Vết trượt của nữ đại úy CA lừa gần 24 tỷ đồng
Bản thân nguyên là Đại úy, cán bộ công an tỉnh Nghệ An nhưng vì lòng tham, vì những vụ lợi, toan tính cá nhân, Trần Thị Ngọc Hà đã lợi dụng vị trí công việc với nhiều thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 13 người lên tới gần 24 tỷ đồng…
Những quái chiêu lừa đảo
Sinh năm 1980, hộ khẩu thường trú ở khối 3 phường Tường Thi, TP. Vinh, Nghệ An, là cán bộ của Công an tỉnh Nghệ An nhưng hám giàu, thích cuộc sống hưởng thụ nên Trần Thị Ngọc Hà đã lợi dụng sự tín nhiệm của người thân, bạn bè và dùng chiêu trò vay trả lãi suất cao, vay tiền để đảo khế ngân hàng, mua đất để vay tiền tỷ của rất nhiều người.
Ban đầu để có tiền, Hà cũng đã dùng nhiều thủ đoạn như bán đất khống, dùng 1 giấy chứng nhận QSDĐ để bán cho nhiều người và cắm cho ngân hàng. Theo đó, để lấy được niềm tin của nhiều người, từ tháng 6/2007 đến tháng 10/2011, Hà đã “biến” mình thành một đại gia lắm tiền, đi xế xịn, làm ăn theo mô hình lớn, sở hữu rất nhiều mảnh đất trên địa bàn thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.
Người đầu tiên mà Hà nhắm tới là chị Lê Thị Hiệp, trú tại phường Quang Trung, thành phố Vinh, là mợ của mình. Ngày 28/10/2011, biết rõ rằng mình không khả năng trả nợ nhưng Hà vẫn đến gặp chị Hiệp, nói à cần tiền để đảo khế ngân hàng và hiện Hà đang đầu tư vào một dự án lớn ở đại lộ Lê Nin. Vì là mợ cháu và biết Hà là công an nên chị Hiệp không ngần ngại cho Hà vay 3 tỷ đồng.
Vay xong Hà không đảo khế ngân hàng như đã hứa mà đi trả nợ cho người khác và tiêu xài. Không những lừa đảo anh em, họ hàng, Trần Thị Ngọc Hà còn lừa cả người bạn thân thiết thuở hàn vi với mình. Biết được chị V.L, bạn mình ở phường Lê Mao chuẩn bị làm nhà nên ngày 28/2/2011, Hà đã chủ động tìm gặp và dùng thủ đoạn cần tiền để đảo khế ngân hàng nên mới nhờ chị L giúp. Vì tin lời Hà nên chị V.L đã đưa cho Hà 1 tỷ đồng, số tiền mà chị dành dụm bao năm trời mới có được.
Không dừng ở đó, lợi dụng mối quan hệ quen biết với cô giáo H.T.T.H (Giáo viên của một trường T.H ở thành phố Vinh), Hà đã ngon ngọt nhờ cô H điện thoại cho anh P.A (trú tại khối 9 phường Bến Thủy, thành phố Vinh) để vay tiền với lãi suất cao. Ngày 1/6/2011, Trần Thị Ngọc Hà đã chủ động tìm gặp anh P.A và nói là cần tiền để kinh doanh một dự án lớn và xin vay 2 lần tổng số tiền 3,8 tỷ đồng với lãi suất 3.000/1 triệu/ngày.
Những nạn nhân mà Hà lừa đảo có những người là công chức, những người có cuộc sống khá giả nhưng cũng có những người có hoàn cảnh nghèo khó, thu nhập thấp. Đó là trường hợp bà N.T.C , trú tại phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò. Khi biết được bà C đang rất cần vay tiền để cho con đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, Hà đã tỏ ra thân thiện nhiệt tình sẵn lòng giúp đỡ. Ngày 17/9, Hà đã lừa bà C làm thủ tục ủy quyền cho mình lô đất mang tên chồng bà C để Hà đi thế chấp ngân hàng vay tiền cho bà C. Sau khi cầm được bìa đỏ, Hà không thực hiện như lời đã hứa mà đem đến nhờ chị L.T.H (Đại diện Công ty TNHH Khánh An có trụ sở đóng tại thành phố Vinh) thế chấp vay tiền tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương (chi nhánh tại Vinh) với số tiền 2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trả giá
Cùng với những lời hứa ngọt như mía lùi, vay tiền lãi suất cao, vay tiền để đảo khế ngân hàng và cùng nhiều hành vi lừa đảo khác, chỉ trong vòng thời gian ngắn, Hà đưa 13 nạn nhân “vào tròng”. Tổng số tiền mà nữ cựu Đại úy Công an này chiếm đoạt được là 23 tỷ 800.000 triệu đồng, trong đó người ít nhất là 1 tỷ đồng, người nhiều nhất là gần 5 tỷ đồng.
Vụ việc chỉ vỡ lở khi chị Lê Thị Hiệp là mợ của Hà đòi nợ ráo riết. Bị các nạn nhân đòi nợ và truy tìm, một số người quá bức xúc đã đe doạ “làm thịt”, nên ngày 12/12 Hà đã làm đơn xin ra khỏi ngành và đến Công an thành phố Vinh để đầu thú.
Trần Thị Ngọc Hà trước vành móng ngựa
Tại Cơ quan điều tra, Hà khai nhận số tiền chiếm đoạt được đã dùng để mua đất, để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Nhưng Hà không thể chứng minh được đã mua đất ở đâu, trả nợ cho ai, vào thời gian nào. Cơ quan điều tra xác định, Hà đã khắc phục hậu quả cho các bị hại hơn 2 tỷ đồng và đang chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử Trần Thị Ngọc Hà với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được mở ra, người dân thành phố Vinh đã đến ngồi chất kín hội trường theo dõi phiên xét xử.
Đứng trước vành móng ngựa, nữ cựu đại uý cúi gằm mặt, nghe tiếng mắng nhiếc của các nạn nhân ngồi phía dưới. Thỉnh thoảng thị lại đưa tay quệt nước mắt và khai nhận rằng toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt được thị đã dùng đẻ chi tiêu cá nhân và giờ không còn đồng nào. Lời biện minh cho hành vi phạm tội của Hà khiến cho nhiều nạn nhân dưới khán phòng vô cùng tức giận, bức xúc chửi tục. Xét mức độ phạm tội của Trần Thị Ngọc Hà là đặc biệt nghiêm trọng, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trần Thị Ngọc Hà án tù chung thân về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và buộc phải bồi thường cho các bị hại hơn 20 tỷ đồng.
Vẫn chưa làm rõ được đồng phạm
Tại phiên tòa, nhiều bị hại bức xúc cho rằng, các cơ quan tố tụng đã bỏ lột đồng phạm bởi trong quá trình vay tiền đều có sự tham gia của Nguyễn Trường Trung (SN 1976), nguyên là cán bộ Công ty tư vấn Đường bộ Nghệ An và là chồng Hà. Cụ thể, Trung đã 3 lần ký vào giấy vay nợ của 3 người với số tiền hơn 7,2 tỷ đồng vì vậy các bị hại đề nghị phải khởi tố Trung về tội đồng phạm. Hơn thế nữa số tiền mà vợ chồng Hà lừa đảo chiếm đoạt hiện đang tẩu tán ở đâu cũng chưa được làm rõ?.
Trong khi đó, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Trường Trung vì tin tưởng vợ nên mới ký vào các hợp đồng dân sự với mục đích là để vay được tiền chứ không biết rằng trước khi vay, Hà đã có ý thức chiếm đoạt tiền của người khác, do đó chưa đủ cơ sở để khởi tố điều tra Nguyễn Trường Trung về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. HĐXX cho rằng, dù không đủ cơ sở để khởi tố hình sự nhưng Nguyễn Trường Trung phải có trách nhiệm trả nợ cùng Hà về số tiền mà hai vợ chồng cùng ký giấy vay nợ.
Trước khi diễn ra phiên toà này, toà án đã phải trả lại hồ sơ cho VKS tới 3 lần để điều tra lại vì liên quan tới chồng của Hà, người được xác định là đồng phạm. Tuy nhiên, Nguyễn Trường Trung trốn khỏi địa phương, nên VKS không có bổ sung thêm và sẽ xử Nguyễn Trường Trung ở một phiên tòa khác.
Cũng tại phiên toà Sơ thẩm này, luật sư Nguyễn Trọng Điệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, người bảo vệ quyền lợi cho các bị hại cho rằng: Trong cáo trạng của Viện KSND lập luận, Nguyễn Trường Trung không ý thức được hành vi lừa đảo của vợ nên Trung không phải là đồng phạm đã đi ngược lại với khoa học hình sự. Hơn thế, trong hồ sơ vụ án đã có đầy đủ chứng cứ hành vi gian dối của Trung là đã cùng với Hà mang một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi thế chấp lừa đảo nhiều người. Đồng thời căn cứ trên những bút tích trong giấy vay nợ mà phía các bị hại cung cấp có chữ kí của Trung, điều đó chứng tỏ đơn tố cáo của các bị hại là có cơ sở. Do vậy, cho rằng NguyễnTrường Trung đứng ngoài cuộc là không khách quan, luật sư Điệp nói. Việc không khởi tố Nguyễn Trường Trung là không đúng theo quy định của pháp luật,- luật sư Điệp nói rõ quan điểm.
Theo Hồ Hà
Hủy án vụ chủ DN bắt tay cán bộ ngân hàng lừa dân
Biết chủ doanh nghiệp có sai phạm nhưng một phó phòng giao dịch ngân hàng vẫn bắt tay để hưởng hoa hồng 3% trên tổng số tiền được vay.
Bị cáo Thuận tại phiên phúc thẩm.
Ngày 10/10, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra xét xử lại từ đầu trong vụ án đưa, nhận hối lộ và lừa đảo xảy ra tại tỉnh Đồng Tháp vào năm 2008 do vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Huỳnh Vũ Thuận là chủ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Tây Hồ, thị trấn Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Do cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực nuôi cá nên Thuận thế chấp toàn bộ tài sản để vay tiền ngân hàng. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ, đầu tư nuôi cá không thành công nên Thuận mất khả năng thanh toán, từ đó nảy sinh ý định dụ nhiều người dân lấy sổ đỏ của họ đi thế chấp vay ngân hàng.
Do có mối quan hệ quen biết với Phạm Công Hải (SN 1977, nguyên Phó Phòng giao dịch huyện Hồng Ngự thuộc Vietcombank chi nhánh tỉnh Đồng Tháp) nên kế hoạch của Thuận khá thuận lợi.
Từ cuối năm 2008 đến giữa năm 2009, Thuận đã nhờ Huỳnh Thanh Bình (SN 1960, anh họ Thuận) đi tập hợp nhiều hộ dân có nhu cầu vay vốn để sản xuất bằng cách yêu cầu họ giao sổ đỏ để liên kết với doanh nghiệp của Thuận lập hồ sơ vay tiền ngân hàng.
Kết quả, Thuận và Bình đã lập hồ sơ vay hai ngân hàng VietcomBank và KienlongBank gần 7 tỉ đồng. Thuận giao cho người dân số tiền gần 3 tỉ, còn lại 3,7 tỉ đồng Thuận chiếm đoạt trả nợ và đầu tư.
Trong vụ án này, Hải được Thuận lót tay 137 triệu đồng trên tổng số tiền được vay của VietcomBank. Khi bị bắt, Hải đã giao lại toàn bộ tiền thu lợi bất chính.
Xét xử sơ thẩm lần 2, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Thuận 19 năm tù, Bình 13 năm tù về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đưa hối lộ, Hải bị 14 năm tù do nhận hối lộ và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Phạm Dũng
Mê cá độ, kỹ sư lừa 'chạy việc' tiền tỷ Để có tiền cá độ bóng đá, kỹ sư Thiết đã hứa "chạy việc" cho nhiều người rồi chiếm đoạt với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Kỹ sư Thiết. Ảnh: K. Giang Ngày 21/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã bắt tạm giam Nguyễn Xuân Thiết (53 tuổi, quê Quảng Bình, ngụ P.7, TP.Vũng Tàu)...