Theo thỏa thuận được thông báo ngày 31/7, Công ty dầu mỏ quốc doanh YPF của Argentina đã trở thành công ty mới nhất được cấp phép khai thác dầu mỏ tại lưu vực sông Orinoco, một khu vực giàu dầu mỏ của Venezuela.
Lưu vực của Orinoco. (Nguồn: wiki)
Thỏa thuận được ký tại thủ đô Brasilia của Brazil giữa Tổng thống Venezuela Hugo Chavez và người đồng cấp Argentina Cristina Fernández.
Thỏa thuận kêu gọi thành lập một liên doanh giữa các công ty dầu mỏ hai nước để khai thác các nguồn dự trữ dầu mỏ khổng lồ ở lưu vực sông Orinoco.
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Chavez cho biết, sau khi thỏa thuận này được ký, Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ, người đứng đầu công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela, sẽ đến Buenos Aires để tiếp tục thảo luận với người đứng đầu công ty dầu mỏ YPF, công ty mới được quốc hữu hóa tháng Tư vừa qua.
Lưu vực sông Orinoco có diện tích 55.000km2, nằm ở miền Đông Venezuela, dự kiến có trữ lượng khoảng 235.000 triệu thùng dầu. Năm ngoái, khoảng 30 công ty từ hơn 20 quốc gia khác nhau đã tham gia khai thác dầu mỏ tại đây.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez và Tổng thống Argentina Cristina Fernández đang có mặt tại Brasilia để tham dự lễ kết nạp Venezuela là thành viên đầy đủ của khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) tại hội nghị thượng đỉnh bất thường của khối diễn ra ngày 31/7./.
Theo TTXVN
Nam Sudan ngừng khai thác dầu vì tranh cãi Sudan
Ngày 20/1, Chính phủ Nam Sudan đã ra lệnh ngừng hoạt động khai thác dầu mỏ, trong bối cảnh tranh cãi với chính phủ Sudan về phí đường ống tiếp tục căng thẳng.
Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Barnaba Marial Benjamin. (Ảnh: AP)
Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Barnaba Marial Benjamin cho biết chính phủ đã chỉ thị Bộ trưởng Xăng dầu và Khai mỏ chuẩn bị cho việc "ngừng hoàn toàn" hoạt động khai thác dầu nhằm phản đối việc Sudan "trộm" dầu của họ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bengiamin cũng cho biết việc ngừng hoạt động khai thác dầu sẽ không được thực hiện ngay lập tức và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir sẽ gặp Tổng thống Sudan Omar al-Bashir vào ngày 27/1 tới trước khi kế hoạch trên có hiệu lực.
Sudan thừa nhận có lấy một phần dầu mỏ xuất khẩu của Nam Sudan vận chuyển qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Khắctum coi đó là phần phí đường ống cho đến khi hai bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng.
Phản ứng trước việc Nam Sudan ngừng sản xuất dầu mỏ, Bộ Ngoại giao Sudan ra thông báo cho rằng về nguyên tắc, Nam Sudan có quyền quyết định về dầu mỏ của họ, nhưng động thái đó sẽ gây tổn thất cho Nam Sudan nhiều hơn.
Nam Sudan tuyên bố độc lập, tách khỏi Sudan hồi tháng 7 năm ngoái và chiếm khoảng 2/3 lượng dầu mỏ khai thác của nước này. Tuy nhiên, quốc gia non trẻ này lại thiếu cơ sở hạ tầng để lọc dầu và xuất khẩu. Những cơ sở hạ tầng mang tính quyết định như đường ống dẫn và cảng xuất khẩu ở Biển Đỏ vẫn nằm trên phần lãnh thổ Sudan khiến hai bên rơi vào tranh cãi nặng nề về chi phí Nam Sudan phải trả cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng./.
Theo TTXVN
Tin mới nhất
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
13:13:44 07/02/2025
Theo sắc lệnh, Nhà Trắng ban hành lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh đối với các quan chức, nhân viên của ICC và các thành viên gia đình của họ, cùng với mọi đối tượng bị coi là đã giúp đỡ các cuộc điều tra của tòa án.
Ukraine sắp cạn viện trợ vũ khí Mỹ
13:13:18 07/02/2025
Các khoản ngân sách mà Quốc hội Mỹ phê duyệt để cung cấp vũ khí cho Kyiv dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden gần như đã cạn kiệt và hầu hết gói viện trợ quân sự đã được chuyển đến Ukraine.
Anh tiết lộ kế hoạch xây dựng hàng loạt lò phản ứng hạt nhân mới
13:11:07 07/02/2025
Chính phủ Anh cũng tuyên bố sẽ bãi bỏ các quy định lỗi thời và đặt ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế thay vì nhượng bộ những nhóm phản đối địa phương, thường được gọi là NIMBYs (Not In My Backyard Không xây dựng gần nhà tôi ).
Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?
13:07:19 07/02/2025
Hãng tin TASS mới dây dẫn một số nguồn tin cho hay hai lò phản ứng hạt nhân của tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov của Nga đã hoạt động.
Nga bác phương án ngừng bắn tạm thời tại Ukraine
12:57:25 07/02/2025
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết Moskva cần những thỏa thuận và cơ chế ràng buộc pháp lý đáng tin cậy, nhằm đảm bảo cuộc khủng hoảng không tái diễn .
Tổng thống CH Chad công bố Nội các mới
12:54:03 07/02/2025
Các vị trí chủ chốt trong chính phủ mới, bao gồm ông Abdoulaye Sabre Fadoul giữ chức Ngoại trưởng, bà Amina Priscille Longoh giữ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề phụ nữ và ông Issakha Malloua Djamous giữ chức Bộ trưởng lực lượng vũ t...
Lãnh đạo quốc gia EU đầu tiên điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria
12:14:12 07/02/2025
Tuần trước, EU tuyên bố sẽ giảm nhẹ một số biện pháp trừng phạt áp đặt dưới thời Tổng thống Assad nhằm hỗ trợ Syria tái thiết sau hơn 13 năm nội chiến.
Ngân hàng trung ương Mexico tiếp tục hạ lãi suất cơ bản
12:11:37 07/02/2025
Trên thực tế, đồng nội tệ peso của Mexico đã suy yếu mạnh trong nhiều tháng qua do chịu tác động từ một loạt cải cách gây tranh cãi sau cuộc bầu cử tổng thống tại Mexico, khiến các nhà đầu tư quốc tế lo ngại.
Tổng thống Cyril Ramaphosa khẳng định Nam Phi 'sẽ không bị bắt nạt'
12:10:51 07/02/2025
Nam Phi đã đảm nhiệm chức Chủ tịch G20 vào tháng 12/2024, trở thành quốc gia châu Phi đảm nhiệm cương vị này và Tổng thống Ramaphosa khẳng định ông sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy lợi ích của châu Phi và các nước Nam bán cầu.
Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành "Judea và Samaria"
11:10:24 07/02/2025
Bờ Tây hiện là nơi sinh sống của hơn 3 triệu người Palestine, bao gồm nhiều gia đình bị trục xuất hoặc mất nhà cửa trong quá trình thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948.
Anh trục xuất nhà ngoại giao Nga, trả đũa vụ cáo buộc gián điệp
11:07:36 07/02/2025
Trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng David Lammy cho biết hành động đã được thực hiện sau khi Nga trục xuất một nhà ngoại giao Anh gần đây vào tháng 11 năm ngoái.
IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
11:05:52 07/02/2025
IMF hồi tháng trước đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 thêm 0,1 điểm phần trăm, lên mức 3,3% với tăng trưởng ở Mỹ mạnh hơn dự kiến, bù đắp cho việc điều chỉnh giảm ở Đức, Pháp và các nền kinh tế lớn khác.