Venezuela nhờ Nga điều quân đội tới giải quyết khủng hoảng chính trị?
Ông Alexander Shchetinin, người đứng đầu Vụ Mỹ Latinh thuộc Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, Venezuela không đề nghị Nga điều quân đội tới hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Chia sẻ với Sputnik, trước câu hỏi liệu Caracas đã gửi lời đề nghị Moscow điều quân đội Nga tới Venezuela để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Mỹ Latinh, ông Shchetinin khẳng định, “Chúng tôi cân nhắc và phân tích lời đề nghị của các đối tác chiến lược một cách rất kỹ càng. Chúng tôi không hề nhận được lời đề nghị như trên đối với Venezuela”.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Cũng theo ông Shchetinin, Nga mở lòng đối thoại với tất cả chính trị gia Venezuela, những người sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng để giải quyết tình hình hiện tại ở Venezuela.
“Đối với các chính trị gia Venezuela, chúng tôi mở lòng đối thoại với tất cả mọi người, những người muốn có cách tiếp cận tích cực đối với tình hình hiện nay và là những người quan tâm tới lợi ích trước tiên của người dân Venezuela cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội và ủng hộ việc thiết lập đối thoại chính trị toàn diện nhằm giải quyết triệt để vấn đề”, ông Shchetinin nói.
Bình luận về mối quan hệ đối tác kinh tế, ông Shchetinin cho hay mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa Nga và Venezuela dựa trên những thỏa thuận pháp lý và chính phủ hai nước có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau.
Video đang HOT
“Mối quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư với Venezuela dựa trên những khuôn khổ mang tính ràng buộc và pháp lý. Đây là lợi ích của cả hai nước bao gồm nền kinh tế và người dân Venezuela. Các thỏa thuận pháp lý cần được chính phủ hai nước tôn trọng dựa trên những ưu tiên kinh tế thiết thực chứ không chỉ hệ tư tưởng chính trị”, ông Shchetinin nói thêm.
Ngoài ra, theo ông Shchetinin, sự can thiệp của quốc tế vào tình hình chính trị ở Venezuela không chỉ theo hướng “đối thoại mang tính điều kiện” mà nên nhắm tới việc hòa giải các lực lượng đối lập ở quốc gia Mỹ Latinh này. Cũng theo ông Shchetinin, sự can thiệp từ bên ngoài cần tôn trọng chủ quyền của Venezuela cũng như ngăn sự can thiệp mang tính phá hoại như ép buộc thay vào đó là cần thiết lập một cuộc đối thoại chính trị.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela bùng phát sau khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido tự nhận làm Tổng thống lâm thời vào ngày 23/1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Brazil, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Chile, Colombia, Paraguay và Peru quyết định công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido làm Tổng thống lâm thời của Venezuela. Ngay cả nhiều quốc gia lớn ở châu Âu như Anh, Pháp và Áo đã lên tiếng ủng hộ ông Guaido. Ông Trump còn cáo buộc chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là “bất hợp pháp”.
Tuy nhiên, Nga, Bolivia, Iran, Cuba, Nicaragua, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro đồng thời kêu gọi các nước từ bỏ ý định can thiệp quân sự vào khủng hoảng chính trị ở Venezuela.
Minh Thu (lược dịch)
Theo Infornet
Máy bay Nga "bí ẩn" tới Venezuela giữa lúc bất ổn chính trị?
Một máy bay Nga được xác định tới Venezuela vào đêm ngày 23/1 làm dấy lên mối nghi ngờ đây là chuyến bay chở Tổng thống Vladimir Putin.
Chính trị tại Venezuela đang rơi vào cảnh bất ổn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và một quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Brazil, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Chile, Colombia, Paraguay và Peru quyết định công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido làm Tổng thống lâm thời của Venezuela. Ông Trump còn gọi chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro là "bất hợp pháp".
Dữ liệu hành trình chuyến bay được cho chở Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Venezuela vào ngày 23/1.
Việc Mỹ và các nước Mỹ Latinh công nhận ông Guaido làm Tổng thống lâm thời của Venezuela được xem là hành động nhằm thách thức trực tiếp đối với Tổng thống Nicolas Maduro.
Đáp trả trước hành động của Mỹ, ông Maduro tuyên bố Caracas sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington và các nhà ngoại giao Mỹ có 72 giờ để rời khỏi Venezuela.
Theo hãng tin AMN, chia sẻ trên Twitter, nhà quan sát trực tuyến Manu Gomez cho hay chiếc máy bay Nga đã thực hiện hành trình dài di chuyển qua Đại Tây Dương để tới Venezuela.
Dựa theo hành trình chuyến bay, máy bay Nga khởi hành từ thủ đô Moscow vào ngày 23/1 và tới sân bay quốc tế Simon Bolivar ở thành phố Maiquetia của Venezuela cùng ngày.
Máy bay này được cho đã thực hiện hành trình tới Thổ Nhĩ Kỳ trước khi tới Venezuela. Điều này khiến một số nhà quan sát cho rằng, có thể chuyến bay đã chở Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Venezuela.
Vào sáng ngày 23/1, Tổng thống Putin đã gặp gỡ người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ là Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ở thủ đô Moscow để thảo luận về tình hình chiến sự ở Syria cũng như nhiều vấn đề nóng trên thế giới.
Hôm nay (24/1), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh những diễn biến chính trị tại Venezuela chứng minh thái độ thực sự của phương Tây đối với luật pháp quốc tế.
"Những diễn biến ở Venezuela là minh chứng rõ nét cách phương Tây hành xử với luật pháp quốc tế trong việc không can thiệp vào chuyện nội bộ của các quốc gia có chủ quyền nhưng họ lại đang làm thay đổi quyền lực lãnh đạo ở Venezuela", bà Zakharova chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.
Trước đó, hôm 23/1, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Duma quốc gia Nga Konstantin Kosachev nhấn mạnh chính sách của Mỹ đối với Venezuela và những tuyên bố gần đây của Tổng thống Donald Trump đã cho thấy sự can thiệp thô bạo và trực tiếp vào chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.
"Chính sách hiện thời của Mỹ đối với Venezuela bao gồm những tuyên bố mới đây của Tổng thống Trump chứng minh sự can thiệp thô bạo và trực tiếp vào các vấn đề của Venezuela. Thế giới biết rõ sự thay đổi quyền lực ở Libya là có sự can thiệp trực tiếp từ Mỹ cũng như những khó khăn mà Iraq và Syria vẫn đang phải đối mặt vì Mỹ can thiệp. Venezuela hiện là quốc gia tiếp theo chịu tác động", TASS dẫn lời ông Kosachev.
Ông Kosachev nhấn mạnh thêm, những sự kiện đang diễn ra ở Venezuela là chuyện nội bộ của quốc gia này.
Theo Vietnam
Quân đội Venezuela không chấp nhận Tổng thống bị áp đặt, thề giữ nước Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela khẳng định quân đội nước này không chấp nhận một "Tổng thống bị áp đặt", sẽ tiếp tục bảo vệ hiến pháp và chủ quyền quốc gia Venezuela. Ông Juan Guaido tự nhận là Tổng thống lâm thời Venezuela. Ảnh: AP Không nêu tên cụ thể của lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, Bộ trưởng Quốc phòng...