VFF tạm dừng 7 giải đấu để phòng chống dịch
VFF cho biết tạm dừng tổ chức 7 giải đấu để tăng cường phòng chống dịch Covid-19.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết 7 giải đấu ngoài chuyên nghiệp bị tạm dừng bao gồm: hạng Nhì quốc gia, U15 quốc gia, U17 quốc gia, U16 nữ quốc gia, Nữ Vô địch Quốc gia, Bóng đá Bãi biển Vô địch Quốc gia, Thiếu niên và Nhi đồng Toàn quốc.
Một trận đấu giữa đội PVF (áo đỏ) và Phú Thọ tại giải hạng Nhì quốc gia 2020. Ảnh: Minh Chiến.
Trước đó, VFF đã hoãn các giải hạng Nhì, U15 quốc gia và U16 nữ quốc gia hôm 1/8. Do diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, liên đoàn tiếp tục hoãn thêm 4 giải đấu vào chiều ngày 5/8.
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Đại hội Thường niên VFF, vốn dự kiến tổ chức hôm 8/8, đã buộc phải hoãn lại. Căn cứ vào tình hình thực tế, VFF sẽ điều chỉnh lại thời gian tổ chức 7 giải đấu trên và Đại hội thường niên.
Video đang HOT
Trước đó, ba giải đấu chuyên nghiệp là V.League, hạng Nhất và cúp quốc gia đều đã phải hoãn vì ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) cũng xác nhận hoãn AFF Cup 2020 sang năm 2021. Số phận các loạt trận vòng loại World Cup 2022 dự kiến tổ chức vào tháng 10 và 11 cũng đang được xem xét cẩn thận.
Đây là lần thứ hai trong năm 2020, hệ thống bóng đá Việt Nam bị ngưng trệ do ảnh hưởng của bệnh dịch. Ở lần tạm dừng trước, V.League và các giải đấu khác đã phải ngưng lại hơn 2 tháng.
Vì sao FIFA cấm 11 cầu thủ Đồng Tháp trên toàn thế giới
Để tránh trường hợp các cầu thủ Đồng Tháp sang các nước láng giềng thi đấu ở các cấp độ thấp hơn, FIFA yêu cầu VFF gửi báo cáo và ra án phạt ở phạm vi toàn cầu.
Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), FIFA đã gửi án phạt tăng phạm vi cấm thi đấu đối với 11 cầu thủ của Đồng Tháp cách đây vài ngày. Thời hạn kỷ luật được giữ nguyên theo án phạt của VFF, nhưng phạm vi được FIFA áp dụng cho các giải đấu chuyên nghiệp ở mọi quốc gia.
Đội hình xuất phát của U21 Đồng Tháp trước U21 Vĩnh Long ở vòng loại U21 quốc gia 2019. Ảnh: Dương Thu.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh nói với Zing vào trưa 16/7: "FIFA yêu cầu VFF gửi báo cáo về vụ việc này lên, sau đó họ đưa ra phán quyết của mình. Như các bạn biết, án phạt của VFF chỉ cấm 11 cầu thủ tham gia các hoạt động thể thao do VFF quản lý và tổ chức thôi".
"FIFA ra phán quyết này và sẽ gửi đến các liên đoàn thành viên trong tổ chức. Vì vậy, nếu Huỳnh Văn Tiến và 10 cầu thủ Đồng Tháp có sang giải Campuchia hay các giải ở các nước khác đều sẽ không được đăng ký", đại diện VFF giải đáp thông tin sau phán quyết của FIFA.
Động thái của FIFA cho thấy họ đã xem xét kỹ báo cáo và những chứng cứ mà VFF gửi lên. Việc này nhằm tránh hiện tượng các cầu thủ bị cấm thi đấu ở quốc gia này sẽ tìm cách sang chơi bóng ở một đất nước khác. Điều này đã từng diễn ra với bóng đá Việt Nam trong quá khứ.
Việc các cầu thủ người miền Tây đang chơi bóng ở giải Cambodian League hay ở Lao Premier League không còn là lạ. Ở đó, họ có khả năng được thi đấu nhiều hơn, trở thành trụ cột của các CLB này. Theo tìm hiểu của Zing, ít nhất 8 cầu thủ Việt Nam đang chơi bóng chuyên nghiệp ở Campuchia.
Trường hợp của 11 cầu thủ Đồng Tháp tham gia cá độ tỷ số ở vòng loại U21 quốc gia 2019 không phải là không có cơ sở. 10 trong số 11 cầu thủ này có thể trở lại ở vòng chung kết U21 quốc gia 2020 diễn ra ngay tại Đồng Tháp vào tháng 11 năm nay.
Huỳnh Văn Tiến cầm đầu vụ cá độ tỷ số ở trận vòng loại U21 quốc gia. Sau đó, anh còn tham gia một vụ cá độ khác ở giải hạng nhì trong màu áo CLB Gia Định. Ảnh: DFC.
Án phạt cấm 6 tháng đối với 10 cầu thủ sẽ kết thúc vào ngày 10/11 (riêng Văn Tiến bị cấm 5 năm). Nếu được đăng ký thi đấu, họ phải tập luyện và chơi bóng cho quen cảm giác trước giải. Và để duy trì cảm giác bóng thì việc tìm cơ hội ở giải đấu bên Campuchia không phải chuyện khó khăn.
Nhà môi giới Nguyễn Minh Châu, một người từng nhiều năm làm trong giới chuyển nhượng nói: "Sang Campuchia thi đấu rất dễ, các thủ tục bên này thoải mái, không phức tạp như ở Lào. Vì vậy, nhiều cầu thủ ở miền Tây sang đây chơi bóng rất nhiều. Họ có thu nhập tốt hơn".
Cầu thủ Huỳnh Văn Tiến được cho là đã không còn ở Đồng Tháp. 10 cầu thủ còn lại không còn tập luyện cùng các đội trẻ. Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Đồng Tháp đã quyết định trả các cầu thủ này về địa phương sau khi báo chí phanh phui vụ việc hồi tháng 4.
Hôm 11/5, VFF đã ra quyết định kỷ luật sau gần 4 tuần thu thập tài liệu và chứng cứ. Huỳnh Văn Tiến lãnh án phạt cấm tham gia các hoạt động thể thao do VFF quản lý và tổ chức 5 năm. Tiến là người bị kỷ luật nặng nhất vì là người cầm đầu, lôi kéo các cầu thủ khác.
10 cầu thủ còn lại bị cấm 6 tháng (từ 11/5/2020 đến 10/11/2020) bao gồm Nguyễn Nhật Trường, Nguyễn Anh Phát, Võ Minh Trọng, Lê Nhựt Huy, Giang Sô Ny, Trần Hữu Nghĩa, Cao Tấn Hoài, Dương Vũ Linh, Kha Tấn Tài và Trần Công Minh.
Trước đó, Tiến thừa nhận cùng 10 cầu thủ Đồng Tháp bàn với nhau đánh cược 150 triệu đồng trên mạng với hình thức xỉu (2 bàn trở xuống). Số tiền ăn được sau trận đấu là 133 triệu đồng và được chia cho 11 cầu thủ, gồm 9 cầu thủ đá chính và 2 cầu thủ dự bị.
Vì sao bóng đá Việt mãi không thoát khỏi mô hình "tháp ngược"? Nếu không có một chân đế chắc, bóng đá Việt Nam khó phát triển ổn định, lâu dài. Các giải đấu hạng thấp của bóng đá Việt Nam thường có ít trận đấu Hơn 2 năm qua, bóng đá Việt Nam gặt hái nhiều thành công trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu không có một chân đế chắc, bóng đá Việt...