Venice chống chọi triều cường
Ông Luigi Brugnaro, Thị trưởng Venice của Italy, đã gọi thành phố du lịch nổi tiếng này là khu vực thảm họa sau đợt triều cường cao thứ 2 trong lịch sử dâng lên trong đêm 11-11, gây ra cảnh ngập lụt tại nhiều địa danh lịch sử.
Quảng trường Saint Mark ngập sâu hơn 1m, trong khi nhà thờ cổ gần đó trải qua lần ngập nước thứ 4 trong 20 năm qua
Chính quyền thành phố đã đề nghị Chính phủ Italy hỗ trợ khắc phục thiên tai với thiệt hại không nhỏ. Ông Luigi Brugnaro nêu rõ, đây là hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Giới chức thành phố cho biết, đỉnh triều đạt 187cm vào đêm 12-11, gần mức kỷ lục 194cm (năm 1966). Đến sáng 13-11, mức nước hạ còn 145cm, nhưng được dự báo có thể trở lại mức 160cm. Quảng trường Saint Mark ngập sâu hơn 1m, trong khi nhà thờ cổ gần đó trải qua lần ngập nước thứ 4 trong 20 năm qua.
Video đang HOT
Số liệu thống kê cũng cho thấy, mùa mưa ở Italy ngày càng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm qua. Xu hướng này đúng với dự báo về những hiện tượng thời tiết cực đoan mà giới khoa học đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, cho rằng sự gia tăng của khí dioxide carbon và một số khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể làm tăng nhiệt độ trung bình và khiến thời tiết cực đoan hơn.
Venice ở Đông Bắc Italy, được xây dựng trên 118 hòn đảo, nằm giữa 175 kênh đào và giao thông kết nối với nhau qua hơn 400 cây cầu. Từ bất kỳ góc độ nào, thành phố này đều mang một vẻ lãng mạn, huyền bí. Cái tên Venice bắt nguồn từ người Veneti cổ sống tại đây vào thế kỷ 10 trước Công nguyên. Theo tiếng Latin, Venice có nghĩa là tình yêu nên thành phố này còn được mệnh danh là “thành phố tình yêu”.
LAM ĐIỀN
Theo SGGP
6 triệu người tuần hành chống biến đổi khí hậu
Khoảng 6 triệu người đã xuống đường trong tuần qua trên toàn cầu để yêu cầu hành động khẩn cấp về tình trạng biến đổi khí hậu.
Người dân tuần hành kêu gọi hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu tại Lausanne, Thụy Sĩ ngày 27-9-2019. Nguồn: TTXVN
Theo AP, các nhà tổ chức cho biết, từ đoàn viên công đoàn đến học sinh, đã tham gia vào hàng ngàn cuộc tuần hành ở các thị trấn và thành phố.
Theo các nhà tổ chức, đây là lần huy động tuần hành vì khí hậu lớn nhất từ trước đến nay và sắp tới sẽ còn lớn hơn. Trước đó, những cuộc tuần hành ở Italy thu hút hơn 1 triệu người tham dự, hay ở Tây Ban Nha, Hà Lan và New Zealand, nơi có hơn 3,5% dân số của đất nước tham gia biểu tình.
Các cuộc tuần hành diễn ra trong bối cảnh phong trào chống biến đổi khí hậu "Những thứ Sáu vì tương lai" (Fridays For Future), do nhà hoạt động vì môi trường trẻ tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg khởi xướng, đã bắt đầu diễn ra từ ngày 20-9 tại 130 quốc gia trên thế giới.
Mục đích của phong trào là để học sinh, sinh viên cũng như người dân trên toàn thế giới cùng chung tiếng nói trong việc ngăn chặn ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
KHÁNH MINH
Theo SGGP
EU phớt lờ kiến nghị của Italy về cải cách quy định tài chính Thủ tướng Conte đã kêu gọi nâng cấp và đơn giản hóa hệ thống các quy định tài chính của EU, có tên là Hiệp ước Tăng trưởng và bình ổn. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: THX/TTXVN) Các nước thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) đã phớt lờ lời kêu gọi...