VFF mạnh tay với cầu thủ dùng chất cấm
Trước vấn nạn doping, Liên đoàn bóng đá Việt Nam sẽ phối hợp cùng Bộ Công an vào cuộc.
Huy Hoàng quá chén gây ra sự cố ở Thanh Hóa. Ảnh: LH.
VFF hy vọng với sự tham gia của cơ quan này, những hiện tượng kiểu “nửa say, nửa phê” như Huy Hoàng sẽ được giải quyết.
Công văn của Tổng cục Thể dục thể thao gửi VFF, yêu cầu phải tiến hành kiểm tra doping bắt buộc đối với các cầu thủ tham gia thi đấu trong suốt mùa giải. Trên thực tế, những mùa giải trước BTC giải vẫn kiểm tra ngẫu nhiên, nhưng trước hàng loạt sự cố liên quan đến việc sử dụng chất cấm thời gian qua, gần nhất là nghi án doping của trung vệ đội trưởng CLB SLNA Huy Hoàng.
Video đang HOT
Vấn đề xét nghiệm cần phải thắt chặt và làm thường xuyên hơn nữa. Khi đó mới không để xảy ra những trường hợp “quá chén” như của Huy Hoàng.
Như vậy, trong khi chờ vào ý thức tự giác của các cầu thủ và đặc biệt là sự quản lý từ các CLB không mang lại kết quả, VFF sẽ phải tự ra tay.
Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là ở Việt Nam chưa có trung tâm lớn để kiểm tra doping một cách đại trà. Mỗi đội hiện tại có khoảng 30 cầu thủ, nhân lên 28 CLB sẽ là con số rất lớn. Đây là một số lượng rất khó kiểm tra nếu chưa có trung tâm, lại càng không thể gửi ra nước ngoài vì chi phí đắt đỏ, mất thời gian chờ đợi.
Ban Y học thể thao của VFF được thành lập từ năm 2007 nhưng không có bất cứ thành viên nào thường trực để kiểm tra doping và chất cấm ở các đội bóng. Chính vì thế mà Ban này suốt nhiều năm qua, vẫn chưa phát hiện được trường hợp nào sử dụng doping. Ngoài việc kiểm tra với số lượng hạn chế, thì một trong những nguyên nhân khiến cầu thủ vẫn “thoát” chính là phương thức kiểm tra từ trước tới nay khá đơn giản, thường chỉ kiểm tra một số trường hợp trước mùa giải.
Ông Nguyễn Văn Phú, Phó trưởng Ban Y học thể thao của VFF cho rằng, cần phải kiểm tra đột xuất ở nhiều thời điểm khác nhau trong một mùa giải. Chỉ có như thế cầu thủ mới không thể có cách đối phó, qua mặt được bộ phận kiểm tra.
Giải pháp được đưa ra chính là VFF sẽ phối hợp với trung tâm hình sự bộ Công an để kiểm tra doping ở các đội bóng. Dù chi phí tốn kém và kiểm tra với số lượng lớn nhưng vẫn phải làm tới nơi tới chốn để phát hiện những trường hợp sử dụng chất cấm. Như đề xuất của ông Phú, không lại trừ khả năng VFF sẽ kiểm tra đột xuất mà không báo trước. Đúng với quan điểm của Tổng cục TDTT là phải có chế tài xử phạt thật nặng với các hành vi sử dụng doping, các cầu thủ khi được kết luận có liên quan đến chất cấm, có thể sẽ bị cấm thi đấu vĩnh viễn.
Theo Ngoisao
Murray lên tiếng về scandal của Armstrong
Dù rất ghét kiểm tra doping nhưng Andy Murray khẳng định việc đó cũng cần thiết trong tennis.
Murray khẳng định tennis đỉnh cao gần như không có ai dùng doping
Còn nhớ tại Australian Open hồi đầu năm, Andy Murray đã tỏ ra khó chịu khi bất ngờ bị kiểm tra doping. Tuy nhiên, mới đây tay vợt số 3 thế giới cũng bị sốc khi vụ scandal doping lớn nhất làng đua xe đạp liên quan đến Lance Armstrong bị phơi bày ra ánh sáng và anh không muốn có điều tương tự xảy ra ở tennis.
"Việc thử doping giúp các trận đấu trở nên công bằng hơn," Andy Murray phát biểu trên tờ Daily Mail. "Tôi nghĩ thời gian thích hợp để tiến hành kiểm tra là vào tháng 12, khi đó các tay vợt đều đang nghỉ ngơi, tập luyện và lên kế hoạch cho năm kế tiếp. Năm nay, tôi đã phải xét nghiệm máu 4, 5 lần gì đó. Dù không thích chút nào nhưng rõ ràng nó hoàn toàn cần thiết khi nghe những vụ như của Armstrong.
"Đó là một sự sỉ nhục cho môn đua xe đạp. Thật không hiểu nổi các nhà quản lý làm việc thế nào khi vụ việc được giấu kín đến mười mấy năm."
Khi được hỏi về việc sử dụng doping trong quần vợt, Murray chia sẻ thêm: "Những môn thể thao cần thể lực và sức bền như đua xe đạp doping mới có tác dụng. Để vô địch Tour de France, bạn không cần quá nhiều kỹ thuật. Còn với tennis, bạn không thể đánh tốt mọi cú quả nếu chỉ dùng chất kích thích.
"Tôi nghĩ quần vợt chuyên nghiệp không có nhiều vụ lùm xùm liên quan đến doping như những môn thể thao khác. Tuy nhiên vẫn cần phải kiểm tra để chắc chắn 100% không có gian lận ở đây."
Theo TTVH
Armstrong bị xóa tên khỏi làng xe đạp Dấu chấm hết nghiệp thể thao của Lance Armstrong đã đến trong chiều 22/10.Liên đoàn xe đạp quốc tế (UCI) đã ra phán quyết cuối cùng cho vụ scandal doping của Lance Amstrong, trong đó tước 7 danh hiệu vô địch Tour de France của anh và cấm anh thi đấu môn xe đạp suốt đời. Chủ tịch UCI Pat McQuaid chính thức...