“Vết thương mới” nơi rốn lũ, Mường Bang tan hoang
“Vết thương cũ” chưa kịp lành, rốn lũ Mường Bang (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) lại “oằn mình” hứng chịu “vết thương mới” với 2 cơn bão số 3, số 4 vừa qua gây ra.
Biết chúng tôi có ý định vào r ốn lũ Mường Bang, anh Phan Quý Dương – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Yên, nhắc nhở: “Đường vào Mường Bang rất khó đi. Mấy hôm trước vào Mường Bang, khi tới địa phận xã Mường Do, tôi phải nhờ người khiêng xe máy qua suối, vì nước ngập lưng người. Các anh vào đó phải hết sức cẩn thận”.
Đường vào xã Mường Bang bị sạt lở nhiều đoạn
Đúng như lời anh Dương nói, dọc theo tỉnh lộ 114, từ ngã ba bãi Đu vào Mường Bang, có nhiều điểm bị sạt lở, đất đá ngổn ngang. Ngay đoạn chạy qua xã Tân Lang (Phù Yên) có chỗ bùn ngập nửa bánh xe, kéo dài cả trăm mét. Đoạn qua suối Mường Do, nước đã rút nhưng cũng gần ngập bánh xe, nếu non tay lái thì rất khó để đi qua.
Mất hơn 2 giờ đồng hồ đi xe máy, đánh vật với con đường lầy lội, ghập ghềnh đất đá, cuối cùng chúng tôi cũng đến được trung tâm xã Mường Bang.
Mưa lũ cuốn trôi nhà vệ sinh trường Tiểu học Mường Bang
Ngồi trong phòng làm việc, anh Đinh Văn Hợi – Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bang, giọng rầu rĩ: “Mưa bão khủng khiếp quá anh ạ ! Cơn lũ lịch sử xảy ra hồi tháng 10.2017, khiến Mường Bang tan hoang. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cấp, các nghành trong và ngoài tỉnh, huyện và sự sẻ chia khó khăn của các nhà hảo tâm, chính quyền, nhân dân xã Mường Bang đã nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ. “Vết thương cũ” chưa kịp lành lại thì Mường Bang lại mang thêm “vết thương mới” do cơn bão số 3 gây ra”.
Video đang HOT
Đất đá vùi lấp hơn 12ha ruộng củ người dân xã Mường Bang
Chị Phùng Thị Quang – Bí thư Đảng ủy xã Mường Bang, cho biết: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (hồi tháng 7.2018) trên địa bàn xã Mường Bang xảy ra mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Nước khắp nơi đổ xuống suối, tạo thành lũ, làm sập, cuốn trôi nhà lắp ghép – nơi làm việc của lãnh đạo Đảng ủy và các đoàn thể của xã. Mưa lũ còn vùi lấp hơn 12ha ruộng, cuốn trôi gần 1h lúa nương, làm hỏng 7 đập thủy lợi, 80 hộ dân phải di dời khẩn cấp…
“Ngày 20.7, ở Mường Bang, mưa từ sáng đến tối vẫn không ngớt. Nước suối dâng cao, chảy cuồn cuộn. Khoảng 11h đêm, tôi vội vã ra trụ sở xã kiểm tra. Nhận thấy ngôi nhà lắp ghép có nguy cơ bị lũ “nuốt chửng” ngay lập tức tôi gọi điện, huy động cán bộ, người dân gần đó đến chuyển hồ sơ, tài liệu lên nhà văn hóa. Cũng may, sau khi chuyển xong thì rầm một cái, cả ngôi nhà lắp ghép gồm 5 phòng làm việc bị lũ đánh sập, cuốn trôi nhiều ván gỗ trong phút chốc. Lúc đó, vào khoảng 1h sáng ngày 21.7″ – chị Quang nhớ lại.
Mưa lũ làm sập, cuốn trôi nhà lắp ghép – nơi làm việc của Đảng ủy, các đoàn thể xã Mường Bang
“Nói có sách, mách có chứng” chị Quang dẫn chúng tôi ra đằng sau dãy nhà làm việc của lãnh đạo UBND xã. Vết tích căn nhà lắp ghép vẫn còn đó, với những khung sắt được vớt lên từ lòng suối. Dãy nhà này chỉ cách con suối chưa đầy 2m với những vết nứt rộng dài trên nền đất.
Chỉ tay sang trường tiểu học xã Mường Bang, nằm cạnh UBND xã, chị Quang thở dài ngao ngán: “Không chỉ làm sập ngôi nhà lắp ghép của xã, nước lũ còn cuốn trôi nhà vệ sinh của trường Tiểu học Mường Bang. Nhà vệ sinh này mới hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng được ít ngày. Nguy hiểm hơn đó là con suối giờ đã lấn sát móng dãy nhà lớp học của học sinh. Nếu tiếp tục mưa lũ nữa thì không biết thế nào”.
Cũng theo chị Quang, lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến kiểm tra, động viên xã cố gắng khắc phục. Phương án tạm thời là sẽ làm kè dọ thép phía sau dãy nhà UBND xã và trường tiểu học Mường Bang.
Từ khi lũ cuốn trôi nhà lắp ghép, một số cán bộ xã Mường Bang phải làm việc tạm trong nhà văn hóa, một số cán bộ thì ghép chung phòng làm việc. Mỗi phòng có từ 3 – 4 cán bộ, làm việc trong không gian chật hẹp, Bộ bàn ghế dành để tiếp dân cũng phải kê tạm ngoài nhà xe.
Nơi làm việc của cán bộ xã Mường Bang là những ngôi nhà tạm, trật trội
“Đợt mưa bão vừa qua, nước lũ khủng khiếp hơn cả cơn lũ năm ngoái, nhưng nhờ đã có kinh nghiệm nên Mường Bang may mắn không bị thiệt hại về người. Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn về hoa màu, tài sản, đường giao thông, công trình thủy lợi trên địa bàn xã. Chỗ làm việc chật chội chúng tôi còn có thể tạm thời khắc phục được, chứ ruộng nương của bà con bị vùi lấp bởi đất đá thì rất khó để khắc phục. Hơn 12ha ruộng mà người dân cấy được hơn 1 tháng bị vùi lấp trong đất đá. Nguy cơ thiếu ăn lại “bủa vây” người dân nơi rốn lũ này” – anh Hợi thông tin.
Theo Danviet
Đau đớn mùa thóc nổi nơi rốn lũ Phù Yên
Trận lũ lịch sử ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ngày 10.10 đã khiến hàng nghìn hộ dân trồng lúa nơi đây rơi vào cảnh điêu đứng. Hàng trăm ha lúa vụ hè thu đang đến kỳ cho thu hoạch bị lũ vùi dập, cuốn trôi. Những hạt thóc mẩy vàng óng đang hứa hẹn mùa ấm no giờ bị vùi lấp dưới lớp bùn, cát và rác rưởi.
Những hạt lúa mót lại sau trận lũ, dính đầy bùn cát được bà con nông dân đem về sàng, rửa. Nước đục ngầu, hạt lúa lép nổi lềnh bềnh trên mặt nước, hạt chìm bị thâm xì vì ngâm lâu trong đất, có hạt đã có dấu hiệu bốc mùi. Nhìn những nông dân đang sàng rửa, đãi thóc trong chậu nước với mong muốn gỡ gạc được chút ít sau vụ lúa thất bát, chúng tôi không khỏi xót lòng. Theo người dân vùng lũ Phù Yên, dù có thể thóc này sẽ đắng gạo vì phải ngâm lâu trong nước lũ nhưng vẫn có thể nhặt về nuôi gà, nuôi lợn cho đỡ phí công hoài công chăm sóc.
Những hạt thóc dính đầy bùn đất được người dân gặt đem về sàng rửa để làm thức ăn cho lợn, gà.
Trận lũ ống, lũ quét lịch sử ở Phù Yên làm thiệt hại hàng trăm ha ruộng lúa của người dân ven các con suối. Nơi cơn lũ quét qua kéo theo đất đã lấp hết ruộng lúa của bà con, nhiều thửa ruộng lúa đã chín vàng, độ hơn chục ngày nữa bắt đầu thu hoạch, giờ chìm trong bùn đất. Cả cánh đồng lúa hôm trước vàng óng, giờ đổ rạp xuống với ngổn ngang đất cát, cây que, túi nilon...
Ấy vậy mà nhiều nông dân vẫn kiên nhẫn tranh thủ trời tạnh ráo ra đồng bới đất, nhặt nhạnh những bông lúa còn sót lại dưới lớp bùn đất đem về sàng rửa. Họ làm việc ấy một cách cần mẫn với hy vọng "còn nước còn tát", có thể giúp họ qua cơn đói đang hiện hữu trước mắt. Hầu hết những hộ nông dân này thu nhập cả năm chỉ trông chờ vào ruộng lúa nên mất mùa lúa là một tai họa.
Tuy lúa dính đầy bùn đất nhưng người dân vẫn cố gắng gặt với hy vọng vớt vát được chút ít đem về.
Đang loay hoay rửa những hạt thóc dính đầy bùn đất vừa lấy từ ruộng về, ông Đinh Văn Dỉ, bản Tạo II, xã Gia Phù (Phù Yên, Sơn La) ngậm ngùi: "Cả nhà tôi có 2.000m2 ruộng lúa, như mọi năm gặp thời tiết thuận lợi cũng thu được hơn một tấn gạo. Năm nay phần thì bị cuốn trôi, phần còn lại bị đất cát vùi lấp hết cả. Sau này không biết sẽ lấy gì để ăn đây. Tôi đang cố đãi mớ thóc này lấy vài chục kg mà không biết có được không?".
Người dân đem lúa dính bùn đất ra bờ sông sàng rửa.
Còn gia đình anh Lò Văn Ước, bản Bùa Chung III, xã Tường Phù (Phù Yên) có 1.200m2 lúa ruộng thì 1.000m2 bị đất cát vùi lấp phẳng lì. Hơn 2 tuần qua, vợ chồng anh Ước cố gắng thu nhặt, vớt vát những bông lúa bị đổ, đất cát vùi lấp đem về sàng rửa cũng chỉ được 50kg thóc, đấy còn chưa kể hạt thóc đã bị mốc, thối. Anh Ước tâm sự: "Gia đình có 6 người, có 2 người con đang học. Tiền lo ăn học cho con đều lấy từ việc bán thóc lúa, giờ thóc lúa còn chẳng đủ ăn, lấy tiền đâu nuôi con ăn học bây giờ".
Sau mưa lũ, hàng trăm nông dân ở Phù Yên rơi vào cảnh thiếu ăn, cái đói cận kề. Qua báo cáo của Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Phù Yên, được biết, trong đợt lũ vừa qua, Phù Yên thiệt hại trên 640ha lúa, trong đó lúa nước là 603ha bị đất cát vùi lấp, lúa nương trên 36ha bị xói mòn, cuốn trôi...
Trước cảnh tan hoang của hàng trăm ha lúa trong trận mưa lũ vừa qua, ông Lê Tiến Quân, Phó chủ tịch huyện Phù Yên cho biết: "Để giúp người dân khắc phục thiệt hại, huyện đã tham mưu cho UBND tỉnh, chỉ đạo hỗ trợ gạo cứu đói cho nhân dân. Đồng thời, vận động các nhà hảo tâm quyên góp của cải, vật dụng ủng hộ bà con vùng lũ vượt qua thời gian khó khăn này".
Cả đống thóc bị mốc, thối sau mưa lũ.
Một số nơi do lúa còn quá non không lấy được, người dân đem trâu, bò thả vào ăn.
Theo Danviet
Sắp thu chục tỷ từ hoa thiên lý, dân xứ Nghệ bị ông trời cướp trắng Nhiều hộ dân ở xã Nam Xuân, Nam Anh, Khánh Sơn, Nam Kim... Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã khởi sắc nhờ trồng hoa thiên lý. Nhưng đợt mưa lũ vừa qua, hàng chục ha hoa thiên lý bị ngâm trong nước lâu ngày dẫn tới chết héo, gây thiệt hại nặng nề. Thời điểm tháng 6 - 7, người dân các xã...