Venezuela tái khẳng định cam kết hợp tác với OPEC+
Ngày 3/8, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tareck El Aissami khẳng định quốc gia Nam Mỹ này sẵn sàng tiếp tục đóng góp vào việc tăng cường các cơ chế hợp tác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ).
Một cơ sở lọc dầu tại Punto Fijo, bang Falcon, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu trực tuyến tại cuộc họp Bộ trưởng OPEC lần thứ 31, ông El Aissami đánh giá cao những nỗ lực của OPEC trong việc duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ, cũng như thúc đẩy “không gian đối thoại năng lượng”, được coi là một yếu tố quan trọng đối với tương lai của nhân loại.
Bộ trưởng El Aissami cũng hoan nghênh quyết định của tân Tổng Thư ký OPEC Haitham al-Ghais về việc tăng sản lượng khai thác thêm khoảng 100.000 thùng dầu/ngày trong tháng 9 tới.
Sau khi cắt giảm sản lượng trong năm 2020 do giá dầu xuống thấp trong đại dịch COVID-19, OPEC đã bắt đầu tăng nhẹ sản lượng trong năm 2021 và điều chỉnh chính sách hằng tháng. Trong những tháng vừa qua, khối này đã tăng sản lượng theo đúng mục tiêu đề ra là khoảng 430.000-650.000 thùng/ngày.
Theo thống nhất trên văn bản thì ở thời điểm hiện tại, sản lượng dầu của OPEC đã phục hồi về mức trước dịch COVID-19 nhưng trên thực tế 23 quốc gia thuộc OPEC đều đang chật vật tìm cách hoàn thành chỉ tiêu. Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là 2 quốc gia duy nhất còn dư công suất khai thác để tăng sản lượng.
Châu Âu sẽ bắt đầu nhận dầu của Venezuela
Sau khi Mỹ cấp phép cho một số công ty dầu khí hoạt động tại Venezuela, các tập đoàn Eni của Italy và Repsol của Tây Ban Nha sẽ bắt đầu vận chuyển dầu của quốc gia Nam Mỹ này tới châu Âu trong tháng sau để bù đắp thiếu hụt dầu thô của Nga, nối lại các giao dịch đổi dầu lấy nợ đã bị tạm dừng hai năm.
Một cơ sở lọc dầu tại Punto Fijo, bang Falcon, Venezuela. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn một nguồn dấu tên cho biết khối lượng dầu mà Eni và Repsol dự kiến nhận được sẽ không lớn và do đó tác động đến giá dầu thế giới sẽ ở mức khiêm tốn. Hai công ty nói trên đều có liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA), do đó có thể tính các lô hàng dầu thô vào các khoản nợ tồn đọng và nợ cổ tức trễ hạn. Nguồn tin này cũng nhấn mạnh một trong những điều kiện chính là lượng dầu nhận được "phải được chuyển đến châu Âu" và không thể được bán lại ở nơi khác.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hy vọng rằng dầu thô của Venezuela có thể giúp châu Âu cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga và chuyển hướng một số hàng hóa mà Venezuela xuất sang Trung Quốc ra các nước khác. Mỹ cho rằng PDVSA sẽ không được hưởng lợi về mặt tài chính từ các giao dịch không tiền mặt này, không giống như việc Venezuela bán dầu hiện tại cho Trung Quốc.
Trung Quốc không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt Nga. Bắc Kinh cũng trở thành khách hàng lớn nhất của dầu khí Venezuela khi 70% lô hàng dầu hàng tháng được chuyển tới nhà máy lọc dầu của nước này.
Trong khi đó, PDVSA chưa có kế hoạch nào cho Eni và Repsol nhận dầu trong tháng này.
Venezuela: Xảy ra 'một vụ tấn công mới' nhằm vào hệ thống khí đốt quốc gia Trên mạng xã hội Twitter ngày 17/7, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tareck El Aissami cho biết các nhân viên kỹ thuật tại công ty dầu khí nhà nước PDVSA và các nhân viên cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt một đám cháy xảy ra tại một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên ở miền Đông nước này. Ông Tareck El...