Vết loét vảy đen khiến trẻ nhiễm khuẩn huyết
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nhiễm khuẩn huyết sau nhiều ngày tự dùng kháng sinh.
Vết loét đã đóng vảy đen, do ấu trùng mò đốt, gây sốt cao và nhiễm khuẩn huyết – ẢNH: BỆNH VIỆN SẢN NHI QUẢNG NINH
Triệu chứng gần giống như cảm cúm
Bệnh nhi Nguyễn H.T. (10 tuổi), nhập viện điều trị tại Bệnh viện (BV) Sản nhi Quảng Ninh (tỉnh Quảng Ninh) sau 10 ngày sốt, uống kháng sinh do gia đình mua, tự điều trị tại nhà, nhưng tình trạng không thuyên giảm. Tại BV, qua khám, xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn huyết.
Đáng lưu ý, trẻ được phát hiện có vết loét đã đóng vảy đen ở vùng nách, kích thước 5 x 10 mm. “Vết loét này là nguyên nhân ban đầu khiến trẻ sốt cao, dài ngày và sau đó là nhiễm khuẩn huyết. Đó là vết loét điển hình do ấu trùng mò đốt”, bác sĩ phụ trách ca bệnh thông tin.
Tại Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Sản nhi Quảng Ninh, bệnh nhi T. được điều trị nhiễm khuẩn huyết, theo dõi bệnh do Rickettsia.
Video đang HOT
Bác sĩ Dương Văn Linh, điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết: “Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Rickettsia tsutsugamushi gây ra qua vật trung gian là ấu trùng mò”.
Mò là côn trùng thường sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm, nơi có bóng râm hoặc trong hang đá. Ấu trùng mò thường chọn đốt vào những vùng da mềm, ẩm như bộ phận sinh dục, hậu môn, bẹn, nách, cổ, rốn, mi mắt… Lúc đầu, tại nơi ấu trùng mò đốt có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, sau đó vết đốt đóng vảy đen và khi bong vảy tạo thành vết loét nhỏ lõm.
Các bác sĩ lưu ý, do vết mò đốt không đau nên người bệnh thường không chú ý. Sau khi bị đốt từ 6 – 12 ngày, bắt đầu phát bệnh với biểu hiện: sốt cao liên tục, đau đầu, đau mỏi cơ, mệt mỏi, da và mắt thường xung huyết, có thể có ban đỏ trên da, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người…
Các triệu chứng này gần giống như cảm cúm, sốt phát ban, sốt xuất huyết, khó phân biệt với các bệnh sốt khác. Người bệnh cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh sốt rét, thương hàn, hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
Khuyến cáo của Bộ Y tế
Nếu không được điều trị kháng sinh sớm và thích hợp, bệnh nhân sốt mò có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng suy đa tạng, trong đó có suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu và tử vong.
Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo: Sốt mò từng chiếm khoảng 38% trong các ca sốt nhập viện khởi đầu không rõ căn nguyên. Để ngăn ngừa ấu trùng mò đốt, khi đi ra bên ngoài, trong các chuyến dã ngoại, tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt ba lô trên bãi cỏ, gần bụi cây, gốc cây. Nếu trẻ bị nốt đốt lạ và sốt cao, không rõ nguyên nhân, cần được sớm đưa đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Gần đây ghi nhận một số trẻ nhỏ nhập viện do sốt mò, với triệu chứng thường gặp là sốt cao liên tục. Trẻ bị sốt mò thường có hạch sưng tại chỗ vết loét (thường tìm thấy ở vùng da mềm) và hạch toàn thân; hạch có kích thước 1,5 – 2 cm, mềm, không đau.
Trường hợp sốt mò nặng có thể khó thở, suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong. Ngoài ra, sốt mò gây viêm màng não, viêm não. Người bệnh có đau đầu, có thể có rối loạn ý thức, có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng hô hấp và tim mạch.
(Theo Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh)
Nuôi sống cặp song sinh nặng 600g
Hai bé gái sinh đôi tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh nặng 600 g và 700 g, đều bị suy hô hấp, mắc hội chứng màng trong.
Ngay sau khi bé chào đời, các bác sĩ Khoa Sơ sinh nhanh chóng đưa vào lồng ấp, thở máy, bơm surfactant, đặt catherter tĩnh mạch rốn, động mạch rốn.
Hội chứng màng trong ở trẻ sinh non tháng là tình trạng phổi chưa trưởng thành, thiếu hụt chất surfactant gây xẹp các phế nang, dẫn tới suy hô hấp.
Hai bé là con sản phụ Nguyễn Thị Hằng. Chị mang song thai 23 tuần, nhập viện do chuyển dạ sinh non. Các bác sĩ cố gắng giữ thai đến tuần thứ 25 thì ối vỡ, buộc can thiệp sinh.
Bác sĩ Đặng Hồng Duyên, Phó Khoa Sơ sinh, cho biết liệu pháp bơm surfactant được chỉ định cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, càng sớm càng tốt. Phương pháp này giúp giảm nguy cơ bé tử vong.
Sau ba tháng điều trị và chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo, hai bé sức khỏe tốt, ra viện ngày 20/5.
Bé sinh non được chăm sóc tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trẻ được xem là sinh non khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ. Với trẻ sinh non, tất cả cơ quan gồm gan, thận, não, ruột đều non yếu. Các bé thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, suy tim do còn ống động mạch, nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử. Bé sinh non nguy cơ cao tử vong hoặc di chứng tàn tật suốt đời như bại não, giảm vận động, bệnh lý võng mạc, mù lòa... Trẻ ra đời với tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ càng cao.
Để cứu sống trẻ sinh non nhẹ cân, bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh áp dụng các kỹ thuật chiếu đèn vàng da, "da kề da", thở máy không xâm nhập, thở máy có xâm nhập, nuôi dưỡng qua catherter tĩnh mạch rốn, bơm surfactant...
Theo các bác sĩ, để phát hiện nguy cơ chuyển dạ sớm, thai phụ cần chú ý những dấu hiệu như co thắt tử cung dù thai chưa đến 37 tuần. Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5-10 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Đồng thời, bà bầu có thể xuất huyết, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút.
Nếu có các dấu hiệu trên, bà bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đi mưa về bị ho sốt, người đàn ông suýt mất mạng vì tự ý uống thuốc Khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm phổi nặng, biến chứng suy hô hấp cấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực tổn thương mờ lan tỏa toàn bộ trường phổi 2 bên. Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, cách đây ít ngày các bác...