Venezuela nêu vấn đề dẫn độ nghi phạm trong vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử Hải quân Mỹ
Tòa án Tối cao Venezuela vừa ra phán quyết, cho phép Chính phủ Mỹ trong vòng 2 tháng phải chính thức đề nghị dẫn độ doanh nhân Leonard Glenn Francis ( người Malaysia) – nghi phạm trong vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử Hải quân Mỹ.
Leonard Glenn Francis bị kết tội hối lộ các quan chức Hải quân Mỹ để họ có ảnh hưởng và quyền tiếp cận thông tin tình báo quân sự, cho phép anh ta kiếm được hàng triệu đô la từ các hợp đồng hải quân. Ảnh theo freemalaysiatoday.com
Đối tượng Francis (57 tuổi) bị bắt giữ ngày 21/9 tại sân bay quốc tế Caracas ở thủ đô của Venezuela. Chính phủ Mỹ trước đó đã phát lệnh truy nã nhân vật này thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol).
Theo Tòa án Tối cao Venezuela, phán quyết trên sẽ được Bộ Ngoại giao nước này thông báo chính thức tới Chính phủ Mỹ, trong đó bao gồm cả yêu cầu hồ sơ đề nghị dẫn độ chính thức trong vòng 2 tháng cần kèm theo các bằng chứng về sai phạm của ông Francis. Sau thời hạn 2 tháng trên (từ ngày 13/10), doanh nhân này sẽ được hưởng lệnh “phóng thích không hạn chế”.
Video đang HOT
Năm 2015, doanh nhân Francis – khi đó là Giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Glenn Marine Group Asia của Singapore chuyên về trang bị quốc phòng – đã nhận tội hối lộ các quan chức Hải quân Mỹ để trục lợi 35 triệu USD. Trong suốt 10 năm, đối tượng đã hối lộ để nhận được hợp đồng trị giá 200 triệu USD phục vụ các tàu hải quân Mỹ. Đây được xem là vụ bê bối lớn nhất lịch sử hải quân Mỹ.
Năm 2018, Francis rời khỏi nhà tù Mỹ và bị quản thúc tại gia trong quá trình điều trị ung thư và chờ ngày xét xử tại thành phố San Diego, bang California. Tuy nhiên, ngày 4/9 vừa qua, đối tượng này đã cắt thiết bị giám sát GPS ở chân và bỏ trốn khi đang bị quản thúc tại gia. Sau 16 ngày đào tẩu, Francis bị bắt khi đang tìm cách lên máy bay tại sân bay quốc tế Caracas.
Argentina chấn động về vụ ám sát Phó Tổng thống
Argentina đã náo loạn đêm 1/9 do một vụ ám sát nhằm vào Phó Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner, sau khi một người đàn ông đã chĩa súng vào đầu bà Kirchner ở cự ly rất gần tại Buenos Aires.
Phó Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner. Ảnh: CNN
Theo hãng thông tấn nhà nước Argentina Télam, vụ ám sát đã thất bại và người đàn ông trên cũng bị bắt giữ ngay sau đó, nhưng vụ việc chưa từng có này tại Argentina đã gây sốc và phản ứng mạnh mẽ từ các bộ trưởng, nhà lập pháp, cả những nhà lãnh đạo chính trị cấp cao của phe đối lập và đảng cầm quyền, các công đoàn và nhiều nhân vật thuộc các lĩnh vực khác nhau, những người yêu cầu làm rõ vụ việc ngay lập tức.
Vụ tấn công được ghi lại bằng camara do kênh truyền hình Public TV thực hiện ở khu vực lân cận nhà của bà cựu Tổng thống Kirchner, trong khi kẻ tấn công, được xác định là Fernando Andre Sabag Montiel, quốc tịch Brazil, đã bị cảnh sát Argentina giam giữ.
Cách hiện trường vài mét, một khẩu súng lục với 5 viên đạn đã được thu giữ, theo cảnh sát Argentina.
Tổng thống nước này Alberto Fernández coi sự kiện là "nghiêm trọng nhất kể từ khi nền dân chủ Argentia trở lại" và tuyên bố ngày 2/9 này là ngày lễ quốc gia để "trong hòa bình và hòa hợp, người dân có thể thể hiện mình trong việc bảo vệ cuộc sống và dân chủ, đoàn kết với Phó Tổng thống của chúng ta".
Ông Alberto Fernández đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vài phút sau nửa đêm, trong khi Chánh văn phòng Juan Manzur đã kêu gọi một cuộc họp Nội các lúc 8giờ30 (giờ địa phương).
Fernández de Kirchner từng là Tổng thống Argentina từ năm 2007 đến 2015, trước khi nhậm chức phó tổng thống vào năm 2019.
Vụ việc xảy ra trong một cuộc biểu tình của những người ủng hộ bà Kirchner. Các cuộc biểu tình đã diễn ra bên ngoài nhà của bà trong vài ngày, để phản ứng với một phiên tòa đang diễn ra, trong đó bà bị cáo buộc tham nhũng.
Đầu tháng 8, một công tố viên liên bang đã kêu gọi Fernandez de Kirchner chấp hành bản án 12 năm tù. Tòa án vẫn chưa ra phán quyết về yêu cầu này. Những ngày sau đó, nhiều người ủng hộ bà đã đụng độ với cảnh sát ở thủ đô Argentina, hãng thông tấn Télam đưa tin rằng cảnh sát đã dùng gậy và hơi cay để giải tán người biểu tình.
Năm 2016, một thẩm phán đã truy tố Fernández de Kirchner cùng với 11 người khác về tội tham nhũng và có liên kết bất chính, vì bị cáo buộc chỉ đạo giao các công trình đường xá công cộng cho một công ty có tên là Austral Constructions trong nhiệm kỳ tổng thống của bà.
Bà Aung San Suu Kyi bị xử kín, nhận thêm án 6 năm tù Hãng tin AP dẫn một nguồn thạo tin cho biết ngày 15/8, một tòa án Myanmar đã tuyên phạt bà Aung San Suu Kyi thêm 6 năm tù sau khi kết tội bà liên quan đến 4 vụ tham nhũng. Bà Aung San Suu Kyi tại một cuộc họp ở Naypyidaw ngày 13/4/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phiên tòa được xét xử kín....