VFF “treo” án phạt bầu Đức bỏ giải U19: Để lâu có… hóa bùn?
Vụ U19 HAGL bỏ giải U19 Quốc gia đã tạm lắng sau khi VFF thông báo cho phép các CLB ở V-Leauge được bỏ 1 trong 5 giải U trong hệ thống giải VĐQG. Nhưng điều này không đồng nghĩa HAGL đã thoát án phạt.
VFF liệu có dám mạnh tay xử phạt “người nhà” để làm gương và tránh hệ lụy “bỏ giải hàng loạt” có thể xảy ra ở các giải trẻ quốc gia?
Quy chế sửa đổi bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu áp dụng từ mùa 2015 quy định: Các CLB ở V-League phải duy trì đào tạo 5 đội trẻ gồm U21, U19, U17, U15, U13 và phải có 4/5 đội tham dự các giải thuộc hệ thống VĐQG hàng năm do VFF tổ chức, thiếu một đội U dự giải sẽ bị phạt 200 triệu đồng.
Như vậy với quy định mới, HAGL có thể không bị phạt nếu vẫn dự đủ 4 giải trẻ còn lại (ngoài giải U19 quốc gia). Nhưng trả lới báo chí mới đây, Giám đốc điều hành CLB HAGL, ông Huỳnh Mau cho biết: “HAGL cũng không muốn cho các cầu thủ U13, U15, U17 đi dự các giải trong nước bởi không ham thành tích và chỉ muốn tập đào tạo trẻ theo đúng lộ trình”.
Với phát biểu trên, có thể hiểu HAGL chấp nhận chiu phạt nhưng vấn đề là liệu VFF có “dám” phạt đội bóng do ông Phó chủ tịch VFF làm chủ hay không?
Video đang HOT
Trước thềm mùa giải 2015, VFF khẳng định quyết tâm làm mạnh công tác đào tạo trẻ, điển hình là việc áp dụng chế tài xử phạt với các CLB không đáp ứng đủ số đội trẻ dự các giải quốc gia. Ấy vậy mà ngay trong năm đầu tuyên bố làm mạnh, chính đội bóng của ông Phó chủ tịch VFF – Đoàn Nguyên Đức, lại “tiên phong” bỏ giải. Và sau đội tiên phong đó, có tới 3 đội khác cũng đã bỏ giải U19.
Câu hỏi đặt ra, khi một tổ chức đặt ra kỷ cương nhưng lại bị chính “người trong nhà” phá vỡ và gây hệ lụy xấu thì phải xử lý thế nào? Phạt nghiêm để làm gương cho các đội còn lại hay du di, hoặc để lâu hóa bùn như cách mà VFF đã làm với một số sự vụ trong quá khứ?
Trong khi nhiều ý kiến cho rằng cần phải xử nghiêm và xử ngay thì Phó Tổng thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi lại cho biết phải đến hết năm 2015 mới “tính sổ” các CLB bỏ giải trẻ, nghĩa là xem đội nào dự đủ, đội nào không dự đủ 4/5 giải.
Điều này rất dễ dấn đến tình trạng các CLB khác thay vì tự giác dự giải sẽ nhìn HAGL mà “học theo” (trong năm 2014 còn 4 giải trẻ U13, U15, U17, U21). Cụ thể nếu đội bóng “bầu” Đức bỏ tiếp vài giải trẻ – như phát biểu của GĐĐH Huỳnh Mau với truyền thông – khả năng khả năng sẽ có thêm nhiều đội bóng bỏ theo, như cách Quảng Nam, Hải Phòng, Đồng Nai vừa “nối gót” HAGL bỏ giải U19 Quốc gia.
Sự lợi – hại, thiệt – hơn khi các CLB rủ nhau bỏ giải trẻ không cần phải nói. Và người ta đang chờ một động thái mạnh tay từ VFF để tránh tạo thêm những hệ lụy xấu cho các giải đấu do chính Liên đoàn tổ chức để tuyển chọn, cung cấp nhân tài cho các ĐTQG.
Ccùng chờ xem sự quyết liệt của VFF đến đâu?
Theo VNE
Bầu Đức, ông Miura thay nhau 'đá xoáy' VFF, VPF
Ít ai nghĩ một HLV có vẻ ngoài thư sinh, điềm đạm và ăn nói luôn ngoại giao lại có những phát biểu gai góc về chính nơi đang thuê mình.
Bầu Đức nhận xét thẳng thắn về quy định của VPF. Ảnh: KL.
Sau bầu Đức, HLV Miura vừa "đá xoáy" VPF và VFF thông qua những phát biểu. Ít ai nghĩ một HLV có vẻ ngoài thư sinh, điềm đạm và ăn nói luôn ngoại giao lại có những phát biểu gai góc về chính nơi đang thuê mình. Ông phát biểu trên một kênh trả tiền tại Nhật vào tháng 10. Tại cuộc họp cổ đông của VPF sắp tới ngày 27/12, VFF và VPF có thể lên tiếng về phát biểu của ông Miura.
Vị HLV người Nhật đang chiếm dần niềm tin người hâm mộ khiến VPF một phen đỏ mặt, tía tai bằng nhận xét thẳng "điều hành giai đâu cũng qua loa", còn cầu thủ "không chịu chạy". V-League trị giá nhiều tỷ đồng với HLV Miura "là giải đấu kinh khủng".
Đây không phải lần đầu VPF phải "cứng lưỡi" với phát ngôn từ chính những thành viên thân thiết với mình. Cách đây chưa lâu, bầu Đức từng tuyên bố các CLB ở V-League nếu dùng cầu thủ trẻ thì cần "12-15 tỷ đồng là hoạt động khỏe" và cho rằng đội bóng nào cần 40-50 tỷ đồng là "con số ảo". Mức tài chính ông đưa ra rất thấp so với mức sàn VPF quy định với các CLB tham dự V-League là 35 tỷ đồng (với hạng Nhất là 15 tỷ đồng).
Ông thầy 51 tuổi từng học 5 năm ở Đức lại "dùi" vào VFF khi nói về vấn đề thời gian làm việc ở nơi này bị "ngót" đi so với thực tế. "VFF 8h30 băt đâu lam viêc, nhưng tư 8h30 đên 9h moi ngươi mơi đên chô lam, 12-14h la thơi gian nghi trưa va 16h30 kêt thuc công viêc", HLV Miura trả lời với báo chí Nhật về cảm nhận của ông sau thời gian làm việc ở Việt Nam.
Đây cũng không phải lần đầu tiên trong năm VFF đau đầu với chính "người nhà" của mình. CLB HAGL của bầu Đức vừa quyết định không tham dự giải U19 quốc gia. Hành động của bầu Đức trực tiếp chỉ ra những bất cập của VFF khi ban hành quy chế mới khiến các CLB không kịp trở tay và gián tiếp khiến tổ chức này mất đi phần nào uy tín. Ngay sau HAGL, nhiều đội bóng khác cũng không dự giải U19.
HLV Miura gây sốc với bài phỏng vấn truyền hình Nhật Bản hồi tháng 10. Ảnh: KL.
Từ bài phỏng vấn của HLV Miura, người hâm mộ vỡ lẽ vì sao có giai đoạn ông im lặng trước báo chí ở hai trận bán kết lượt đi tại AFF Cup. Theo một số thông tin, bấy giờ vị chiến lược gia có gia đình nhỏ (hai con 9 tuổi và 4 tuổi) không hài lòng việc ông muốn qua Malaysia sớm bằng chuyến bay thẳng nhưng cuối cùng, đội phải transit ở TP HCM, mất cả ngày. Lý do ông được nghe là do thủ tục hành chính ở Việt Nam cần phải qua các cấp xét duyệt nên chuyện vé bị trễ, bay nối chuyến.
Mới qua Việt Nam năm tháng, tính tới tháng 10 khi trả lời phỏng vấn, nhưng xem ra ông Miura "hiểu" cuộc sống và bóng đá ở Việt Nam. Tại cuộc họp cổ đông của VPF ngày 27/12 sắp tới (trước giờ diễn ra trận tranh siêu cúp), VPF và VFF sẽ đưa ra bình luận của mình. Hiện nay, HLV Miura đang về Nhật Bản nghỉ phép và quay lại Việt Nam đầu tháng 1/2015.
Theo VNE
Bầu Đức và Chủ tịch Lê Hùng Dũng: Vì sao liên tục mâu thuẫn Trong vai trò người đứng đầu liên đoàn, dường như ông Dũng đang "ào ào lao tới" chứ chưa tham khảo kỹ các cộng sự xung quanh. Bầu Đức và Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng được xem là "cặp đôi hoàn hảo" của bóng đá nội. Nhưng suốt thời gian qua, cả hai lại tỏ ra mâu thuẫn trong quan điểm làm...