“Vết đen” ngành mía đường và nỗi đau khó nói của nông dân
Một chuyên gia có tiếng trong ngành đường nói, chữ đường là một bí ẩn đào sâu chôn chặt của các nha may (NM) đường, “vết đen” trong ngành đường và nỗi đau không thể nói ra của người trồng mía.
Cần có cơ quan kiểm định chữ đường độc lập đê đam bao khach quan, công băng.
Chỉ cần giảm đi “một li một lai” trong đánh giá chữ đường khi mua mía nguyên liệu, NM lời bạc tỷ, còn nông dân thì chỉ biết khóc ròng mà không biết đi tìm Bao Công ở đâu?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng mía nguyên liệu do Bộ NNPTNT ban hành năm 2012, chữ đường ở mía nguyên liệu phải đạt từ 9 CCS trở lên. Việc lấy mẫu nước mía để xác định chữ đường phải thực hiện theo nguyên tắc công khai để chủ bán mía khi có yêu cầu có thể kiểm tra, giám sát và công nhận mẫu đã lấy đúng là thuộc lô hàng của mình.
Việc lấy mẫu có thể thực hiện theo một trong 4 phương pháp: Lấy mẫu từ nước mía đầu; lấy mẫu bằng phương pháp khoan; lấy mẫu bằng phương pháp rút xác suất; lấy mẫu tại ruộng. Cả 4 phương pháp lấy mẫu nói trên đều có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cách lấy mẫu như thế nào, xử lý mẫu ra sao…
Tuy nhiên, quá trình kiểm tra chữ đường do nhà máy đường thực hiện, và chỉ họ biết, nông dân không thể giám sát được. Nông dân chỉ biết chữ đường của mình khi có thông báo của nhà máy. Số liệu đó có đúng với thực tế kiểm tra hay không thì chỉ có nhà máy nắm rõ.
Đưa mía vào sơ chế tại Nhà máy đường Phổ Phong (Quang Ngai). Ảnh: Báo Nhân dân
Đây chính là mối ngờ vực lớn và dai dẳng trong nhiều năm qua của nông dân trồng mía đối với các nhà máy đường. Ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cũng thừa nhận rằng, với cách kiểm tra chữ đường như hiện nay, nông dân không thể nào không nghi ngờ sự trung thực trong thông báo về chữ đường của nhà máy.
Không chỉ nông dân, cũng có những bộ phận trong các nhà máy đường không hài lòng với cách kiểm tra chữ đường hiện nay. Cựu trưởng phòng nguyên liệu của một nhà máy đường (xin không nêu tên), phàn nàn: Chữ đường thật sự của một lô mía nguyên liệu, chỉ có ông giám đốc nhà máy và trưởng phòng KCS biết. Nhưng vì là trưởng phòng nguyên liệu nên tôi thường phải hứng chịu những lời phàn nàn, trách cứ, nghi ngờ của nông dân khi họ không thỏa mãn, đồng ý với chữ đường mà nhà máy công bố”.
Video đang HOT
Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, đã có nhiều nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý lên tiếng yêu cầu cần có cơ quan độc lập kiểm tra chữ đường để đảm bảo sự khách quan, công bằng, không gây thiệt thòi cho người trồng mía. Theo ông Nguyễn Hải, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng rất ủng hộ yêu cầu trên và đã nhiều lần kiến nghị các Bộ, ngành liên quan về việc phải có cơ quan kiểm định độc lập về chữ đường.
Nông dân Phu Yên thu hoach mia. Anh: Bao Phu Yên
Cũng theo ông Hải, những khi có kiến nghị về việc thành lập cơ quan độc lập kiểm định chữ đường, lại xuất hiện những ý kiến tỏ ra nghi ngờ về cơ quan kiểm định độc lập như cơ quan đó có cho ra kết quả đúng hay không, ai sẽ chịu chi phí kiểm định chữ đường ở cơ quan kiểm định độc lập, cơ quan độc lập có đủ nhân lực có trình độ để thực hiện kiểm định…
Ông Hải nói đó không phải là những vấn đề đáng ngại. Bởi nếu bây giờ Nhà nước cho phép thành lập những cơ quan kiểm định độc lập, để xây dựng uy tín và tạo niềm tin cho nhà máy, nông dân trồng mía, chắc chắn các nhà đầu tư cơ quan kiểm định độc lập sẽ phải mua sắm, trang bị những thiết bị, máy móc mới, hiện đại, thậm chí còn hiện đại hơn cả máy móc, thiết bị đang có ở nhiều nhà máy hiện nay.
Vì vậy, kết quả kiểm định của họ có thể tin tưởng được. Cơ quan kiểm định độc lập phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định mà họ công bố trước pháp luật và dư luận xã hội, phải giữ uy tín của bản thân, cho nên họ phải làm việc một cách nghiêm túc, đảm bảo cho ra kết quả khách quan, trung thực.
Còn chi phí cho việc kiểm định độc lập không nên chỉ nông dân chịu hay chỉ nhà máy chịu. Bởi khi chỉ một bên chịu chi phí, sẽ khó đảm bảo được rằng bên đó không tìm cách để chi phối kết quả kiểm định sao cho phần lợi nghiêng về phía mình. Do đó, cả nông dân lẫn nhà máy đều phải chịu chi phí này.
Khi ấy, cả 2 bên bán và mua mía đều có quyền như nhau trong việc kiểm soát, giám sát quá trình kiểm định chữ đường. Còn về đội ngũ kỹ thuật viên làm việc cho các cơ quan kiểm định độc lập, thì cũng không có gì khó, bởi hoàn toàn có thể đào tạo được hoặc tuyển mộ từ chính đội ngũ kỹ thuật viên hiện có tại các nhà máy.
“Những mối nghi ngờ, tranh cãi quanh cách kiểm tra chữ đường đã tồn tại dai dẳng nhiều năm nay, mà phần thiệt thòi vẫn nghiêng về phía người trồng mía. Làm gì để việc kiểm tra chữ đường được minh bạch, khách quan hơn, được cả nhà máy lẫn nông dân công nhận? Câu hỏi đó đang lơ lửng trên những đồng mía, treo trước cổng các NM đường, ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ của người trồng mía. Nhưng bao năm qua, chưa ai trả lời được câu hỏi đó. Hậu quả là người trồng mía thiệt thòi, tính ra hiệu qủa, giá trị cây mía thua thiệt quá nhiều so với các cây trồng khác. Và cuối cùng diện tích mía cứ teo lại. Vì vậy, muốn phát triển ngành mía đường cạnh tranh lành mạnh, song song với cải tại giống mía, cơ giới hóa cao độ các khâu trồng và chặt mía, chế biến sâu sau đường thì minh bạch trong đánh giá chữ đường là đòi hỏi cấp thiết nhất hiện nay”, một chuyên gia mía đường nói.
Theo Thanh Sơn (Nông nghiêp Viêt Nam)
Mía đường Việt Nam tụt hậu xa: Đâu là nguyên nhân?
Hệ thống chính sách của Việt Nam với ngành mía đường còn rời rạc, tính pháp lý chưa cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành này còn tụt hậu so các nước.
Đó là nhận định chung được đưa ra tại Hội thảo thường niên mía đường quốc tế TTC lần 5 do Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) và Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) phối hợp tổ chức ở Bình Thuận, ngày 17.8.
Với chủ tái cơ cấu ngành đường, hội nghị lần này mong muốn nhận diện lại các cơ hội và thách thức của ngành mía đường Việt Nam.
Theo quan điểm doanh nghiệp, ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Tổng Công ty ngành đường TTC đặt vấn đề tại sao ngành mía đường của Thái Lan, Philipinese vượt trội Việt Nam, tại sao nông dân mình không thể làm giàu với câu mía và vai trò của Chính phủ tới đâu?
"Ngoài chính sách hỗ trợ tốt, những mục tiêu rõ ràng, cả Thái Lan Philipinese đều sớm có luật cho ngành và lộ trình cụ thể nhưng ở Việt Nam thì chưa. Ngành mía đường trong nước có bước tăng trưởng nhưng còn tụt hậu khá xa", ông Dương nói.
Ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Tổng công ty ngành đường TTC. Anh: N.V
Cùng quan điểm, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đánh giá sau hơn 20 năm thực hiện chính sách 1 triệu tấn đường, mía đường Việt Nam vẫn là ngành nhỏ bé so các nước trên thế giới.
Hiện Bộ NNPTNT đang hoàn chỉnh dự thảo nghị định sản xuất kinh doanh mía đường trình Chính phủ ban hành. Trong khi đó, Philipin đã ban hành đạo luật đường từ năm 1952. Thái Lan có riêng 2 đạo luật và một hệ thống các văn bản dưới luật, hệ thống quota, hệ thống xác định giá mua mía, hệ thống đo chữ đường...
Phân tích tổng quan lại chính sách phát triển ngành đường, ông Doanh kể hầu hết các quốc gia đề có chính sách riêng. Một số nước Asean còn coi đường sản phẩm nhạy cảm trong các nội dung đàm phán thuế quan và bảo hộ.
Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam. Anh: N.V
Hơn 20 năm qua, nhà nước đã có nhiều chủ trương nhằm đầu tư cho ngành phát triển. "Nhưng đến nay, hệ thống chính sách của chúng ta vẫn còn rời rạc, thiếu hệ thống", ông Doanh nhận định.
Cụ thể, ông Doanh cho rằng từ chính sách đất đai đến quy định đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất cũng còn nhiều hạn chế. Việc tạo ra cánh đồng mẫu lớn cũng chưa có chính sách cụ thể. Chính sách hỗ trợ cơ giới hóa sau thu hoạch cho tới chính sách về giá với năng lượng tái tạo từ bã mía chưa bình đẳng.
Việt Nam cũng chưa có quy định nào có tính pháp lý nhằm quy định lại thị trường; vẫn còn khoảng cách chênh lệch giá từ sản xuât đến tiêu dùng. Chưa có hành làng pháp lý hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều quan điểm cho rằng Việt Nam cần sớm bổ sung luật định, hỗ trợ hành lang pháp lý cho mía đường phát triển bền vững. Anh: N.V
Hành lang pháp lý cho ngành mía đường Việt Nam chưa có văn bản quy phạp pháp luật nào để quản lý. Cơ sở pháp lý duy nhất đến nay là văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đề án tổng quan mía đường việt nam đến 2010.
"Theo chính sách thương mại bảo hộ, tới ngày 1.1.2018 chỉ còn duy trì một mức thuế 5% khi hội nhập. Đây là thách thức đối với ngành. Việt Nam cần sớm bổ sung luật định, hỗ trợ hành lang pháp lý cho mía đường phát triển bền vững" ông Doanh chia sẻ.
Ngoài ra, ông Phạm Hồng Dương còn đề xuất nên có thêm các luật cụ thể về về xăng, nhiên liệu sinh học, ethanol; các hướng dẫn cụ thể cho tích tụ đất đai làm cánh đồng lớn. Hiệp hội không phải chỉ là cơ quan thống kê mà mà còn đóng vai trò trọng tài, giám sát thi hành luật định.
Theo VSSA, kết thúc niên vụ 2016 - 2017, sản lượng đường trong nước đạt gần 1,2 triệu tấn. Đây là năm thứ 3 liên tiếp sản lượng đường sụt giảm. Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ chậm, đường tồn kho tăng cao, đường lậu diễn biến phức tạp, thực hiện cam kết nhập khẩu một lượng đường nhất định tăng 5% mỗi năm với WTO, sau năm 2018, Asean áp dụng thuế suất nhập khẩu đường ở mức 0%... đã đặt ra yêu cầu thay đổi cấp bách đối với các doanh nghiệp nói riêng và ngành mía đường Việt Nam nói chung.
Theo Danviet
Đề xuất nhiều ưu đãi với doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được Nhà nước giao đất làm nhà ở cho người lao động (gồm cả đất trồng cây xanh phục vụ lợi ích công cộng) theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai 2013 thì được miễn tiền sử dụng đất...