‘Vết thương’ trên những thân tàu từ Hoàng Sa
Những ngày qua, nhiều người đi ngang quân cảng Đà Nẵng chứng kiến những con tàu của lực lượng kiểm ngư, Cảnh sát biển từ Hoàng Sa trở về với những &’vết thương’ trên thân tàu. Ai ai cũng căm phẫn, và có người đã bật khóc…
Vết thương trên những thân tàu
Như VietNamNet đã đưa, nhiều con tàu của lực lượng Cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ngoài biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc cố tính đâm vào gây hư hỏng.
Tàu CSB 2013 là một trong những con tàu bị các tàu Trung Quốc đâm vừa trở về từ Hoàng Sa để sữa chữa tại quân cảng Đà Nẵng hôm 14/5.
Tàu Cảnh sát biển tại quân cảng Kỳ Hà, Núi Thành chuẩn bị nhổ neo ra lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ
Phút thư giãn tại tổng hành dinh vùng 2 cảnh sát biển của anh em chiến sĩ chuẩn bị lên đường ra Hoàng Sa
Thượng úy Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng tàu CSB 2013 kể: “Suốt từ ngày Trung Quốc gây hấn tại vùng biển Hoàng Sa, tàu của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư liên tục bị hàng trăm lượt tàu Trung Quốc tấn công và đâm húc”.
Thượng úy Anh nhớ như in giờ phút đối mặt với hàng chục tàu Trung Quốc hung hăng vây quanh. Tuy nhiên, các chiến sĩ vẫn bình tĩnh đối phó.
“Tàu CSB 2013 cùng Biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiến vào khu vực lắp đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền Việt Nam, thì bất ngờ bị hai tàu hải cảnh TQ mang số hiệu 32101 và 37101 ép sát kẹp chặt vào giữa và tới tấp dùng vòi rồng phun vào.
Video đang HOT
Trước tình thế hiểm nguy, anh em trên tàu bình tĩnh điều khiển tàu tăng tốc. Nhưng do bị kẹp chặt, một chiếc hải cảnh lao vào khiến tàu CSB 2013 “bị thương” ở mạn phải. Hàng lan can dài khoảng 8 mét bị gãy đổ, phần con lươn mạn phải bị móp với chiều dài khoảng 3 m” – Thượng úy Anh kể.
Mặc dù “bị thương tích” nhưng con tàu cùng lực lượng cảnh sát biển Việt Nam không hề nao núng và bình tỉnh thoát khỏi vòng vây của tàu Trung Quốc hung hăng.
Trong khi đó, tại tổng hành dinh Vùng 2 Cảnh sát biển ở quân cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành (Quảng Nam), liên tục có những con tàu xuất bến, lên đường làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa.
Thân tàu Kiểm ngư đầy thương tích do bị tàu Trung Quốc đâm đang trở về cảng Đà Nẵng để sữa chữa.
Chúng tôi gặp Đại úy Đặng Lê Sơn, Thuyền trưởng tàu CSB 2015 đang cùng đồng đội chuẩn bị đưa tàu trở lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Con tàu CSB 2015 đã cập cảng &’chữa thương’ do bị tàu Trung Quốc đâm.
“Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 16-5-2014 tàu CSB CSB 2015 Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 ở cự ly khoảng 5,5 hải lý thì 3 tàu Trung Quốc bao vây. Các tàu của Trung Quốc gồm tàu 3411 vây ép mạn phải và tàu 46001 vây ép mạn trái tàu CSB 2015.
Khi hai tàu Trung Quốc kẹp tàu CSB 2015 vào giữa thì bất ngờ tàu thứ 3 của Trung Quốc lao thẳng vào tàu CSB 2015 gây hư hỏng nặng” – Đại úy Sơn kể.
Điểm tựa hậu phương
Đại tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng Vùng CSB 2 bảo rằng, suốt gần 1 tháng qua, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư luôn sát cánh bên nhau thành một khối thống nhất để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Chính trị viên tàu CSB 2015, Thượng úy Đỗ Vũ Hiệp cho biết, dù tàu Trung Quốc hung hăng, tìm cách gây hấn nhưng lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam vẫn luôn kiên nhẫn, kiềm chế với thái độ ôn hòa.
“Chúng tôi luôn cảnh giác và xác định không lùi bước!” – Thượng úy Hiệp khẳng định.
Còn Thượng úy Ngô Thái Cảnh, Thuyền trưởng tàu 9002 thì khẳng định: “Suốt những ngày căng thẳng, mỗi một cán bộ chiến sĩ đều xác định nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Tổ quốc lên trên hết. Chúng tôi vững vàng, tự tin, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh. Bởi đằng sau chúng tôi là hậu phương vững chắc”.
Đại tá Nguyễn Quang Trung kể rằng, suốt gần 1 tháng qua, ông và đồng đội gần như không đêm nào ngủ ngon giấc.
Khi ngồi tâm sự, vị chỉ huy này nhớ vanh vách từng hoàn cảnh của anh em như Thượng úy Lê Trung Thành, Thuyền trưởng tàu CSB 4033, nhận nhiệm vụ lên đường khi mẹ bị bệnh nặng đang phải cấp cứu tại bệnh viện.
Còn Thiếu úy Nguyễn Văn Toản, Chính trị viên tàu CSB 2012, mới cưới vợ được 3 ngày cũng phải lên đường.
Hàng chục cán bộ chiến sĩ như Trịnh Văn Tuấn, Vũ Xuân Tiến, Phạm Xuân Hùng, Nguyễn Thành Công, Hồ Trung Sơn, Phạm Văn Doanh… Mỗi người một hoàn cảnh với đầy rẫy khó khăn trong cuộc sống và cảnh vợ con ngóng đợi trên bờ.
Đại tá Trung tâm sự: Suốt những ngày khó khăn gian khổ, đối mặt với hiểm nguy, lực lượng cảnh sát biển vùng 2 nói riêng và lực lượng cảnh sát biển nói chung đã nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của đồng bào cả nước và ở nước ngoài. Điều đó đã giúp chúng tôi vững tin để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc!
Theo Vietnamnet
Báo Malaysia: Trung Quốc phải chịu trách nhiệm làm giảm nhẹ căng thẳng
Báo Malaysian Insider hôm nay (22/5) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trao đổi với người đồng cấp Việt Nam mối quan ngại của Mỹ đối với các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết, ông John Kerry đã trao đổi với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sáng 21/5 về các vấn đề khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Ảnh Reuters)
Căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ đang leo thang trong khu vực, xuất phát từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công tàu chấp pháp Việt Nam, từ đó dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.
Theo Malaysian Insider, Washington coi Trung Quốc là bên chịu trách nhiệm chính trong giải quyết xung đột, giảm nhẹ căng thẳng.
"Ngoại trưởng John Kerry bày tỏ lo ngại trước quyết định có tính khiêu khích của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981 và đưa nhiều tàu quân sự tới vùng biển tranh chấp với Việt Nam, gây căng thẳng trong khu vực và dẫn đến những cuộc biểu tình tại Việt Nam", bà Jen Psaki nói.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry "kêu gọi cả hai bên kiềm chế, thực hiện các bước để giảm nhẹ căng thẳng, đảm bảo an toàn cho các tàu trên biển, và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế", bà Psaki nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng mời Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tới Washington để "tham vấn hàng loạt các vấn đề song phương và khu vực, là một phần của mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ- Việt", phát ngôn viên Jen Psaki cho biết.
Washington nói rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước đồng minh trong khu vực Biển Đông .
Nhưng Mỹ kêu gọi tất cả các bên tham gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo VTC
Chân mình còn... Ở đâu, ở đất nước nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Ở đâu, đất nước nào cũng có pháp luật và pháp luật phải được thượng tôn - Quốc tế cũng có luật pháp mà các nước tham gia ký kết các văn bản luật pháp quốc tế - mặc nhiên phải tuân thủ. Tất nhiên trong đời sống xã hội, nhiều...