Vết trượt dài của cựu giáo viên tiểu học lừa ‘chạy việc’
Cứ nghĩ Nguyễn Thị Tươi (52 tuổi, Quảng Nam) quen biết với nhiều lãnh đạo tỉnh, các nạn nhân đưa tiền cho nữ giáo viên nhờ ‘ chạy việc’. Đợi lâu không thấy đi làm, họ kéo đến đòi tiền thì mới biết mình bị lừa.
Bị cáo Nguyễn Thị Tươi nhận bản án 7 năm tù vì lừa “chạy việc” cho nhiều người, chiếm đoạt gần 800 triệu đồng.
Vốn là giáo viên, Nguyễn Thị Tươi (trú xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) từng có khoảng thời gian giảng dạy cho một trường tiểu học ở huyện miền núi Quảng Nam. Tháng 11/2014, nữ giáo viên được điều chuyển về dạy tại trường tiểu học ở xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh. Công tác tại trường được hơn 4 năm, Tươi xin nghỉ hưu trước tuổi.
Đầu năm 2014, nhiều người tìm gặp Tươi để nhờ xin vào làm việc cho các cơ quan nhà nước. Mặc dù không có khả năng xin việc, nhưng lợi dụng danh nghĩa một giáo viên giảng dạy lâu năm, Tươi “nổ” rằng mình có mối quan hệ với nhiều lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ nên có thể “chạy việc” thành công. Nhẹ dạ cả tin, nhiều người cầm tiền tìm Tươi để xin việc rồi mất tiền oan.
Đơn cử như bà N.T.B. (trú huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Tháng 8/2015, trong một lần đi học chuyên môn, bà B. nghe bạn bè thủ thỉ, to nhỏ “trên Nam Trà My có chị Tươi làm giáo viên quen biết với nhiều người nên có thể xin được việc”. Đang có nhu cầu tìm việc cho con gái vào ngành giáo dục, bà B. đã liên hệ với Tươi. Qua trò chuyện, Tươi nói rằng mình quen biết với nhiều “ông lớn” nên có thể xin việc cho con bà B. với giá…100 triệu đồng.
Về nhà bàn bạc, suy nghĩ, vài ngày sau, bà B. cùng chồng đến nhà Tươi đưa đủ số tiền trên để mong con sớm có việc làm. Cẩn thận hơn, bà B. nói Tươi viết giấy mượn tiền để làm tin và hứa trong vòng một năm phải xin việc thành công.
Không những thế, trong lúc nói chuyện, bà B. tâm sự còn một người con trai vừa tốt nghiệp ngành điện và ngỏ ý nhờ Tươi xin việc giúp. Nghe vậy, Tươi bảo sẽ “xem xét” chuyện này.
Video đang HOT
Đầu tháng 9/2015, Tươi gọi điện yêu cầu đưa thêm 130 triệu đồng để xin việc cho con trai thì bà B. đồng ý. Tuy nhiên, một thời gian sau, không thấy Tươi xin việc cho 2 con của mình nên bà B. đánh tiếng hỏi thăm. Tươi hứa hẹn với bà B. chờ thêm một thời gian nữa sẽ có việc nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Thấy Tươi không có khả năng “chạy việc” như đã hứa, bà B. nhiều lần tìm đến gặp đòi lại tiền nhưng chỉ được trả…40 triệu đồng. Số tiền 190 triệu đồng còn lại về sau cũng theo Tươi “cao chạy xa bay”.
Cũng với thủ đoạn trên, tháng 10/2016, trong lúc đến thăm mẹ của ông N.V.H. (bà con với Tươi, trú ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đang bị đau, Tươi “tâm sự” rằng mình quen biết với một số lãnh đạo cấp tỉnh. Sắp tới có tổ chức kỳ thi công chức, nếu ông H. có con, cháu nào cần đăng ký thì liên hệ để Tươi giúp đỡ với giá từ 60 đến 70 triệu đồng.
Sau khi nghe Tươi gợi ý, ông H. nói lại với cháu của mình là chị ĐT.N. (trú huyện Bắc Trà My). Do vừa đăng ký dự tuyển vào vị trí kế toán của Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam nên chị N. đồng ý đưa cho ông H. 60 triệu đồng nhờ “chạy việc”. Cầm tiền, ông H. đưa trước cho Tươi 45 triệu đồng, còn 15 triệu đồng hẹn khi nào có kết quả đậu viên chức sẽ đưa tiếp.
Đầu tháng 4/2017, Quảng Nam thông báo kết quả thi tuyển viên chức và chị N. bị trượt. Vì đã đưa tiền “chạy việc” nhưng không trúng tuyển, ông H. và chị N. đến nhà Tươi để hỏi cho ra lẽ. Tại đây, Tươi nói nguyên nhân không đậu viên chức là do “có người bỏ tiền nhiều hơn”. Lúc này, Tươi “khuyên” chị N. làm thủ tục phúc khảo bài thi nhằm mục đích nâng điểm. Và lần này, Tươi đòi 25 triệu đồng.
Sau khi bàn bạc, vợ chồng chị N. đồng ý giao 25 triệu đồng và thêm 15 triệu đồng mà đợt đầu ông H. chưa đưa. Khoảng một tháng sau, kết quả kỳ thi tuyển công chức được công bố và chị N. cũng bị…trượt. Biết mình bị lừa, chị N. đến nhà đòi Tươi trả lại tổng cộng 85 triệu đồng. Tuy nhiên, người phụ nữ đành xót xa ra về tay không bởi Tươi đã bỏ trốn.
Theo hồ sơ, với thủ đoạn “chạy việc”, “chạy biên chế” nói trên, Tươi đã lừa 9 bị hại với tổng số gần 800 triệu đồng.
Khai nhận tại tòa, Tươi cho biết số tiền chiếm đoạt dùng để chữa bệnh cho mẹ ruột bị tai biến và con trai, số còn lại dùng để tiêu xài cá nhân.
“Cho bị cáo gửi lời xin lỗi đến các bị hại, quả thật khoảng thời gian đó gia đình bị cáo rất khó khăn. Bị cáo cũng xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, để bị cáo sớm trở về xã hội lo cho mẹ già và đi làm kiếm trả cho các bị hại…”, Nguyễn Thị Tươi nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.
Bản án 7 năm tù là cái giá mà Tươi phải nhận bởi những hành vi lừa đảo đã gây thiệt hại lớn cho nhiều người.
Hai lần bị lừa tiền tỷ 'chạy trường' cho con
Ông Phạm Văn Luyện ôm đầu ngồi sụp xuống ghế cuối phòng xử án, bật khóc khi nghe tin phiên xét xử kẻ lừa tiền của ông và 43 người lần thứ hai lại hoãn.
Sáng 7/7, phòng xử án số 5 của TAND Hà Nội chật kín người khi gần 30 nạn nhân có mặt theo triệu tập của HĐXX. Đa số họ là người trung niên, đã bị Nguyễn Văn Bằng lừa từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng với chiêu giúp "chạy việc", "chạy trường". Trong số này có ông Phạm Văn Luyện, 52 tuổi, đến từ tỉnh Cao Bằng.
"Tôi tuyệt vọng quá, không thể chờ thêm nữa", ông than và kể về biến cố sập bẫy lừa. Ông là thợ sửa xe máy, vợ mở tiệm bán dép. Mong các con "thoát cảnh bần hàn", từ năm 2013, vợ chồng ông mang 350 triệu đồng nhờ người quen ở Hà Nội tìm mối "xin" cho cậu con thứ hai vào một trường công an. Sau hơn một năm, việc "chạy trường" không có kết quả, ông đòi tiền về song mới được trả 270 triệu.
Gia đình ông lại tiếp tục tìm cách xin cho con trai lớn được vào biên chế trong lực lượng vũ trang. "Trên Cao Bằng họ đòi giá 800 triệu đồng, dưới Hà Nội thì rẻ hơn nên tôi lại về đây tìm người giúp", ông Luyện với đôi mắt đỏ ngầu vì mất ngủ, uể oải nói.
Qua người quen, ông được dẫn đến gặp Bằng trong căn nhà ba tầng có bảo vệ đứng canh trước cổng trên phố Đại La. Ông choáng ngợp với nội thất gỗ sang trọng, tường phòng khách và cầu thang treo kín bằng khen của bộ ban ngành, sau này, ông mới biết là văn bằng giả.
Bằng khi đó chừng 50 tuổi, trắng trẻo, nhỏ người tiếp ông đon đả rồi giới thiệu là giảng viên Học viện An ninh, quen biết rất nhiều "ông lớn" tại các cơ quan nhà nước. Bằng cam kết "chạy việc" cho con trai ông, giá tổng cộng 700 triệu đồng.
Bị thuyết phục, ông Luyện về nhà, bắt đầu vay mượn, thế chấp bằng nhiều hình thức để gom đủ tiền. Ông giấu vợ chuyện này. Hai con trai thấy số tiền quá lớn, khuyên dừng lại nhưng ông quyết không thể lỡ cơ hội.
Lần mang 700 triệu đồng xuống đưa cho Bằng, suốt đêm ông Luyện ôm khư khư túi đựng tiền, không dám ngủ trên xe khách. Sau khi đưa tiền, ông được Bằng giao một phong bì chứa giấy báo trúng tuyển đóng dấu đỏ ghi tên con ông. "Tôi đòi chụp ảnh lại nhưng Bằng ngay lập tức cất đi, chỉ đưa cho một bản photocopy, hẹn tuần sau đưa con lên bệnh viện khám sức khoẻ", ông kể.
Chờ nhiều tháng không được gọi nhập học, ông liên lạc nhưng Bằng khất lần rồi cắt liên lạc. Ngày 2/12/2016, ông đến tận nhà Bằng đòi tiền vì "đã quá mệt mỏi". Bằng trả 70 triệu đồng và viết giấy nợ 630 triệu, hẹn 5 ngày sau thanh toán hết nhưng rồi không thực hiện.
Ông Luyện đưa ra giấy biên nhận tiền với Bằng vào năm 2017. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Suốt một năm sau đó, ông Luyện tuần một lần lại bắt xe khách Cao Bằng - Hà Nội xuống đập cổng nhà Bằng, song chỉ đòi được 400 triệu đồng. Tại đây, ông gặp hàng chục phụ huynh khác cũng chung cảnh ngộ. Biết bị lừa, nhưng không ai muốn tố giác vì nuôi hy vọng dần dần Bằng sẽ trả hết tiền cho mình.
Ngày 9/2/2018, từ đơn tố giác của hai nạn nhân, Bằng bị bắt. Nhà chức trách cáo buộc, từ 2011 đến 2017, Bằng đã nhận 23 tỷ đồng của 44 người. Người bị lừa nhiều nhất tới gần 4 tỷ đồng, ít nhất là 72 triệu đồng.
Ngày 7/7, phiên toà sơ thẩm xét xử Bằng về tội Chiếm đoạt tài sản tại TAND Hà Nội đã phải hoãn do vắng 21 người bị hại và nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Phiên tòa sẽ mở lại vào 6/8.
Buồn bã rời cổng TAND Hà Nội giữa trưa nắng chang chang, ông Luyện than 5 năm qua, nỗ lực "đổi đời" cho hai con khiến ông chưa một ngày ngủ ngon, sút 12 kg. Cửa hàng sửa xe máy cũng đã dẹp, đồ nghề chất han gỉ trong góc nhà. Rút trong túi ra khoe tấm ảnh gia đình chụp năm 2013, bật khóc nói: "Đây là bài học để đời, tôi phải kể lại cho con cháu để tránh lại vấp ngã như mình".
Thầy giáo chiếm đoạt 200 triệu tiền "chạy" việc Ông Thành cam kết "chạy" cho con ông Cầu đi làm giáo viên với chi phí 200 triệu đồng, nhưng đến hạn ông Thành không xin được Công an thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành bắt một nam giáo viên ở huyện Krông Ana để xử lý về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ông Thành...