VFF nêu ’sáng kiến’, ngoại binh mất đất sống
Liên đoàn muốn tiết kiệm chi phí cho các CLB với đề xuất hạn chế số lượng ngoại binh và cầu thủ nhập tịch.
Theo ý kiến từ VFF, từ mùa giải 2015, các CLB tại V-League chỉ được đăng ký hai và sử dụng hai ngoại binh trên sân, CLB ở giải hạng Nhất không dùng ngoại binh. Ngay cả những cầu thủ nhập quốc tịch Việt Nam cũng bị hạn chế khi VFF đang trình lên Tổng cục TDTT kế hoạch chỉ cho phép mỗi CLB sử dụng tối đa một cầu thủ nhập tịch. Mảnh đất màu mỡ cho ngoại binh một thời bây giờ đang trở nên khó sống…
Nhiều ngoại binh hay cầu thủ nhập tịch gặp khó khi phương án của VFF được thông qua. Ảnh:KL.
Theo VFF, việc họ đưa ra phương án này để trình lên cơ quan quản lý nhà nước là bởi muốn giảm chi phí cho các CLB, đồng thời tạo thêm cơ hội cho các cầu thủ nội. Nếu các phương án trên được thông qua, đây là lần đầu tiên các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chứng kiến sự biến động lớn về cầu thủ ngoại trên sân.
Khởi đầu bước đường chuyên nghiệp, các CLB bóng đá dự V-League được đăng ký 5 ngoại binh và thi đấu ba cùng lúc trên sân (CLB hạng Nhất theo tỷ lệ đăng ký ba, thi đấu hai). Sau đó, ngoại binh dần được điều chỉnh còn đăng ký 4, thi đấu ba và các mùa giải gần đây đăng ký ba, thi đấu hai. Nhưng theo kế hoạch VFF đưa ra, từ mùa giải 2015 các CLB chỉ đăng ký hai và ra sân hai. Riêng với đội bóng dự Cup châu Á được quyền đăng ký 4 ngoại binh theo quy định nhưng khi về V-League chỉ được sử dụng hai.
Video đang HOT
Giải hạng Nhất mùa giải 2014 trở về trước còn đăng ký hai ngoại binh và thi đấu một trên sân. Nhưng sau Hội nghị Ban chấp hành VFF diễn ra hôm nay, 28/10, giải đấu quan trọng thứ hai của bóng đá Việt Nam lần đầu tiên không được đăng ký ngoại binh thi đấu trên sân. Ở mùa giải trước, một số CLB dự giải cũng đã không đăng ký ngoại binh do khó khăn về kinh phí.
Tại Hội nghị hôm nay, VFF còn thông qua một phương án quan trọng về cầu thủ nhập tịch để trình lên Tổng cục TDTT. Theo đó, các CLB ở V-League hay hạng Nhất đều chỉ được đăng ký một và sử dụng một ngoại binh mang quốc tịch Việt Nam. VFF muốn hạn chế việc một số CLB thuê quá nhiều ngoại binh nhập tịch như Bình Dương, Thanh Hóa… từng thuê 3-4 ông Tây quốc tịch Việt trong đội hình các mùa giải trước.
Tuy nhiên, đây có thể là vấn đề không đơn giản dành cho VFF. Bởi cầu thủ nhập tịch có mọi quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam. Vì vậy, việc hạn chế này có thể khiến họ phản ứng và đòi sự công bằng như các đồng nghiệp nội. Hiện nay có khoảng gần 20 cầu thủ nhập tịch thi đấu tại các giải đấu trong nước.
Nếu Tổng cục TDTT thông qua, các phương án trên của VFF được áp dụng ngay từ mùa giải 2015.
Theo VNE
Hố khoảng cách đang dần 'giết' lứa U19
Nhiều fan thần tượng hóa, yêu cuồng si dẫn đến hố khoảng cách giữa cầu thủ học viện với phần còn lại của bóng đá Việt.
Công Phượng cùng các đồng đội tại học viện HAGL được yêu mến từ khi xuất hiện tháng 10/2013. Nhưng họ được không ít fan dần thần tượng hóa, yêu cuồng si dẫn đến hố khoảng cách giữa cầu thủ học viện với phần còn lại của bóng đá Việt dần xa nhau. Trận đấu giữa hai đội bóng trẻ U21 báo Thanh Niên và U19 HAGL vừa qua cho thấy rõ điều này.
Lứa cầu thủ U19 sẽ phải nỗ lực để trưởng thành. Ảnh: Kỳ Lân.
U21 báo Thanh Niên có trận đấu không hấp dẫn như mong chờ của người hâm mộ khi "không dám" chơi sòng phẳng với đàn em và có nhiều tình huống vào bóng quyết liệt. Ở góc độ của thầy trò HLV Phan Công Thìn, dường như họ thành công với toan tính của mình là chơi phòng ngự, chờ phản công và giải quyết trên chấm 11m trước U19 HAGL.
Dựa vào thực tế tương quan lực lượng, các HLV đưa ra đấu pháp cụ thể để đạt được cái đích mong muốn. Trong trường hợp này, không phải lúc nào mong muốn của khán giả cũng "khớp" với toan tính thuần chuyên môn của HLV - người thường bị sức ép thành tích.
Về mục tiêu thành tích, các cầu thủ U21 và U19 hoàn toàn "lệch pha". U19 HAGL suốt 7 năm qua chỉ ăn, tập, học và đến nay không được bầu Đức đặt nặng chuyện thành tích. Còn với các cầu thủ U21, họ được đào tạo ở những môi trường mà ngay khi còn nhỏ đã phải cạnh tranh để có "giải này giải kia" từ cấp độ nhi đồng, thiếu niên... Môi trường HAGL lý tưởng kiểu "học viện", nó khác với các "lò đào tạo".
U21 báo Thanh Niên chưa "sắc" ở phản công, nhưng họ hóa giải được các cầu thủ xuất sắc phía U19 HAGL, dù cách hóa giải là chơi rát. Nếu Phi Sơn của U21 thực hiện thành công quả 11m ở lượt thứ 5 để cân bằng tỷ số 4-4 thì chưa biết ai đã vào trận chung kết của giải diễn ra chiều nay.
Nhưng nhiều khán giả trên sân, người hâm mộ trên các diễn đàn hay Facebook xem U21 báo Thanh Niên như "tội phạm" và không tiếc lời chỉ trích thầy trò HLV Phan Công Thìn. Trong đội hình của U21 có nhiều cầu thủ từng khoác áo U19 Việt Nam từng khiến người hâm mộ có khoảnh khắc hạnh phúc như Hồ Tuấn Tài, Phạm Văn Long.... Nhưng tối 25/10, tất cả cùng được "nhét chung lọ" và bị lên "đoạn đầu đài".
Nhiều fan có thể dễ dàng bỏ qua, dành nhiều lời động viên Công Phượng và các đồng đội sau các trận chơi như gà mắc tóc và thua bạc nhược trước Nhật Bản, Hàn Quốc, Tottenham hay thậm chí không thể ghi bàn vào lưới U21 suốt 90 phút... Nhưng điều đó chỉ dành cho Công Phượng và đồng đội ở học viện HAGL, còn với các đội trẻ khác như U21, sự rộng lượng như vậy không tồn tại.
Xuất hiện ở đâu là Công Phượng và các đồng đội như Tuấn Anh, Xuân Trường, Hồng Duy, Đông Triều... được các fan quây kín xin chữ ký như hình ảnh ngôi sao xứ Hàn xuất hiện. Trước giải, hình ảnh U19 được mang ra tuyên truyền chứ không phải U21 trên khắp các tuyến đường. Ngay trước khi bóng lăn, khán giả đến vì U19 chứ không hẳn vì U21 vốn cũng tập hợp nhiều tài năng trẻ của bóng đá Việt Nam, đang hướng đến SEA Games 2015. Trong trận đấu, nhiều fan tập trung cổ vũ nhiệt tình cho U19 HAGL (với các cầu thủ nổi bật như Công Phượng, Tuấn Anh...), la ó U21.
Người hâm mộ có quyền yêu một đội bóng. Nhưng nhiều fan dường như đã "yêu cuồng" để rồi tạo nên khoảng cách không đáng có giữa Công Phượng và các đồng đội với phần còn lại của bóng đá Việt Nam. Tình hình này kéo dài suốt một năm qua. Đó là cái hố do nhiều người hâm mộ tạo ra để chôn chính các tài năng bóng đá của mình.
Các cầu thủ khác không muốn ghen tị với U19 của Công Phượng, Tuấn Anh... có lẽ cũng khó. Biểu hiện U21 báo Thanh Niên đá rát, đá như muốn chứng tỏ trong các tình huống tranh chấp tay đôi với U19 HAGL phản ánh phần nào tâm lý ức chế đó.
Tương tự như HLV Lê Thụy Hải, thầy trò ông Phan Công Thìn lên "đoạn đầu đài" của các fan cuồng bởi họ nói thẳng và thể hiện đúng "chất V-League". Ở góc độ chuyên môn, thầy trò ông Giôm cần học cách thích nghi để trưởng thành trong môi trường cạnh tranh quyết liệt chứ không thể nghĩ ở đâu cũng "trong lành" như học viện.
Theo VNE
Ông Hải 'lơ' và những va chạm nảy lửa ở làng bóng đá Việt HLV người Hà Đông từng nổi giận vì 'không biết gì về chuyên môn thì đừng mó tay vào' hay 'có giỏi thì xuống đây mà làm'. Ông Lê Thụy Hải bất đồng với lãnh đạo CLB Bình Dương về vụ chuyển nhượng Công Vinh. Ảnh:KL. HLV Thụy Hải là chiến lược gia giàu thành tích nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, ông...