Vết thương của Nga sau hai tháng tham chiến ở Syria
Sau hơn hai tháng phát động chiến dịch không kích chống IS, kết quả thu về của Nga không đạt được những gì mà các tướng lĩnh nước này kỳ vọng.
Chiến đấu cơ Nga tham gia chiến dịch không kích IS ở Syria. Ảnh: RT
Khi Nga quyết định can thiệp quân sự ở Syria hôm 30/9, Daniel W.Drezner, giáo sư chuyên ngành chính trị quốc tế ở trường Luật và Ngoại giao thuộc Đại học Tuffs đã viết rằng “Những nước lớn luôn tỏ ra mình mạnh nhất khi họ mở rộng hoạt động trong một khu vực. Nhưng những gì xảy ra sau đó mới là vấn đề”.
Theo giới phân tích, những vấn đề trong chiến dịch can thiệp của Nga đang ngày càng lộ rõ, và quốc gia này có thể sẽ sa lầy vào một cuộc chiến dài hơi trong lần đầu tiên điều quân ra xa lãnh thổ của mình đến vậy.
Giáo sư Drezner cho rằng sau hai tháng không kích, những kết quả mà Nga đạt được ở Syria không mấy khả quan. Dù không quân Nga đã thực hiện hàng nghìn lượt xuất kích để yểm trợ hỏa lực, quân đội Syria không giành thêm được bất kỳ vùng lãnh thổ đáng kể nào trong các chiến dịch phản công.
Trong khi đó, cái giá mà Nga phải trả cho chiến dịch quân sự này là không hề nhỏ. Một máy bay hàng không dân dụng Nga bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đặt bom nổ tung trên bầu trời Ai Cập. Một chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khiến quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ xuống cấp nghiêm trọng, và một trực thăng bị bắn cháy khi đang cố gắng tìm kiếm phi công Nga, khiến hai quân nhân Nga thiệt mạng.
Trong bài bình luận đăng trên Bloomberg, cây bút Henry Meyer cho rằng ngay từ đầu, các quan chức Nga có thể đã không lường trước được nguy cơ bị sa lầy ở Syria.
“Khi chiến dịch mới bắt đầu, nhiều quan chức cấp cao ở Moscow nói rằng hoạt động hỗ trợ tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ kéo dài chỉ vài tháng. Giờ đây không còn ai nhắc đến con số đó nữa, thậm chí có người đang hy vọng chiến dịch sẽ không kéo dài vài năm”, Meyer viết.
Theo lời một quan chức giấu tên, Nga ban đầu dự chi khoản ngân sách 1,2 tỷ USD cho cuộc chiến ở Syria trong năm 2016, tương đương 4 triệu USD mỗi ngày. Nhưng khi Tổng thống Putin quyết định tăng quân số và khí tài quân sự hồi giữa tháng 11, chi phí quân sự tăng gấp đôi lên 8 triệu USD/ngày, tức khoảng 3 tỷ USD/năm, theo tính toán của Viện Các lực lượng vũ trang Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quân sự ở London.
Anton Lavrov, một chuyên gia phân tích quân sự người Nga cho rằng, khi quân đội Syria dưới sự yểm trợ hỏa lực của Nga giành được một số thắng lợi như phá thế bao vây của IS suốt hai năm qua ở một căn cứ không quân chiến lược gần thành phố Aleppo, cũng là lúc Tổng thống Putin bắt đầu nhận ra rằng không thể đánh bại IS nếu chỉ không kích chúng.
Video đang HOT
Thay đổi chiến lược
Michael Crowley, chuyên gia chính sách đối ngoại kỳ cựu của tờ Politicocho rằng Nga sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng ở Syria bằng biện pháp quân sự, mà phải trông cậy nhiều hơn vào một giải pháp ngoại giao.
Theo các nguồn tin phương Tây, có nhiều dấu hiệu cho thấy Iran đã phải rút bớt hơn một nửa quân số tham chiến ở Syria về nước sau khi hứng chịu nhiều thương vong, trong đó có cả các tướng lĩnh cấp cao của Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), và có thể là do bất đồng về chiến lược với Nga.
Reuters hôm 11/12 đưa tin Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ yểm trợ hỏa lực trên không cho lực lượng nổi dậy Quân đội Syria Tự do (FSA) trong các chiến dịch tấn công phiến quân IS. Đây là lần đầu tiên Nga thể hiện sự ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống IS, thể hiện sự thay đổi đáng kể về lập trường của Moscow ở Syria.
Trước đây, Nga coi các phần tử đối lập ở Syria là “khủng bố”, trong đó có các nhóm vũ trang thuộc FSA. Chính quyền của ông Assad lại luôn phản đối việc đàm phán với FSA hay bất cứ tổ chức vũ trang nào khác ở Syria, khiến Nga có thể lâm vào tình thế mắc kẹt giữa một bên là chính quyền Damascus, một bên là phe nổi dậy FSA.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Moscow để gặp Tổng thống Putin. Theo giới phân tích, do hoạt động can thiệp quân sự ở Syria tiến triển chậm hơn so với kỳ vọng nên nhiều khả năng ông Putin sẽ sẵn sàng hợp tác với phía Mỹ để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin hồi tháng 5/2015. Ảnh: APTN
Giáo sư Drezner không tin là chính quyền Obama có thể thuyết phục Nga đạt được một giải pháp chính trị mang tính xây dựng trong lúc Moscow đang thất vọng với kết quả đạt được trên chiến trường ở Syria.
Để thực hiện được điều này, Nga cần có sự hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, nước bị tố là hỗ trợ rất lớn cho các nhóm phiến quân ở Syria. Trong bối cảnh quan hệ hai nước đang vô cùng căng thẳng sau vụ Su-24 bị bắn rơi, khả năng hợp tác chống IS giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là gần như không thể.
Giới phân tích cho rằng khi yêu cầu đưa lực lượng quân sự vào một quốc gia nào đó, lãnh đạo các cường quốc cần phải trả lời được câu hỏi can thiệp ở quy mô lớn đến đâu mới có thể cải thiện được tình hình. “Những gì mà Nga đang đối mặt ở Syria cho thấy một nước dù lớn đến đâu khi can thiệp vào các cuộc nội chiến ở Trung Đông đều có thể phải hứng chịu nguy cơ sa lầy rất lớn”, ông Drezner nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Vì sao đòn không kích không khuất phục được IS
Chỉ sử dụng chiến thuật tấn công từ trên không chưa bao giờ là đủ để giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh, nhưng lối tư duy này lại nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng của Mỹ cùng nhiều quốc gia khác.
Khói lửa bốc lên từ thị trấn Kobani, Syria, sau khi trúng đòn không kích của Mỹ. Ảnh:CBC
Kể từ thời kỳ sơ khai của ngành hàng không hơn một thế kỷ trước, các chiến lược gia quân sự đã chìm trong mộng tưởng viển vông rằng việc đánh bom hủy diệt có thể mang lại thắng lợi. Ngày nay, lối suy nghĩ rằng cứ thả bom dồn dập xuống Nhà nước Hồi giáo (IS) thì ắt sẽ giành chiến thắng vẫn còn được duy trì. Cách tiếp cận đó thực sự là thứ mà Mỹ và nay là Anh và Pháp đang theo đuổi. Nhưng lịch sử quân sự thế giới lại không đứng về phía niềm tin mù quáng này, theo Wall Street Journal.
Từ năm 1918, Billy Mitchell, một tướng lĩnh quân đội được xem là cha đẻ của lực lượng không quân Mỹ tuyên bố rằng "qua rồi cái thời mà lục quân hay hải quân có thể là bên định đoạt số phận của một quốc gia trong chiến tranh. Sức mạnh phòng thủ chính và tiến công trước quân thù đã chuyển sang cho không quân".
Ông Mitchell cùng các cố vấn không quân khác tin tưởng rằng bom là vũ khí hoàn hảo để dập tắt ý chí chiến đấu của kẻ thù chỉ trong nháy mắt. Chiến lược gia nổi tiếng người Italy Giulio Douhet tiên đoán "cuộc sống bình thường sẽ không thể nào tiếp diễn với mối đe dọa của sự chết chóc và hủy diệt luôn thường trực hiển hiện trước mắt".
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Anh vào những năm 1920, 1930 đầu tư mạnh tay vào phát triển cái gọi là phương pháp "ném bom chiến lược". Như cựu thủ tướng Anh Stanley Baldwin khẳng định "bên đánh bom sẽ luôn nắm lợi thế. Biện pháp phòng thủ tốt nhất chính là tấn công".
Tuy nhiên, khi bom chiến lược được dội xuống hàng loạt trong Thế chiến II thì nó lại không đóng vai trò tiên quyết như các chuyên gia đinh ninh.
"Không quân của ta là vô địch", tư lệnh không quân Đức Hermann Goring hãnh diện nói, song lực lượng này lại không thể khuất phục Anh vào năm 1940.
"Chiến thắng nhanh chóng và toàn diện đang chờ đợi kẻ nào triển khai không lực của mình đúng cách nhất", trung tướng Arthur Harris, chỉ huy phi đội ném bom của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) quả quyết. Nhưng ngay cả khi RAF và không quân Mỹ hợp sức oanh tạc Đức thì họ cũng không thể giành chiến thắng tức thì. Đức vẫn có thể xoay sở để tăng cường sản xuất công nghiệp khi bị đánh bom.
Hạn chế của không lực lại càng lộ rõ qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Không ai hiểu rõ về uy lực của không quân hơn tướng Curtis LeMay. Ông đã lập ra chiến lược đánh bom nhằm khiến Việt Nam "quay về thời kỳ đồ đá". Lượng bom mà Mỹ thả xuống trong chiến tranh Việt Nam thậm chí còn nhiều hơn Thế chiến II. Nhưng cuối cùng miền Bắc Việt Nam vẫn giành thắng lợi.
Gần đây, người ta lại thấy ẩn khuất hình ảnh của ông LeMay trong những phát biểu của ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ Donald Trump, người thề sẽ đánh bom cho IS tan tác, hay ông Ted Cruz, chính trị gia tuyên bố sẽ tiêu diệt IS bằng những đợt đánh bom rải thảm.
"Tôi không biết liệu cát có thể bừng sáng trong bóng đêm hay không nhưng chúng ta sẽ sớm có câu trả lời", ông Cruz nói.
Song đến nay, nơi duy nhất mà không quân Mỹ thắng thế trước IS là ở các chiến trường như Sinjar hay Kobani, địa điểm có lực lượng bộ binh, chủ yếu là dân quân người Kurd, tham chiến. Thực tế này là minh chứng rõ nét nhất cho các bài học rút ra từ cuộc chiến vùng Vịnh, Kosovo, Afghanistan và Iraq. Trong tất cả những cuộc giao tranh kể trên, không quân Mỹ chỉ đóng vai trò quyết định khi kết hợp hiệu quả với lực lượng mặt đất.
Tại những nơi Mỹ đánh bom IS mà thiếu vắng sự yểm trợ của bộ binh, kết quả thu được khá khiêm tốn. Lầu Năm Góc khẳng định đã tiêu diệt 23.000 chiến binh IS, nhưng ước tính tổ chức khủng bố này vẫn còn khoảng 20.000 đến 30.000 quân, gần bằng số lượng các tay súng trước khi Washington tiến hành chiến dịch dội bom. Điều này làm bật lên khả năng thay thế binh sĩ với tốc độ chóng mặt của IS.
Đã có những yêu cầu tăng cường không kích IS được đưa ra. Nhưng để làm vậy, cần triển khai cả lực lượng kiểm soát không lưu chiến lược cùng tham gia để có thể đưa ra hiệu lệnh không kích chính xác. Đây là điều mà ông Obama không tán thành. Nhưng ngay cả khi kế hoạch trên trở thành hiện thực, việc xóa sổ IS vẫn cần đến các lực lượng mặt đất tinh nhuệ.
Kết quả trưng cầu dân ý cho thấy đa số người dân Mỹ hiện ủng hộ việc dùng bộ binh chống IS. Nhưng Tổng thống Obama đã loại bỏ khả năng này trong bài phát biểu trước công chúng hôm 6/12.
"Chúng ta không nên lún sâu thêm vào một cuộc chiến tranh mặt đất dai dẳng và tốn kém", ông Obama nói.
Chẳng ai muốn "một cuộc chiến trên bộ dai dẳng và tốn kém", nhưng lịch sử đã chứng minh rằng không lực là không thể đủ để đem tới thắng lợi toàn diện, nhất là trong cuộc chiến cam go này. Bất cứ nhà chiến lược quân sự hay ứng cử viên tổng thống nào lờ đi thực tế trên đều không thực sự nghiêm túc muốn giành chiến thắng trước IS, ông Boot, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ, nhấn mạnh.
Ngọc Huyền
Theo VNE
Vũ khí Mỹ cháy hàng nhờ IS Các đại gia vũ khí Mỹ đang căng sức để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về những loại vũ khí được dùng trong cuộc chiến chống IS và các cuộc xung đột ở Trung Đông. Chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet của Mỹ chuẩn bị không kích IS bằng bom JDAM - Ảnh: The Aviationist Tính đến ngày 2.12, liên minh chống...