Vết loét nhỏ khiến người phụ nữ nguy kịch
Có triệu chứng khó thở, người phụ nữ bất ngờ nhận kết quả bị tràn dịch màng phổi, viêm phổi do mắc sốt mò.
Người phụ nữ 69 tuổi, ngụ Hà Nội, bị tăng huyết áp nhiều năm. Sau một tuần mệt mỏi, ho nhưng tự điều trị không đỡ, khó thở tăng dần, bà đến phòng khám tư kiểm tra. Kết quả chụp CT cho thấy bà bị viêm phổi – tràn dịch màng phổi 2 bên.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với vết loét hoại tử khô, kích thước 1×2 cm ở vùng nách trái, nghi ngờ sốt mò.
Vết loét trên cơ thể người phụ nữ. Ảnh: BVCC.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh vẫn cải thiện chậm, tình trạng hô hấp tiếp tục xấu đi, toan hóa máu nặng. Người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, phải thở máy.
Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi có tràn dịch màng phổi, suy thận cấp, suy tim, rung nhĩ. Tình trạng bệnh nhân rất nặng, phải duy trì các thuốc vận mạch, các thuốc kháng sinh và điều trị lọc máu liên tục.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân có cải thiện rõ, các cơ quan dần hồi phục.
Theo ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này thường xuyên tiếp nhận và điều trị các ca sốt mò. Các trường hợp thường là ở giai đoạn nặng, suy đa tạng, điều trị hồi sức rất khó khăn và tốn kém.
Video đang HOT
Sốt mò là bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian là ấu trùng mò. Người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt.
Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ, gặm nhấm lui tới.
Người có thể bị đốt nếu đi phát rẫy làm nương; bộ đội đi dã ngoại; ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây… Lúc đầu, nơi ấu trùng mò đốt thường có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường không chú ý.
Sau thời gian ủ bệnh từ 8 đến 12 ngày, bệnh khởi phát với những triệu chứng sốt cao liên tục, đau nhức đầu, đau mỏi cơ, xuất hiện vết loét đặc trưng.
Những vết này thường xuất hiện ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ… đôi khi ở vị trí bất ngờ trong vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt). Nốt loét thường không đau, không ngứa, hình tròn/bầu dục, đường kính 1 mm đến 2 cm.
Nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ. Sau 4-5 ngày thì vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng và độ non hay già của nốt loét.
Sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát triển hay đã lui. Từ khi hết sốt, nốt loét liền dần, nốt loét gặp ở 65-80% các trường hợp.
Bác sĩ Khiêm nhấn mạnh một số bệnh nhân có thể có nổi hạch gần vết loét, phát ban trên da. Trong trường hợp bệnh được chẩn đoán điều trị sớm (5 ngày đầu), kết quả điều trị sẽ rất thuận lợi. Nếu điều trị muộn hoặc điều trị không phù hợp, có thể có biến chứng nặng như viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não – màng não.
Hiểm họa khôn lường khi ăn tiết canh
Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều về hậu quả khôn lường khi ăn tiết canh sống nhưng nhiều người vẫn chủ quan, thường xuyên sử dụng.
Các bác sĩ cảnh báo, bệnh liên cầu lợn diễn biến nhanh chóng, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa tạng, thậm chí, bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn.
Tử vong do ngộ độc tiết canh dê
Mới đây, tại Thái Bình, sau bữa cỗ tại tiệc cưới có ăn tiết canh dê, 10 người có triệu chứng ngộ độc phải nhập viện, cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đó, một người đã tử vong. Cụ thể, bữa cỗ tại tiệc cưới ở Thái Bình có món tiết canh dê (dê giết mổ tại Ninh Bình, chuyển tiết và thịt dê đến), nhân tiết canh là tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín, ngoài ra có các món giò pha bì, gà rang, tôm kho, canh cua, cà.
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm.
Sau bữa tiệc, một người trong số 120 người tham dự có biểu hiện sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn, phải nhập viện và tử vong với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn, gout. Sau điều trị tích cực, 9 bệnh nhân còn lại sức khỏe đều ổn định và đã ra viện.
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, ban đầu ghi nhận do ngộ độc thực phẩm từ các nhóm vi khuẩn như nhóm vi khuẩn độc tố của tụ cầu, tuy nhiên, vẫn phải đợi kết quả xét nghiệm tìm nguyên nhân vi khuẩn gây nên ngộ độc thực phẩm.
Trước đó, tại tỉnh Điện Biên cũng đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn. Theo đó, sau khi tham gia giết mổ lợn và ăn tiết canh lợn cùng 24 người khác, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cấp cứu trong tình trạng sốc, trụy tim mạch nặng, niêm mạc nhợt, phù chi, xuất tiết nhiều đờm, sốt cao, xuất hiện tím nhiều ở chân, tay, nhịp tim nhanh, bụng chướng... Trường hợp này được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và tử vong sau đó.
Đảm bảo nguyên tắc sống chín
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, do vi khuẩn liên cầu lợn chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, dê, chó, mèo và chim. Khi người dân sử dụng các sản phẩm từ những loài gia súc, gia cầm này mà không đảm bảo khâu vệ sinh cũng như nấu chín vẫn có thể mắc liên cầu lợn.
Thực tế, tại bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện vì liên cầu lợn dù trước đó ăn tiết canh dê. Theo bác sĩ Thiệu, dê không có vi khuẩn liên cầu lợn. Tuy nhiên, khi chế biến tiết canh dê, người dân thường pha trộn với tiết canh lợn, sụn và thịt lợn. Nếu lợn chứa liên cầu lợn sẽ lây nhiễm vào món ăn. Đây có thể là nguyên nhân khiến người ăn nhiễm liên cầu lợn.
Người dân không nên ăn tiết canh, ăn gỏi, đồ tái sống.
Theo bác sĩ Thiệu, những người nhiễm liên cầu khuẩn nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể tới 7%.
Nhiễm liên cầu lợn có nhiều thể bệnh, nhưng có 2 thể chính là thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Với thể nhiễm trùng huyết, bệnh diễn biến rất nhanh và nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Không chỉ nhiễm liên cầu lợn, mà ăn đồ tái, sống còn dễ nhiễm giun, sán. TS Trần Huy Thọ - Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư) cho hay, nhiều người vẫn cho rằng, ăn tiết canh lợn nhà nuôi, tiết canh vịt nhà tự làm nên không thể bị nhiễm sán. Nhưng suy nghĩ này là không đúng. "Các loại tiết canh dù là tiết canh lợn, dê, vịt... thực chất đều là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn, nhiễm ấu trùng giun sán" - TS Trần Huy Thọ cảnh báo.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo, người dân tránh ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không ăn tiết canh, ăn gỏi, đồ tái sống, nhất là mùa Hè nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu. Để phòng nhiễm sán, đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân cần ăn chín uống sôi; không nên ăn nội tạng chưa nấu chín, đặc biệt không ăn thịt động vật ốm chết; không xử lý thịt sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Người dân cần giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, người dân lưu ý, khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Cứu sống bệnh nhân bị nhiễm trùng máu Tự ý bẻ gai trong vườn nhà để chích, nặn vết thương đang mưng mủ, ông V.Q.T (49 tuổi), ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, vào 15 giờ ngày 27/12/2023, bệnh nhân V.Q.T nhập viện trong tình trạng bàn chân trái sưng...