Vết nhơ cuối đời của viên cảnh sát về hưu
Kateri Fogleman cố kìm nén cảm xúc khi nhận ra nghi phạm 5 lần cướp ngân hàng trong bốn tháng chính là người bố 70 tuổi của mình.
Cầm trang báo trên tay vào một buổi sáng tháng 7/2015, Fogleman gần như không tin vào mắt mình. Bố cô, cựu cảnh sát Randolph Adair, từ trước tới nay luôn dạy con tuân thủ pháp luật. “Mình phải làm điều đúng đắn”, Fogleman nói với chồng.
Lo xong bữa sáng cho các con, Fogleman cùng chồng và mẹ đẻ tới đồn cảnh sát gần nhất tại thành phố Los Angeles, bang California làm đơn tố giác. Vài tiếng sau, cô gái nhận tin bố đã bị bắt. Tâm trí của Fogleman bắt đầu lần ngược về sự nghiệp cảnh sát của bố để tìm câu trả lời “tại sao ông lại phạm tội”.
Ông Adair làm việc tại Phòng Tội phạm Đô thị – đơn vị chuyên xử lý tội phạm cướp nhà băng. Ông nhiều lần được tuyên dương khi liên tục phá án và “chủ động, tỉnh táo, và sáng tạo” trong công tác. Năm 1988, ông Adair nghỉ hưu ở tuổi 53, kết thúc sự nghiệp cảnh sát hơn 20 năm với nhiều chiến tích.
Khai với cảnh sát, ông Adiar cho hay đằng sau sự nghiệp tưởng chừng hoàn hảo là những mặt trái ít ai biết đến. Việc lao vào ngọn lửa cứu người đã khiến Adair mắc bệnh viêm phổi phế quản mãn tính. Trong lúc nghỉ dưỡng sức sau trận cháy, ông uống rượu và bị nghiện. Công việc quá bận rộn cũng khiến ông xa cách gia đình.
Với lương hưu cảnh sát 2.800 USD mỗi tháng, ông phải làm thêm công việc điều tra viên cho các công ty bảo hiểm để lo viện phí ngày càng đắt đỏ cho cả bản thân và người vợ mắc ung thư tuyến giáp. Cũng vì chuyện này, vợ chồng Adair phải bán vội căn nhà đang sống vào năm 1990.
Cựu cảnh sát phải làm thêm cả việc xây dựng, nhưng chứng nghiện rượu của ông lại ngày một nghiêm trọng. Adair say xỉn trong trận bóng của con trai, thậm chí bị bắt vì lái xe sau khi uống rượu. Sau khi bị vợ đuổi và phải ngủ trên xe ngoài đường một thời gian, Adair đi cai nghiện. Việc này giúp cứu vãn cuộc hôn nhân nhưng vẫn không cải thiện tình hình tài chính của vợ chồng, dù được con cái giúp đỡ.
Video đang HOT
Trong những năm nghỉ hưu, Adair làm trọng tài cho giải đấu bóng bầu dục của học sinh cấp III. Ảnh: Los Angeles Magazine.
Sức khỏe suy giảm khiến ông không thể tiếp tục công việc thám tử tư và nghề xây dựng, trong khi tiền thuê nhà không ngừng tăng. Với lương hưu là nguồn thu nhập duy nhất, Adair chật vật sống trong khi lại ham mê cá độ đua ngựa. Ông khai lúc túng bấn vào giai đoạn này đã nảy ý định cướp ngân hàng.
Theo FBI, là cựu thám tử chuyên điều tra cướp ngân hàng, Adair lẽ ra phải biết đây không phải dạng tội phạm đem lại lợi nhuận cao. Mỗi lần ra tay, kẻ cướp ngân hàng lấy được trung bình chỉ 7.500 USD, trong khi đối diện rủi ro lớn. “Quyết định cướp ngân hàng vì thế không chỉ phi logic mà còn làm nổi bật sự tuyệt vọng của Adair”, FBI đánh giá.
Vụ cướp đầu tiên xảy ra vào đầu giờ chiều 20/3/2015 tại một ngân hàng ở thành phố Dana Point, bang California. “Đồ hóa trang” của Adair chỉ là đôi kính râm và chiếc mũ lưỡi trai màu xanh nước biển. Với khẩu súng lục nhét thắt lưng, Adair đưa mảnh giấy ghi yêu cầu cho nhân viên rồi rời hin trường với hơn 1.700 USD trong tay.
Adair cố gắng ẩn náu giữa chốn đông người đến các khu nhà dưỡng lão. 8 tuần sau, khi tiền đã cạn do cá độ, Adair tiếp tục đội mũ lưỡi trai và mặc áo gió đi cướp ngân hàng tại thành phố Rancho Santa Margarita. Lần này, ông thu được gần 1.200 USD.
Với kinh nghiệm làm cảnh sát, Adair thường chọn ngân hàng không lắp kính chống đạn và biết cách tránh “cọc tiền nhuộm”. Ông ta cũng cẩn thận không để lại dấu vết như vân tay hoặc nước bọt, và chú trọng yếu tố tốc độ khi gây án. Vì mái tóc đã bạc, Adair được FBI đặt cho biệt hiệu kẻ cướp “chim tuyết”, theo cách gọi những người cao tuổi chuyển tới sống tại vùng khí hậu ấm vào mùa đông.
Vì trốn tránh cảnh sát, Adair cũng sợ gặp cả người thân. Khi gia đình muốn tổ chức sinh nhật thứ 40 cho con gái Fogleman, ông lấy cớ bữa tiệc sẽ gây áp lực lớn cho bố mẹ để khuyên con hủy sự kiện. Trên thực tế, ông ta chỉ sợ khách dự tiệc nhận ra mình qua những tấm poster truy nã đang lan truyền qua Facebook.
Cứ thế, Adair liên tiếp thực hiện 5 vụ cướp, lấy được số tiền tổng cộng khoảng hơn 9.000 USD. Lần nhiều nhất, Adair cướp được 3.600 USD, nhưng cũng có lần chỉ lấy được hơn 900 USD. Số tiền này sau đó cũng đều “ra đi” chóng vánh như cách ông ta kiếm được. Adair khai luôn tự nhủ rằng sẽ dừng lại, nhưng điều này không bao giờ xảy ra.
Khi cướp, Adair chỉ đeo thêm đôi kính và đội chiếc mũ rộng vành. Ảnh: Orange County Register.
Khi bắt ông ta vào ngày 22/7/2015, một ngày sau vụ cướp thứ 5, cảnh sát thu được số phiếu cá độ đua ngựa với giá trị hơn 1.100 USD nhưng không có tờ nào thắng.
Adair thừa nhận cáo buộc cướp ngân hàng, nói sẵn sang chịu mọi hậu quả vì đã gây “xấu hổ” cho gia đình và lực lượng cảnh sát. Do sức khỏe ngày càng giảm sút, Adair bị tòa án phạt 7 năm tù, mức án tối thiểu trong khung hình phạt. Người cựu cảnh sát một đang chấp hành án tại một nhà tù an ninh tối thiểu tại bang California.
Lừa được hẳn gần 10 tỷ đồng bằng cách dự đoán chuyến bay nào sẽ bị hoãn
Một phụ nữ đã bị cảnh sát bắt vì tội lừa đảo các công ty bảo hiểm, kiếm được số tiền gần 10 tỷ đồng bằng cách có một không hai: Dự đoán các chuyến bay sẽ bị hoãn.
Một phụ nữ Trung Quốc được cho là đã lừa các công ty bảo hiểm và kiếm được số tiền khoảng 9,8 tỷ đồng từ năm 2015 đến 2019. Thủ đoạn lừa đảo của chị này có vẻ rất đơn giản: Mua bảo hiểm cho các chuyến bay mà chị ta dự đoán là sẽ bị hoãn.
Người này có họ là Li, đã đặt vé cho hàng trăm chuyến bay trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, chị ta không có ý định lên chuyến bay nào cả. Mục đích duy nhất của việc đặt vé chính là để mua bảo hiểm hoãn chuyến, rồi đến khi chuyến bay bị hoãn thật, Li sẽ được các công ty bảo hiểm bồi thường. Li đã dùng đến 20 cái tên khác nhau để mua vé, bao gồm tên thật của mình, tên họ hàng và bạn bè.
Một phụ nữ đã đặt vé cho hàng trăm chuyến bay, dù không hề có ý định đi đâu. Ảnh: iStock.
Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên vì Li giỏi "đoán" các chuyến bay bị hoãn đến vậy. Nhưng thực ra, Li từng làm trong ngành hàng không nên có biết một số "tiểu xảo" để đoán khá chính xác. Hiện cũng chưa chắc chắn là Li có nhận được những thông tin liên quan nào để "đoán" không, nhưng thường thì chị ta cũng dùng một cách đơn giản là... xem dự báo thời tiết. Nếu có hiện tượng thời tiết cực đoan nào dọc đường bay vào một ngày nhất định thì Li cho rằng chuyến bay đó sẽ dễ bị hoãn hoặc hủy.
Li còn dùng một cách đơn giản là xem sắp có hiện tượng thời tiết cực đoan trên đường bay không.
Tất nhiên, dù giỏi đến đâu thì Li cũng không thể đoán chính xác 100% được. Vì vậy, chị ta sẽ cố trả vé, lấy lại tiền nếu biết rằng chuyến bay mình đặt vé sẽ không bị hoãn. Bằng cách này, Li cũng giảm thiểu được thiệt hại.
Tuy nhiên, cuối cùng thì hành vi của Li cũng bị phát hiện ra. Chị ta mới bị bắt và bị kết tội lừa đảo.
Li vừa bị bắt vì tội lừa đảo các công ty bảo hiểm. Ảnh: The Paper.
Còn nhiều công ty bảo hiểm thì đã sửa "lỗ hổng" mà Li lợi dụng để kiếm bộn tiền. Họ đã thêm điều khoản là công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường nếu bên được bảo hiểm, vào thời điểm mua bảo hiểm đó, đã biết hoặc suy luận được một cách có lý rằng chuyến bay có thể bị hoãn.
Giả dạng Vệ binh Quốc gia đối phó biểu tình Gregory Wong, 31 tuổi, bị bắt vì đóng giả Vệ binh Quốc gia trà trộn vào hàng ngũ binh sĩ được triển khai đối phó biểu tình ở Los Angeles. Gregory Wong tối 1/6 mặc trang phục giống quân phục của Vệ binh Quốc gia, mang theo một khẩu súng trường và lái xe đến trung tâm thành phố Los Angeles, bang California,...