hôn nhân sau khi yêu nhau được 8 tháng. Sau khi về làm dâu, mẹ chồng cũng khá là chiều chuộng tôi và mẹ con tôi có thỏa thuận với nhau rằng: “Tôi là dâu mới người mới nên sẽ không thể không có sai sót. Nếu tôi sai đâu mẹ chồng sẽ bảo ban cho sửa đấy”.
Bố mẹ chồng tôi ở quê còn vợ chồng tôi trước lúc tôi sinh con thì thuê nhà ở, sau sinh thì cả nhà về ngoại sống để ông bà còn tiện thể chăm sóc để mắt đến 2 mẹ con tôi. Lúc về làm dâu ông bà có yêu cầu chồng tôi bảo với tôi rằng ngày nào cũng phải điện thoại về cho ông bà để bày tỏ sự quan tâm, hiếu thuận. Mọi việc đi quá xa sau khi tôi sinh con.
1. Sau khi sinh thì mẹ chồng gọi điện thoại bảo với bố chồng rằng “Trộm vía, thằng bé giống ông cực nhưng mà giống ông thì chả được cái tích sự gì ngoài ốm đau, bệnh tật, suốt ngày chỉ thuốc men với đi viện thôi”.
Đúng như lời bà nói, con tôi sau sinh 2 tiếng là bị cách ly mẹ hoàn toàn để theo dõi vì người bé nổi ban, sốt và vàng da bệnh lý. Và đến tận bây giờ khi con tôi đã được gần 1 tuổi, cháu ốm đau triền miên, tiền thuốc còn nhiều hơn tiền sữa. Theo mọi người thì đó có phải là lời nói thiếu tế nhị không ạ? Tôi bị suy nghĩ vì lời nói đó rồi bị mất sữa vì nghĩ ngợi và nghĩ rằng bà nội trù ẻo con mình.
2. Khi nằm ở phòng hậu sinh chờ bé vì bé bị cách li mẹ 7 ngày. Trong phòng có đứa bé bị down nhưng mẹ nó vẫn muốn sinh dù đã biết kết quả vì lý do sản phụ đó lớn tuổi rồi. Mẹ chồng ra giường họ chơi và khen rằng “Ôi em bé này trông giống anh cu nhà mình thế”. Tôi nghe thấy cực kì khó chịu vì bà ví đứa bé bị down đó với con tôi. Cảm giác đó thật sự rất khó chịu.
3. Tôi ở cữ bên ngoại mà không biết có phải do bà vía dữ không hay là bé khóc sinh lý 3 tháng. Cứ hôm nào bà gọi điện là y rằng thằng bé khóc giãy nảy lên đến 7 giờ sáng hôm sau không nghỉ. Còn hôm nào bà không gọi điện thì em bé rất ngoan không quấy đêm. Mà mỗi lần bà gọi là lại bảo “Cu đâu? Có ngoan không? Nó ngủ à? Dựng nó dậy cho nó khóc đi, khóc thật to vào cho nở phổi. Trẻ con không cần ăn chỉ cần khóc thôi là tự lớn”.
Video đang HOT
Phải nói thật là tôi rất áp lực vì điều này đến nỗi tôi sợ nghe điện thoại. (Ảnh minh họa)
Phải nói thật là tôi rất áp lực vì điều này đến nỗi tôi sợ nghe điện thoại, sợ phải nghe thấy 3 từ bố mẹ chồng. Vì lẽ đó mà tôi cũng hạn chế gọi về cho bố mẹ chồng để hỏi thăm sức khỏe.
Trước sinh thì ngày nào cũng gọi còn sau sinh tuần tôi gọi 2,3 lần thôi. Nhưng hôm nào tôi quên chưa gọi vì lu bu với con quá là bố mẹ chồng lại gọi điện về cho chồng tôi thông báo rằng hôm nay tôi chưa gọi điện. Rồi chồng tôi lại điện về nhắc nhở. Nói thật rằng tôi thấy thật áp lực về tinh thần ghê gớm.
4. Khi em bé được 2 tháng thì hai mẹ con về quê nội. Mẹ chồng tôi thỉnh thoảng lại cho tôi ăn bữa cơm chỉ một món rau luộc. Tôi có bảo chồng thì chồng nói ăn thế thôi, còn đòi hỏi gì mà lắm thế.
5. Rồi một ngày đẹp trời, lúc 12 giờ đêm, tôi thấy có mấy cuộc gọi nhỡ của bố chồng nên gọi lại, vừa nghe máy đã bị bố chồng mắng cho một trận vì tội “không biết chồng đi đâu làm gì, để mẹ chồng khóc cả đêm vì thương chồng tôi vất vả”.
Tôi ngồi nghe, cứ tưởng bố chồng mắng xong là xong, không ngờ ông gọi về cho cả mẹ đẻ tôi để nói khiến mẹ đẻ tôi cũng gọi điện mắng mỏ tôi.
Sau sự việc này, bố chồng tôi chỉ nói mỗi câu “Do bố say” để biện hộ hành động gọi điện cho thông gia “tố cáo” con dâu.
6. Chồng tôi không hề thích chơi, gần gũi con. Anh nói anh chỉ có trách nhiệm kiếm tiền, còn chăm con là trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Giận quá nên tôi có mắng chồng là không ra gì rồi đuổi anh ra khỏi nhà. Không ngờ chồng tôi đi luôn. Trong lúc tức giận, tôi gọi điện về cho mẹ chồng để xin li hôn. Chồng tôi cũng đến nhà bố mẹ vợ để bảo rằng anh không ở được với tôi nên đồng ý li hôn và bảo tôi viết đơn .
Khi đi, chồng khóa mọi tài chính với tôi rồi đi biệt tích nửa tháng trời không điện về hỏi con lấy 1 lần. Trong lúc con tôi đi cấp cứu thì chồng tôi đang khoe ảnh thân mật với cô gái khác trên facebook.
Rồi bố mẹ tôi gọi 2 vợ chồng tôi về gặp nhau hòa giải, phân tích đúng sai còn bố mẹ chồng thì không một câu hỏi han động viên. Tận chiều 29 Tết mẹ chồng tôi điện cho tôi bảo rằng bà tôn trọng quyết định của 2 đứa, không ở được thì li hôn.
Các anh chị có đọc được thì phân tích giùm tôi xem tôi có phải là đã sai quá không ạ? Hiện tại vợ chồng tôi đã ly thân cả tháng nay rồi.
Theo Khoeplus24h
Con dâu chẳng muốn... làm dâu
Ngày xưa, các cô gái lấy chồng rất sợ phải đi làm dâu, sợ bị mẹ chồng xét nét. Nhưng hiện nay, khi vai trò của người phụ nữ trong gia đình dần nâng cao, chuyện làm dâu lại đang có xu thế đảo ngược.
ảnh minh họa
Một nhà hai mâm
Hải và Thảo yêu nhau mấy năm đại học, bố mẹ Hải đã già nên các cụ giục cưới. Lúc đầu Thảo vùng vằng, bảo chưa có nhà riêng sẽ không chịu cưới. Nhưng tuổi cũng đã "cứng", thế là quyết định cưới xong, hai đứa ở chung với bố mẹ.
Từ khi về làm dâu, chẳng mấy khi Thảo nói được với bố mẹ chồng một câu tử tế. Ngày xưa các cô gái đi làm dâu rất sợ mẹ chồng soi xét nhưng Thảo thì ngược lại. Lúc nào cô cũng dè chừng, xét nét hành vi lời nói của bố mẹ chồng. Bố mẹ ở nhà buồn, tối các con đi làm về thường hay kể chuyện. Thế là Thảo suy diễn là hai ông bà lắm lời, cô bắt chồng ăn tối xong phải lên phòng ngay, không hóng hớt linh tinh.
Tính Thảo vốn "khảnh" ăn, đi làm về mẹ chồng làm cơm sẵn, thế mà món gì cũng không ưng ý cô con dâu. Cô chỉ ăn một bát nhỏ lấy lệ, tối đói bụng lại đòi Hải chở đi ăn đêm. Có hôm lạnh buốt, Thảo lên "cơn" thích ăn ngô nướng, bắt Hải đi mua cho bằng được. Biết chuyện, mẹ chồng xót con nên cho hai đứa ăn riêng. Thảo thích ăn món gì thì tự làm lấy cho hợp khẩu vị.
Thế là hai vợ chồng sống với bố mẹ theo kiểu "một bếp hai mâm". Hàng ngày Thảo đi làm về muộn phải chấp nhận ăn sau. Mẹ chồng làm bếp chậm chạp, có hôm Thảo phải chờ hàng tiếng đồng hồ. Cô chọn giải pháp ăn cơm tiệm nhưng Hải không chịu. Giận chồng vì "thay lòng đổi dạ, không ủng hộ mình" như đã hứa trước khi cưới, Thảo càng "đành hanh" với mẹ chồng. Hằng ngày cô chiếm bếp thật lâu, không nhường bố mẹ ăn trước nữa.. Mua thức ăn gì ngon, không ăn hết cô bỏ đi chứ không hề mang biếu bố mẹ. Hải mang biếu thức ăn, bố mẹ đều trả lại. Thảo rất hả hê vì mỗi lần dọn cơm, mâm cơm bố mẹ thì đạm bạc, mâm cơm hai vợ chồng thì tú ụ thức ăn.
Ngày nào giữa Thảo và bố mẹ chồng cũng xảy ra xung đột. Càng ngày, Hải càng cục cằn, tình yêu dành cho Thảo chẳng còn mặn nồng mà cứ nhạt dần theo năm tháng. Thảo mang thai, bố mẹ chồng cũng dửng dưng như không. Mà mẹ có hỏi đến thì Thảo cũng chả cần, còn nói là "đạo đức giả". Hải cũng không đến thăm nom gì bố mẹ vợ. Mỗi lần Thảo dỗi chồng, bỏ về nhà ngoại, Hải cũng chả buồn đến đón về. Bố mẹ Thảo khuyên răn nhưng ở nhà Thảo đã được chiều quen rồi, cứ thích gì làm nấy.
Cuộc sống cứ thế trôi đi. Đôi lúc Thảo cũng hối hận về những hành vi của mình, định làm lành với bố mẹ chồng. Nhưng tình cảm như một hố bom, càng ngày càng rộng ra, khó xóa đi những ác cảm của mẹ chồng với Thảo. Đã quá muộn để Thảo tạo một mối quan hệ gắn bó với gia đình nhà chồng.
Ra ở riêng để không phải "làm con ai"
Không như Thảo và Hải, trường hợp của Ngọc và Tùng lại còn quyết liệt hơn. Ngay từ hồi mới quen nhau, Ngọc đã nói với Tùng là sau này nhất quyết không đi làm dâu.
Trước ngày cưới, Ngọc ra điều kiện "không ở chung với bố mẹ chồng" vì cô không biết cách làm dâu, chẳng biết chăm sóc bố mẹ chồng thế nào. Chẳng thà ra ở riêng sẽ ít tiếp xúc với bố mẹ chồng, do đó không biết con dâu khéo hay vụng, không có cơ hội để cãi nhau. Hàng tuần hai vợ chồng về thăm bố mẹ, thế cũng là một kiểu phụng dưỡng. Tùng là con một nên không dễ gì thuyết phục bố mẹ ra ở riêng được. Biết tính Ngọc sẽ không xuống nước, Tùng phải hứa là sẽ ở riêng sau lễ thành hôn.
Sau lễ cưới, bố mẹ Tùng mừng vui vì nhà có thêm con, nhà đỡ hiu quạnh. Hai ông bà tuổi cao sức yếu, mong có con dâu sớm tối cơm nước, phụng dưỡng. Nhưng niềm vui ấy chưa được bao lâu thì ngay sau tuần trăng mật, hai vợ chồng xin phép ra ở riêng. Cả Tùng và Ngọc nhất quyết muốn ở riêng để được độc lập, không phải phụ thuộc bố mẹ. Mọi lời can ngăn của hai ông bà đều không thể thuyết phục được đôi vợ chồng trẻ. Tùng vốn là người nhu nhược, lại quá yêu Ngọc nên chiều theo ý vợ. Cuối cùng, Ngọc vẫn kéo được Tùng ra khỏi nhà bố mẹ chồng, đến ở căn hộ chung cư hai đứa đã mua từ trước.
Hồi đầu ra ở riêng, Chủ nhật hai vợ chồng đều đến thăm bố mẹ. Được một tháng, phần vì bận bịu với công việc, ngày nghỉ phải đi mua sắm, dọn dẹp nhà cửa nên hai vợ chồng chẳng mấy khi về thăm bố mẹ. Thêm nữa, Ngọc đã có ác cảm với bố mẹ chồng từ trước, hễ Tùng nhắc đến chuyện về nhà nội là Ngọc lại kiếm cớ từ chối. Khi thì cô bảo bận công việc, khi thì đến nhà bạn... Lâu lâu, hai vợ chồng mới về thăm hỏi bố mẹ qua loa rồi đi ngay.
Tình cảm của bố mẹ chồng dành cho nàng dâu ngày càng nhạt dần và có chuyển biến theo chiều hướng xấu. Gặp ai, các cụ cũng than phiền. Thỉnh thoảng, sau giờ làm, Tùng về thăm bố mẹ, lúc nào mẹ cũng sụt sùi. Thương bố mẹ, Tùng bảo vợ nên về ở với các cụ. Được thể, Ngọc đổ tội cho bố mẹ chồng "xúi bẩy con trai về hắt hủi vợ". Thế là hàng tháng, Ngọc cầm hết lương của Tùng. Mỗi khi Tùng về nhà lấy tiền đem biếu bố mẹ Ngọc đều kiếm cớ làm mình làm mẩy, gây sự với chồng.
Quá mệt mỏi với vợ, Tùng về ở với bố mẹ. Ngọc cũng làm căng, bỏ đến nhà bạn sống. Bố mẹ lo cho hạnh phúc của hai đứa nên đứng ra giảng hoà. Ngọc báo tin đã mang thai, mẹ chồng đến chăm sóc chu đáo, động viên hai đứa làm lành với nhau. Nhưng Ngọc vẫn cứ làm căng, không chịu lép vế, nói với chồng là "tôi làm vợ anh chứ không chịu làm con ai cả". Đến nước này thì Tùng chỉ còn chờ cô sinh nở xong sẽ tính chuyện ly hôn.
Theo chuyên gia tâm lí Đinh Đoàn, các gia đình Việt thường có truyền thống tam, tứ đại đồng đường. Con cái sau khi lấy vợ thường ở chung nhà với cha mẹ, đặc biệt là con trai một để phụng dưỡng cha mẹ và cũng để nhà cửa bớt hiu quạnh. Vì vậy, các cô dâu mới đừng nên đẩy chồng vào tình thế buộc phải chọn lựa giữa cha mẹ và vợ. Đôi khi có thể vì tình yêu mà các ông chồng chọn đi theo vợ nhưng chắc chắn anh ấy sẽ không thể toàn tâm toàn ý tận hưởng hạnh phúc khi mà trong lòng canh cánh nỗi lo cho cha mẹ già cô đơn, hiu quạnh.
Theo Xaluan
Thương mẹ chồng như mẹ đẻ, chị em bên chồng nói tôi giả tạo Vừa bước xuống taxi, tôi cùng chị bạn làm cùng chưa kịp bước chân vào nhà tôi đã nghe tiếng chị chồng nói xối xả: "Mẹ thì biết gì, con dâu mẹ chỉ trông ngó vào cái nhà và gia tài của bố mẹ thôi. Con còn lạ gì, trăm đứa gái quê có đứa nào lại không ham nhà giàu, ham của"....