Vết xe đổ
Chị nghe có tiếng thút thít từ phòng con gái. Rón rén đẩy cửa, chị ngạc nhiên thấy con đã quần áo chỉnh tề, vừa khóc vừa ôm đứa trẻ mới hơn một tháng tuổi với giỏ đồ soạn sẵn. Thấy chị, con gái khóc to: “Con đưa đứa nhỏ sang cho ảnh. Ảnh phải có trách nhiệm với nó”.
Nhìn bộ dạng đau khổ của con, cố tìm vài lời dỗ dành mà tim chị thắt lại. Qua cơn xúc động, con gái đưa chị xem chiếc điện thoại có dòng tin: “Kêu bỏ không bỏ. Ai sinh người nấy nuôi. Tôi không liên quan”. Chị im lặng, cố nuốt tiếng thở dài.
19 tuổi, một hôm con gái đứng trước chị, lí nhí nói mình đang có thai. Sợ mẹ nổi cơn thịnh nộ, con gái trấn an: “Ảnh đồng ý làm đám cưới rồi mẹ à”. Cảm giác như có ai vừa bóp nghẹt trái tim mình nhưng chị vẫn gật đầu chấp thuận. Con gái mời người yêu sang chơi, chị dè dặt hỏi chuyện, nhanh chóng nhận được câu: “Hai đứa mới quen, chưa hiểu gì nhiều, cũng chưa chuẩn bị nhưng muốn cưới thì cháu cưới”. Câu trả lời của chàng trai khiến chị giật mình. Chỉ con gái là không hiểu, reo mừng: “Đó, mẹ thấy chưa. Vậy bọn con sẽ cưới”. Chị nhìn gương mặt nặng trĩu của chàng trai, cảm giác bất an chợt trào lên. Sự hoang mang, lo lắng càng hiện rõ hơn lúc cậu ta xin phép ra về, con gái lao theo đòi tiễn nhưng bị gạt phăng: “Không cần!”. Lật đật nổ máy xe, bỏ mặc người yêu đứng chôn chân nhìn theo, chàng trai phóng đi như muốn trốn chạy. Sau ba ngày suy nghĩ, dù con gái khóc than, làm nư đòi sống chết, chị quyết liệt khẳng định không để đám cưới sớm diễn ra. Chị nói: “Hôn nhân là chuyện hệ trọng, không thể vì trót dại mà vội vàng đánh cược cho số phận. Hai đứa cứ sinh con, vững vàng một chút hẵng tính chuyện cưới xin”.
Muốn đôi trẻ có thêm chút thời gian tìm hiểu, yêu thương nhau, cũng là cách chị tự cho mình cơ hội kiểm nghiệm lại đúng sai những dự cảm của mình đối với mối quan hệ của con. Nào ngờ, con gái chưa bước qua ba tháng thai kỳ, người yêu đã lặn biệt tăm; sang tháng thứ năm thì công khai yêu cô gái khác. Khổ đau, oán giận người yêu nhưng con gái không quên trách cứ, đổ lỗi mẹ cố tình chia cách, ngăn hai đứa kết hôn. Đem những hoang mang, lo âu từ buổi đầu gặp gỡ, chuyện trò với chàng trai ra chia sẻ với con, chị bất ngờ nghe phản biện: “Mẹ đừng áp đặt quan điểm của mình lên lựa chọn của con”. Chị nhớ mình đã nhói lòng ra sao khi nghe con gái thốt ra những lời vô tình đó. Nỗi đau ùa về.
Sau ba tháng mối tình đầu bỏ đi lấy chồng, anh gặp chị. Vội vàng yêu thương, vội vàng kết hôn, chị biết, tất cả đều vì anh đang muốn lấp đầy chỗ trống trong trái tim mình. Anh không nhớ nổi đã lao đến chị ra sao trong một bữa say lướt khướt, nhưng sự nghi ngại, thất vọng, chán chường thì hiện rõ trên nét mặt, trong ứng xử với nhau khi biết ngày dự sinh của chị rơi vào tháng thứ bảy của hôn nhân. Mặc chị giải thích, nhắc nhớ, anh đều không tin. Sống với nhau mang theo một câu hỏi to đùng về nguồn gốc đứa trẻ, cuộc hôn nhân sớm rơi vào mỏi mệt. Đến một ngày, khi con gái lên ba, chị bất ngờ lục thấy trong túi quần anh bản giám định ADN có tên anh và con gái, chung một huyết thống. Chị cười ra nước mắt. Có người khuyên, lẽ ra chị nên vui thay vì thất vọng, bởi đó là bằng chứng khiến anh tin chị, tin đứa trẻ là con mình. Nhưng không, chị đau đớn, sụp đổ. Không muốn trách anh, chị quay sang trách mình, bức tường niềm tin lâu nay chị cố công xây từ những viên gạch vụn, không bằng một quyết định anh lén lút thực hiện. Chị giận dữ đạp đổ bức tường, xé toạc luôn chiếc áo hôn nhân vốn đã không đủ ấm. Chị và anh chính thức ly hôn.
Video đang HOT
Con gái đổ lỗi sự ngăn cấm của mẹ, cho nỗi lo vòng quay chiếc bánh xe đời của con sẽ trượt vào vết xe đổ của mẹ. Con gái đâu biết, trong tình cảm, cuộc đời của mỗi người, sự giống nhau về sai lầm, nếu có, đều do mình không chín chắn, kỹ lưỡng khi lựa chọn, quyết định. Sự cấm cản, cảnh báo của chị, ngoài vết xe đổ sợ con giẫm phải, còn là những dự cảm từ quan sát, kinh nghiệm và cái nhìn của người mẹ trước một cuộc hôn nhân lành ít dữ nhiều của con. Yêu thương thật lòng, chàng trai đã không muốn con gái bỏ thai, ngược lại, sẽ thể hiện trách nhiệm, biết lo toan, tính toán tương lai cho nhau.
Cơn mưa nào đi qua, bầu trời cũng trở nên trong trẻo, mọi vật tươi mới hơn. Chị tin, chỉ cần cho nhau một khoảng thời gian, khi hận thù, oán trách qua đi, bình tâm lại, con gái sẽ nhận ra chàng trai ấy không đáng khiến mình phải đánh đổi cả cuộc đời để lao theo vì một sai lầm, trót lỡ. Chị tin, rồi con gái sẽ hiểu cho nỗi lòng của mẹ khi nhận ra điều đó.
Theo VNE
Có người khóc khi đọc tự truyện của Trần Lập
Hát, chơi nhạc, sáng tác, viết kịch bản phim, làm giám khảo và bây giờ là viết tự truyện, có vẻ như khả năng tiềm tàng của cựu thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường chưa dừng lại ở những gì vừa liệt kê.
"Hồn cốt" từ những gì 2 triệu người đã đọc
Không giống như những cuốn tự truyện từng được xuất bản trước đó, ý định viết lách của Trần Lập ban đầu lại không xuất phát từ chính anh mà do đặt hàng từ phía NXB Nhã Nam. Lý do vì sao họ tìm đến Trần Lập để hợp tác thì chính anh cũng ngạc nhiên, nhưng chắc chắn không phải vì hiệu ứng từ vai trò Huấn luyện viên The voice, bởi hợp đồng đặt hàng này có từ trước đó nhiều tháng. "Khi họ ngỏ ý mời tôi viết tự truyện, ban đầu tôi cũng khá băn khoăn vì đã bao giờ viết sách đâu. Thế là đi hỏi tán loạn bạn bè xem có nên viết không? 100% bảo "viết đi, chờ gì nữa". Sau 2 tháng suy nghĩ, tham vấn, tôi quyết định nhận lời", Trần Lập chia sẻ.
Một thuận lợi với cựu thủ lĩnh Bức Tường là ngay từ những ngày các thành viên trong nhóm đi hát, rồi đến khi thành lập ban nhạc, tức là từ 20 năm trước đã được ghi chép về quá trình tìm kiếm thành viên, những chuyến lưu diễn đến việc chi tiêu trong nhóm ra sao... Sau đó, những kỷ niệm này được ghi chép thành bài viết: "Bức Tường - những năm tháng đẹp nhất" và thu hút tới 2 triệu lượt người đọc trên website riêng của nhóm. Vì thế, khi bắt đầu với hồi ký, lôi những ghi chép cũ ra chỉnh sửa đã giúp Trần Lập nhớ lại và câu chữ cứ thế trôi. "Có những ngày tôi viết miệt mài đến mức, sáng ra, vợ đi làm đã thấy tôi ngồi trên sofa kỳ cạch với máy tính, chiều về vẫn thấy chồng ngồi đúng chỗ cũ. Ăn cơm xong, vợ đi công chuyện đến 22h đêm mới về mà tôi vẫn chưa rời đi chỗ khác ngoài chiếc ghế ấy. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều ngày tôi không viết được chữ nào, nhìn thấy máy tính mà ngỡ như "thú vật". Phải mất 8 tháng tôi mới hoàn thành xong bản thảo để mang đi chỉnh sửa".
Trần Lập phải mất 8 tháng mới hoàn thành cuốn tự truyện
Trần Lập khiêm tốn nói hôm ra mắt cuốn sách rằng "tôi không có khả năng văn chương", nhưng với một người lần đầu viết sách mà không bị cắt xén về nội dung, chỉ chỉnh sửa một vài lỗi từ, lỗi câu thì không biết, khi anh có khả năng văn chương nữa thì "tình hình ăn nói" của anh sẽ đi đến đâu. Những ai từng nghĩ về một Trần Lập "kém miếng" khi làm HLV The Voice thì khi gặp anh ở ngoài đời sẽ nhận thấy về một Trần Lập trôi chảy, mạch lạc đến bất ngờ. "Tôi cứ để các dòng chữ tràn đầy cảm xúc tự nhiên và người ta sẽ quên đi tất cả những gì thuộc về tính văn chương. Nhưng hàm lượng thông tin trong đó sẽ nói lên tất cả", Trần Lập lý giải.
Rock, không cứ phải rượu và ma túy tổng hợp!
Cuốn tự truyện được tác giả bắt đầu từ lát cắt của cậu bé Trần Lập thưở niên thiếu, khi anh phải ở nhà một mình đối diện với 4 bức tường. Hà Nội với một đứa trẻ 6 tuổi khi đó chỉ là những gì ở phía sau cánh cửa trong căn nhà ọp ẹp. Sợ hãi, chỉ còn cách là bật đài thật to để nghe tất cả những gì đươc phát ra. Khi hết giờ phát sóng, để cho có tiếng người trong nhà thì đứa trẻ ấy phải hát toáng lên... Câu chuyện cứ như thế dẫn dắt người đọc như một nguyên nhân hình thành con đường ca hát của Trần Lập sau này.
Tuy nói về một ban nhạc thành công nhất của Việt Nam nhưng Trần Lập khẳng định, đây không phải là cái cớ để khoe khoang thành tích của nhóm mà nói về phía bên kia của những ước mơ âm nhạc, những năm tháng chật vật sống và trụ với đam mê rock. "Khi đó, chơi nhạc là điều quá viển vông, bởi người ta nhìn nhận về rock là một thứ te tua, méo mó. Bản thân những người chơi rock - ít thôi - cũng có những ngộ nhận sai lầm về rock, đó là phải uống rượu, thậm chí phải chơi loại ma túy tổng hợp thì hát rock mới hay. Vì thế, con đường thực hiện ước mơ của chúng tôi đã trải qua những sự nhọc nhằn mà đôi khi cũng không biết là mình có thành công hay không. Làm sao để thành công và trả giá những gì để có một Bức Tường đều nằm trong cuốn tự truyện. Nói ra tất cả những điều đó không phải là để khoe mà cho người đọc, nhất là những người trẻ đang do dự với những ước mơ có thêm bài học hoặc nhìn thấy con đường bất thành của Bức Tường để tránh. Còn thành công thì không ai giống ai và không ai học được của ai cả", Trần Lập chia sẻ.
Với vai trò là thủ lĩnh, trải qua và chứng kiến mọi chuyện ở "bên kia Bức Tường", dù ban đầu Trần Lập băn khoăn về khả năng viết lách của mình nhưng anh cũng không có ý định sẽ nhờ một cây viết chắp bút. Anh quan niệm: "Chân dung con người mình được viết ra bằng chính mình thì câu chuyện mới có giá trị. Không có gì xấu hổ hơn, nhục nhã hơn là bịa đặt để tôn vinh chính bản thân mình. Nếu được kể bằng giọng văn hay đến đâu, trau chuốt đến mấy thì cũng khó mà có được sự chân thật bằng chính giọng văn của tác giả. Chính vì vậy mà khi cuốn sách ra đời, nhiều bạn đọc chia sẻ với tôi rằng, họ đã khóc vì những câu chuyện, những cảm xúc được kể ra".
Có những va chạm nhưng không nhuốm màu lợi ích!
"Cuốn tự truyện chỉ là một lát cắt của Bức Tường nên không phải những gì diễn ra trong đó đều được đưa vào. Có những va chạm giữa các thành viên, nhưng nó không lớn bởi vì nó không bị nhuốm màu lợi ích. Cát-xê của chúng tôi khi đó cao nhất cũng chỉ bằng một mình Mỹ Tâm, cỡ 35 triệu/show. Chia ra và trừ đi chi phí (rock thường tốn kém hơn nhiều so với các dòng nhạc khác) thì số tiền nhận được không đáng để... cãi nhau. Tuy nhiên, rất có thể những chi tiết, những người được tôi nhắc đến không hài lòng thì tôi xin lỗi vì tôi chỉ biết nói ra sự thật và cuộc sống nó là như vậy".
Theo VNE
Truyền hình Việt: Vì sao gameshow "bại trận" trước truyền hình thực tế? Những nguyên nhân khiến gameshow ngày càng nhạt nhòa hơn so với show thực tế. Các đài truyền hình trên khắp thế giới đang bị "thao túng" bởi các Reality TV show (show truyền hình thực tế) và khán giả đang dần quay lưng với những gameshow cổ điển đã từng là "mốt" ở những thập niên trước. Thực tế này cũng đang...