‘Venezuela nên bắt đầu tự sản xuất hệ thống phòng thủ riêng’
TASS đưa tin, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 18/2 cho biết nước này nên bắt đầu tự sản xuất những hệ thống vũ khí của riêng mình để bảo vệ đất nước.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. (Nguồn: Getty Images)
Nhà lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ nêu rõ: “Chúng ta cần những hệ thống vũ khí riêng phục vụ mô hình an ninh quốc gia hiện nay” cũng như Venezuela sẽ sở hữu “một hệ thống vũ khí tốt cho việc phòng thủ,” bao gồm những hệ thống phòng thủ tên lửa.
Nga đã là nhà xuất khẩu vũ khí chính cho Venezuela từ năm 2006 khi quan hệ giữa Caracas và Washington bị xói mòn.
Hồi tháng 5/2006, Mỹ lên án Venezuela “thiếu hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố” và áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và thiết bị quân sự với nước này.
Trong một diễn biến liên quan, AFP đưa tin, ngày 19/2, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã tuyên bố nước này ủng hộ thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido, người tự xưng là tổng thống lâm thời thách thức Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro của quốc gia Nam Mỹ này.
Video đang HOT
Phát biểu họp báo, Ngoại trưởng Kono nói: “Đất nước chúng tôi đã kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử sớm… nhưng thật đáng tiếc, các cuộc bầu cử này vẫn chưa được tổ chức… Xét tình hình này, đất nước chúng tôi hoàn toàn ủng hộ tổng thống lâm thời Guaido. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Venezuela tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.”
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng leo thang ở Venezuela, cùng với sức ép ngày càng tăng đối với Tổng thống gặp khó khăn Maduro và quân đội của quốc gia Nam Mỹ này./.
Theo vietnamplus
Được và mất của Nhật Bản trong đàm phán Mỹ - Triều
Tokyo dành sự quan tâm đặc biệt cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Điều này thể hiện rõ nét thông qua tần suất đưa tin dày đặc, cùng việc cử nhiều phóng viên tới Hà Nội, địa điểm tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, của các hãng truyền thông lớn của Nhật Bản như NHK, Japan Times... Sở dĩ có sự quan tâm đặc biệt như vậy bởi mọi diễn biến, đặc biệt là kết quả của cuộc gặp, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Nhật Bản trong khu vực Đông Bắc Á.
Mục tiêu chiến lược
Cụ thể, Nhật Bản có hai mục tiêu chính sách đối với Triều Tiên. Đó là hóa giải mối đe dọa hạt nhân/tên lửa từ Bình Nhưỡng và xử lý tranh chấp song phương liên quan đến vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc vào những năm 1970 và 1980.
Về vấn đề thứ nhất, Tokyo luôn cho rằng, Bình Nhưỡng là một mối đe dọa thường trực. Triều Tiên đã bắn thử hàng loạt tên lửa đạn đạo, một số đã bay ngang qua không phận Nhật Bản. Theo đó, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, Triều Tiên đã đủ khả năng thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để trang bị cho các tên lửa đạn đạo.
Tên lửa Triều Tiên vẫn là nối ám ảnh của Nhật Bản - Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
Tokyo đã sống trong lo sợ quá lâu và đã đến lúc có những hành động cụ thể để chống lại nguy cơ này. Việc sửa đổi Hiến pháp, đưa Nhật Bản thành một nước bình thường, tăng cường ngân sách quốc phòng và mở rộng hợp tác quân sự với các nước trong/ngoài khu vực là câu trả lời của Nhật Bản đối với mối đe dọa đến từ Triều Tiên.
Trong khi đó, vấn đề thứ hai luôn là một chủ đề nhạy cảm tại Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe đã nhiều lần khẳng định hóa giải vấn đề này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại với Triều Tiên. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề bắt cóc con tin sẽ không thể tiến triển một khi vấn đề hạt nhân và tên lửa tiếp tục "dậm chân tại chỗ".
"Đòn bẩy" lớn nhất của Nhật Bản trong vấn đề Triều Tiên chỉ là khả năng đưa ra các gói hợp tác kinh tế đầy hấp dẫn và trong thượng đỉnh với Triều Tiên năm 2002, Tokyo đã "mở lời". Song điều này chỉ diễn ra chừng nào Bình Nhưỡng bắt tay giải quyết hai vấn đề trên và tiến tới bình thường hóa quan hệ. Thêm vào đó, các hợp tác kinh tế lớn chỉ được tiến hành khi vấn đề phi hạt nhân hóa đạt được tiến triển rõ rệt và trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ.
Mong mỏi cái gật đầu
Điều này lý giải tại sao Nhật Bản lại quan tâm đến thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai đến như vậy. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Trump và ông Kim tại Singapore tháng 6/2018 đã đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai bên và rất có thể thượng đỉnh lần này sẽ mang đến kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, điều Tokyo mong muốn.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là ngay cả khi hai bên đạt được thỏa thuận từng bước cho vấn đề phi hạt nhân hóa, điều gì sẽ được ưu tiên hàng đầu? Trong trường hợp Mỹ ưu tiên thúc đẩy tiến trình dỡ bỏ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hơn các vấn đề khác, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới Nhật Bản, khi Tokyo vẫn nằm trong tầm ngắm của tên lửa đạn đạo tầm ngắn cùng đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (phải) và người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho đã từng có cuộc gặp hồi tháng 9/2018 và giữ liên lạc một tháng sau đó, song không đạt được nhiều kết quả. (Nguồn: Reuters)
Ngoài ra, trong số 5 nước có lợi ích trong vấn đề Triều Tiên - Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Triều Tiên - Tokyo là quốc gia duy nhất chưa có nhiều hoạt động ngoại giao với Bình Nhưỡng kể từ khi ông Kim Jong-un có sự thay đổi thái độ đột ngột hồi đầu năm 2018.
Hồi tháng 9/2018, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã gặp gỡ người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho tại New York, đồng thời giữ liên lạc tại Singapore một tháng sau đó. Tuy nhiên, những cuộc gặp này đã không đạt được nhiều tiến triển trong việc đưa Triều Tiên quay trở lại đối thoại song phương.
Quan trọng hơn, thái độ của Triều Tiên về Nhật Bản trong những phát ngôn chính thức cho thấy, Bình Nhưỡng chưa sẵn sàng để nói chuyện với Tokyo, ít nhất là cho đến khi thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai kết thúc. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với chính quyền của ông Abe trên con đường hoàn thành hai mục tiêu hàng đầu.
Theo Thegioi&VietNam
Dù bị Mỹ rình rập, Venezuela vẫn chưa kêu gọi Nga ứng cứu Phía chính phủ Nga xác nhận, chính phủ Venezuela vẫn chưa yêu cầu Moscow hộ trợ quân sự để giải quyết tình hình khủng hoảng trong nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp gỡ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hồi năm 2013. Ảnh: AP. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro có yêu...