Vệt khói dài hơn 100 km xuất phát từ đám cháy ở Mỹ
Vệ tinh Suomi NPP của NASA ghi lại hình ảnh về vệt khói dài tới hơn 100 km bắt nguồn từ một đám cháy lớn hoành hành ở Arizona.
Hình ảnh chụp lại hôm 22/6 cho thấy những đám mây khói kéo dài 101,3 km xuất phát từ đám cháy lớn ở Arizona.
Đám cháy này ban đầu bao trùm một diện tích vào khoảng 930ha sau đó lan rộng ra 75.614 ha chỉ sau 1 đêm.
Vào ngày 23/6, 61% đám cháy được khống chế.
Hình ảnh về vệt khói dài được vệ tinh của NASA chụp lại. (Ảnh: NASA)
Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) dự báo một số khu vực của Arizona vẫn sẽ tiếp tục tình trạng khô nóng trong thời gian tới với mức nhiệt có thể lên tới 40 độ C.
“Nhiệt độ trong phần còn lại của tuần sẽ ở mức cao. Những ngày nóng nhất sẽ rơi vào thứ 4 và thứ 5. Một vài khu vực có thể chạm tới mức nhiệt 43,4 tới 43,8 trong 2 ngày này. Đây thường là thời điểm nóng nhất trong năm”, NWSD dự báo.
Các thiết bị vệ tinh thường là đối tượng đầu tiên phát hiện ra các vụ cháy rừng ở các vùng sâu, vùng xa. Tọa độ các đám cháy mới được gửi trực tiếp tới các nhà quản lý đất trên toàn thế giới trong vài giờ.
Các thiết bị của NASA có khả năng phát hiện các đám cháy đang hoạt động, theo dõi cột khói bốc ra từ đám cháy, cung cấp thông tin cho chính quyền, thậm chí tiết lộ mức độ thay đổi của hệ sinh thái dựa trên mức độ nghiêm trọng mà “vết sẹo bỏng” để lại.
Góc giải đáp thắc mắc: Vì sao các bác tài hay ngủ gật, Chữa cháy bằng nước nóng hay lạnh...?
Cùng khám phá những sự thật, lời giải đáng kinh ngạc và vô cùng thú vị trong cuộc sống, trên thế giới mà có thể bạn chưa biết đấy!
Từ khi còn là một đứa trẻ lên ba, chúng ta đã có vô vàn những thắc mắc "vì sao" về thế giới xung quanh với người lớn. Nhưng khi đã lớn, chúng ta vẫn còn hàng vạn câu hỏi khác về mọi thứ đang hiện diện, xảy ra quanh mình. Đó là nhu cầu mở mang tri thức, học hỏi và tiếp thu những điều mới để thêm vốn hiểu biết.
Ngay sau đây chính là 6 câu hỏi kèm (kèm lời giải) về những điều rất quen thuộc nhưng chưa chắc ai cũng hiểu rõ bản chất, nguyên do. Cùng khám phá xem nhé!
Tại sao nước biển thường có màu xanh?
Biển cả thường có màu xanh đặc thù vì nước đã hấp thụ những ánh sáng có bước sóng dài như đỏ, cam, vàng và xanh lá cây của quang phổ mặt trời, trong khi màu xanh dương có bước sóng ngắn hơn nên ít bị nước hấp thụ. Bên cạnh đó, ánh sáng có bước sóng ngắn thường bị tán xạ hoặc phản xạ theo các hướng khác nhau từ nước biển tới mắt ta, làm cho ta nhìn thấy biển thường có màu xanh dương.
Vì sao khi bị muỗi đốt, da chúng ta lại bị sưng đỏ và ngứa?
Có một sự thật bất ngờ rằng chính cơ thể chúng ta lại làm ta bị sưng đỏ và ngứa ngáy khi bị muỗi đốt. Khi một con muỗi đốt bạn, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ phát hiện nước bọt của muỗi là một chất lạ và nó sẽ tiết ra Histamine, chất này gửi nhiều máu đến vùng da bị muỗi đốt, khiến chỗ này sưng lên. Đồng thời, Histamine cũng truyền tín hiệu đến các dây thần kinh xung quanh vùng da mà muỗi đốt khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.
Sọc của ngựa vằn có công dụng gì?
Bên cạnh sự thật rằng ngựa vằn vốn có lông màu đen và được tô điểm bởi những sọc lông trắng thì những sọc trắng đen ấy còn có thể có một công dụng khác là giúp chúng tránh bị côn trùng đốt. Bộ "trang phục" với hai màu duy nhất trắng - đen cùng họa tiết sọc sẽ khiến các loài côn trùng bị lóa mắt, tránh xa ngựa vằn.
Vì sao khi trời mưa chúng ta lại thường cảm thấy buồn ngủ?
Khi bầu trời u ám, thiếu vắng ánh sáng mặt trời, cơ thể chúng ta sẽ đột ngột sản sinh ra nhiều hormone melatonin (loại hormone đóng vai trò điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ trong ngày), nếu cơ thể sản xuất quá nhiều hormone melatonin thì bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ đột ngột. Bên cạnh đó, tiếng những hạt mưa rơi cũng tạo ra "tiếng ồn êm dịu" (tần số âm thấp) khiến thần kinh chúng ta được xoa dịu, đưa chúng ta vào giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn.
Vì sao tài xế khi lái xe thường dễ bị buồn ngủ?
Không ít bác tài thường cảm thấy buồn ngủ chỉ sau 15 phút lái xe, bạn có biết nguyên do xuất phát từ đâu không? Đó là bởi ghế ngồi của tài xế rung chuyển ở tần số thấp, khiến cả cơ thể và não của người tài tế bị ru ngủ. Cứ thế, sau 30 phút, nhiều bác tài đã cảm thấy khó khăn để tỉnh táo, bình tĩnh để giữ tay lái an toàn. Thật đáng quan ngại!
Nên dùng nước nóng hay nước lạnh để chữa cháy?
Để dập tắt một đám cháy, chúng ta cần phải cắt ba nguồn: nhiệt, nguồn nhiên liệu và nguồn oxi của đám cháy đó. Khi chữa cháy bằng cách phun nước trực tiếp, một lượng nhiệt của đám cháy sẽ bị nước hấp thụ để làm tăng nhiệt độ của nó. Khi nước đạt nhiệt độ sôi ở 100 độ C, nhiệt lượng được hấp thụ không còn được dùng để tăng nhiệt độ nữa mà chúng sẽ bị chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí.
Khi sử dụng nước lạnh, nước cần một thời gian để tăng nhiệt độ đến khi sôi. Còn nếu dùng nước gần đạt nhiệt độ sôi, khoảng thời gian đến khi sôi sẽ ngắn lại. Do đó, nhiệt lượng mà nước nóng hấp thụ cũng nhanh hơn. Thêm nữa, việc nước bốc hơi nhanh hơn sẽ giúp tạo ra hàng rào cắt nguồn oxi và nhiên liệu của đám cháy sớm hơn.
Nguồn: Brightside, Tổng hợp
Mr. H
Theo baodansinh.vn
Bắc Cực nóng nhất từ trước đến nay, sớm hơn 80 năm so với dự đoán Thị trấn Verkhoyansk, Siberia nằm ở khu vực vòng Bắc cực, đạt ngưỡng nhiệt độ 38 độ C, cao hơn 18 độ C so với mức trung bình ở thời điểm này trong năm... ... và đây là nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Bắc cực. Vành đai Bắc cực đang ghi nhận nhiệt độ tăng cao kỷ lục ở...