Vết tích vĩ đại của những nền văn minh đã mất
Nền văn minh Maya sụp đổ vì sự xâm lược của thực dân Tây Ban Nha, còn nền văn minh, còn đế chế Inca diệt vong do bệnh dịch và cuộc chiến giành quyền lực.
Nền văn minh của người Maya
Maya là một trong những nền văn minh đặc sắc nhất thế giới do những người Maya, một bộ phận thổ dân châu Mỹ, xây dựng lên từ 2.000 năm trước ở khu vực thuộc đông nam Mexico, bắc Guatemala và Honduras ngày nay.
Tàn tích còn sót lại của nền văn minh Maya. Ảnh: CNN.
Nền văn minh Maya đạt tới đỉnh cao trong lĩnh vực xây dựng bộ máy nhà nước, kiến trúc, toán học, thiên văn học hay tính toán thời gian, ngày tháng. Căn cứ vào những di vật còn sót lại, các nhà khảo cổ học xác định rằng, các quốc gia cổ đại của người Maya được thành lập trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia của người Maya diệt vong trong thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Quốc gia cuối cùng của nền văn minh trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico sụp đổ vào thế kỷ 16, sau khi Tây Ban Nha xâm chiếm khu vực.
Nền văn minh Maya là một trong những nền văn minh gây ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện đại. Lịch của người Maya từng khiến nhiều người lo ngại về ngày tận thế của trái đất, khi nó kết thúc đúng vào ngày 21/12/2012. Các nhà khảo cổ học từng đặt ra rất nhiều giả thuyết xung quanh cuốn lịch và những cuộc tranh cãi chỉ chấm dứt khi tận thế không xảy ra.
Nền văn minh của người Inca
Inca là một tộc người da đỏ sống ở miền nam châu Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca tạo ra một vương quốc rộng lớn có tổ chức cao. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế Inca trải dài từ Ecuador đến Chile và Argentina ngày nay. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tâm linh nằm ở Cuzco, thủ đô của Peru. Đế quốc Inca suy tàn do dịch bệnh và cuộc nội chiến tranh giành quyền lực.
Thành phố Machu Picchu của người Inca. Ảnh: CNN.
Khi nhắc tới nền văn minh của người Inca, người ta không thể bỏ qua sự tồn tại của Machu Picchu – một khu phế tích nổi tiếng. Nó là thành phố gần như nguyên vẹn, ngự trị trên một quả núi hình chóp nhọn, nằm ở độ cao 2.430 m so với mực nước biển. Thành phố này từng rơi vào quên lãng trong suốt nhiều thập kỷ nhưng hiện tại nó là một trong 7 kỳ quan thế giới mới từ năm 2007.
Video đang HOT
Nền văn minh Tiwanaku
Tồn tại từ năm 500 đến 900 sau Công nguyên, nền văn minh Tiwanaku từng có dân số lên tới hàng trăm ngàn người ở giai đoạn hưng thịnh. Các nhà khảo cổ đánh giá Tiwanaku là một trong những nền văn minh quan trọng ở châu Mỹ. Tàn tích của nó nằm ở miền tây Bolivia, do người Tây Ban Nha phát hiện khi họ ồ ạt đánh chiếm Nam Mỹ trong thế kỷ 16.
Tàn tích của nền văn minh Tiwanaku. Ảnh: AFP.
Các tài liệu cho thấy, nền văn minh Tiwanaku từng coi họ là trung tâm thế giới. Cội nguồn của nó bắt đầu từ năm 1.500 trước công nguyên. Tuy nhiên, phải tới năm 500 sau Công nguyên, nền văn minh này mới thực sự hưng thịnh. Nó sụp đổ vào năm 1.200 sau công nguyên.
Trên thực tế, những bí mật của người Tiwanaku đã biến mất vĩnh viễn do họ chưa sáng tạo ra chữ viết để truyền lại thành tựu cho đời sau. Dựa vào những thứ còn sót lại, người ta khẳng định Tiwanaku là nền văn minh nông nghiệp. Người Tiwanaku xây dựng được hệ thống thủy lợi cao 4.000 m so với mực nước biển.
Nền văn minh Chan Chan
Theo các tài liệu nghiên cứu, nền văn minh Chan Chan khởi nguồn từ năm 850 trước Công nguyên và trải qua giai đoạn cực thịnh trong những năm đầu thế kỷ 15. Lúc cao điểm, dân số của nền văn minh Chan Chan lên tới 30.000 người. Những hình vẽ khổng lồ kỳ lạ trên cao nguyên Nazca, Peru là vết tích còn sót lại của nền văn minh Chan Chan.
Hình vẽ lạ trên cao nguyên Nazca. Ảnh: Wikipedia.
Tàn tích của nền văn minh Chan Chan cho thấy nghệ thuật xây dựng của họ đạt tới đỉnh cao. Họ xây dựng những công trình kiên cố và khắc hình lên những bức tường để phân chia khu vực làm việc, sinh sống hay thờ cúng. Tuy nhiên, nền văn minh Chan Chan lụi tàn khi đế chế Inca xâm lược.
Ngày nay, nhân loại vẫn trầm trồ trước những tàn tích của nền văn minh Chan Chan. Những hình vẽ khổng lồ và hết sức kỳ dị trên cao nguyên Nazca khiến giới khoa học đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu. Người ta đưa ra rất nhiều giả thuyết xung quanh những hình vẽ. Nhiều người tin rằng, hình vẽ kì dị ấy là cách thức liên lạc với người ngoài hành tinh.
Hồng Minh
Theo Tri thức trực tuyến
Du lịch xanh bền vững: Con đường 'mới mà không mới' của bà Thái Hương
Những động thái gần đây cho thấy Tập đoàn TH - doanh nghiệp đứng đầu ngành sữa đang muốn lấn sân lĩnh vực bất động sản với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng lớn trải dài khắp từ Yên Bái, Quảng Ninh đến Kon Tum, theo hướng du lịch xanh, gắn với tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Mang "chìa khóa vàng" làm du lịch xanh
Tập đoàn TH với nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Thái Hương, từ ngày khởi dựng đến nay đã được gắn liền với những chiếc "chìa khóa vàng" trong suốt 10 năm hoạt động.
Từ chiếc "chìa khóa vàng" trong nông nghiệp, biến vùng sơn cước hẻo lánh Nghĩa Đàn, Nghệ An thành một vùng quê trù phú với những trang trại bò sữa, cánh đồng cỏ đẹp "như giữa trời Âu", đến chiếc "chìa khóa vàng" trong giáo dục và y tế, TH đã mang lại những giá trị tốt đẹp hơn cho người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội, như chính cái tên TH (True Happiness - Hạnh phúc đích thực) của Tập đoàn này.
Những "Chìa khóa vàng" đó của TH khác nhau ở mỗi lĩnh vực, nhưng cùng có một điểm chung, đó là dù hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nào, TH và nhà sáng lập Thái Hương cũng kiên tâm một con đường "Trân quý Mẹ Thiên nhiên", tôn trọng và bảo tồn tự nhiên để phát triển bền vững.
Những cánh đồng mênh mông với máy móc canh tác, thu hoạch hiện đại, trồng nguyên liệu thức ăn cho đàn bò 45.000 con của TH tại trang trại ở Nghĩa Đàn, Nghệ An
Sau khi đã thành công với những dự án sữa tươi sạch, thực phẩm sạch và hữu cơ, đang phát triển bền vững với các dự án giáo dục, y tế,...những động thái gần đây cho thấy TH đang lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng lớn trải dài khắp từ Yên Bái, Quảng Ninh đến Kon Tum.
Với những thông tin về các dự án mới này, có thể thấy Tập đoàn TH vẫn mang theo chiếc "Chìa khóa vàng" của họ khi kiên định đầu tư sang bất động sản, du lịch theo hướng du lịch xanh, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Những dự án bất động sản "nghìn tỷ" với cam kết "Trân quý Mẹ Thiên nhiên"
Ngày 12/11 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Công ty Cổ phần Tập đoàn TH do bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược làm trưởng đoàn, về triển khai các dự án nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái của Tập đoàn tại tỉnh Kon Tum.
Trong số 4 dự án của TH tại Kontum, quy mô lớn nhất phải kể đến dự án trồng và chế biến dược liệu kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại xã Hiếu, Đăk Tăng, Măng Bút, huyện Kon Plông trên điện tích khoảng 11.580ha. Được biết, dự án này tọa lạc gần ngay thiên đường nghỉ dưỡng Măng Đen - nơi được mệnh danh là "Đà Lạt thứ hai" với rừng nguyên sinh phủ kín khắp nơi, khí hậu mát mẻ quanh năm với nhiều thắng cảnh hồ, thác nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hòa và bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH ký kết bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư, triển khai các thủ tục pháp lý để thực hiện 4 dự án
Trước khi đến Kon Tum, tháng 7/2019, Tập đoàn TH do bà Thái Hương dẫn đầu cũng đã về Quảng Ninh thực hiện các chuyến khảo sát tại các huyện Bình Liêu và Đầm Hà để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Làm việc với ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, bà Thái Hương đã đề xuất ý tưởng đầu tư phát triển du lịch xanh, sạch, độc đáo... ở khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh. Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc đánh giá cao quy mô, uy tín của Tập đoàn TH và nhấn mạnh Quảng Ninh sẵn sàng chấp thuận đề xuất của doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn.
Không chỉ tại Quảng Ninh, Kon Tum, Tập đoàn TH cũng vừa được chấp thuận đầu tư dự án du lịch sinh thái 2.700 tỉ đồng tại Yên Bái. Theo đó, tỉnh Yên Bái đã cấp quyết định chủ trương đầu tư Dự án khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế Vân Hội cho Công ty cổ phần Phát triển du lịch và nghỉ dưỡng quốc tế Vân Hội (thuộc Tập đoàn TH). Dự án có tổng vốn đầu tư 2.700 tỉ đồng, tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là hơn 764 ha thuộc địa phận các xã Việt Cường, Vân Hội, huyện Trấn Yên. Dự kiến đến năm 2025, Dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác.
Theo ý tưởng quy hoạch ban đầu, Dự án khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế Vân Hội sẽ được thực hiện với 5 hạng mục lớn. Thứ nhất là sân golf 36 lỗ với diện tích 696 ha được bao quanh bởi những diện tích cây trồng tươi xanhh quanh năm. Thứ hai là trung tâm hội nghị và thương mại quốc tế (Công viên nước và khu vui chơi giải trí; khu resort và khách sạn 5 sao). Thứ ba là công viên văn hóa (khu dưỡng lão; khu bảo tồn động vật bán hoang dã...). Thứ 4 là khu du lịch nghỉ dưỡng theo chủ đề châu lục. Thứ 5 là các tuyến đường kết nối tới khu dự án gồm có 4 tuyến đường bộ, 3 tuyến đường thủy, 1 tàu leo núi và 1 tuyến đường đê.
Trân quý Mẹ Thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên là cam kết của TH trong các dự án du lịch xanh
Bà Thái Hương cho biết, Tập đoàn đã mời các chuyên gia tìm hiểu khảo sát và đi đến thống nhất lên ý tưởng cụ thể cho Khu du lịch và nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế Hồ Vân Hội.
Ông Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn TH và đơn vị tư vấn trong việc thiết kế. Tập đoàn đã nghiêm túc khảo sát, nghiên cứu bài bản nhằm đưa ra cách tiếp cận mới mẻ, phương án đầu tư tôn trọng đặc điểm tự nhiên và các giá trị truyền thống của địa phương, đề cao việc bảo tồn thiên nhiên và phát huy các nét văn hóa đặc sắc của tỉnh Yên Bái, đồng thời, lồng ghép, giới thiệu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền khác nhau trên thế giới như kiến trúc, phong tục...
Với những kinh nghiệm và cơ sở đã có, TH hiểu rõ việc làm du lịch xanh gắn với việc tiết kiệm tài nguyên, tận dụng năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước, bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với sử dụng sản phẩm hữu cơ thuần khiết và thực phẩm sạch,....là cách làm sẽ mang lại những giá trị bền vững cho doanh nghiệp, khách hàng, cộng đồng và xã hội.
Lấn sân sang bất động sản và du lịch, TH và Bà Thái Hương có thể chưa thu lại lợi nhuận một cách nhanh chóng, nhưng triển vọng lợi ích là bền vững, khi những dự án của TH sẽ góp phần cải thiện giao thông, hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động địa phương, nâng cao nhận thức về bảo vệ tự nhiên, góp phần tạo ra một nền sản xuất - dịch vụ văn minh, thân thiện với môi trường, đánh thức những vùng đất đáng sống giàu tiềm năng mà ở đó mọi lợi ích đều hài hòa, con người và thiên nhiên đều được hưởng lợi.
PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Khát vọng Lý Sơn H. Lý Sơn là địa phương nằm trong quy hoạch "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ hội để Lý Sơn phấn đấu trở thành "hạt nhân" của Khu du lịch Quốc gia. Khách du lịch đến Lý Sơn ngày càng đông. Tiềm năng vượt...