Venezuela đề xuất dùng dầu để đổi lấy vaccine
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo kế hoạch của chính phủ về đổi dầu thô lấy vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang chìm sâu trong khủng hoảng do các biện pháp trừng phạt và bao vây cấm vận của Mỹ.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Cucuta, khu vực biên giới Colombia – Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Maduro cho biết Venezuela có đầy đủ điều kiện cần thiết, bao gồm cả tàu chở dầu cũng như khách hàng, và sẵn sàng dành một phần sản lượng dầu để bảo đảm toàn bộ số vaccine cần thiết phục vụ cho chương trình tiêm chủng đại trà cho người dân.
Trước đây, nhà lãnh đạo Venezuela cũng đã từng đề nghị Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) tác động để có thể sử dụng nguồn ngoại tệ của nước này đang bị phong tỏa ở nước ngoài để thanh toán số vaccine được phân phối thông qua cơ chế COVAX, vào khoảng 1,4 đến 2,4 triệu liều. Nếu lệnh phong tỏa không được dỡ bỏ, Venezuela sẽ có một lựa chọn khác là đổi dầu lấy vaccine.
Mặc dù vậy, số vaccine mua qua COVAX cũng chỉ tương đương với 20% số vaccine mà Venezuela cần để sử dụng. Hơn nữa, loại vaccine được phân phối qua cơ chế COVAX của hãng dược phẩm AstraZeneca hiện vẫn chưa được cấp phép sử dụng tại Venezuela.
Cho đến nay, Venezuela mới chỉ cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga và vaccine do công ty Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất. Tháng 2 vừa qua, Venezuela đã bắt đầu tiêm phòng cho các nhân viên y tế.
Theo số liệu chính thức, Venezuela đã ghi nhận tổng cộng 150.000 ca nhiễm và gần 1.500 ca tử vong do COVID-19. Gần đây, giới chức Venezuela bắt đầu quan ngại về xu hướng số ca nhiễm tăng lên và sự xuất hiện của biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Brazil có khả năng lây lan nhanh chóng.
* Báo Evening Standard đưa tin ngày 28/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhận được nhiều lời kêu gọi ngay lập tức viện trợ vaccine ngừa COVID-19 đến những nước nghèo hơn do nước này sẽ có dư thừa lượng vaccine cần thiết để tiêm phòng cho người dân.
Các tổ chức từ thiện về phát triển và y tế Anh đã hối thúc Thủ tướng Johnson nhanh chóng hành động hoặc làm rõ cách thức chia sẻ vaccine. Đây là nội dung lá thư do Cố vấn khoa học Chính phủ Anh Jeremy Farrar, tổ chức Save the Children UK, cùng một số tổ chức khác gửi tới Thủ tướng Anh.
Video đang HOT
Họ cho rằng với một nửa người trưởng thành tại Anh đã được tiêm phòng, Anh hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ mua vaccine trên đầu người cao nhất thế giới, và nước này đang trên đà có thêm hơn 100 triệu liều vaccine nữa.
Điều này khiến Anh có khả năng sẽ tích trữ vaccine, trong khi những đối tượng dễ bị tổn thương trước dịch bệnh như các nhân viên y tế và những nước có thu nhập thấp và trung bình lại không thể tiếp cận vaccine. Nội dung thư cảnh báo Anh có lượng vaccine dư thừa đủ để tiêm 2 lần cho toàn bộ các nhân viên y tế tuyến đầu trên thế giới.
Cố vấn Farrar nhấn mạnh kể cả khi toàn bộ dân số Anh đã được tiêm phòng, nước này sẽ vẫn còn hợp đồng tiếp cận với ít nhất 100 triệu liều vaccine và số vaccine này sẽ không còn hữu dụng tại Anh. Do đó, đây là thời điểm để xem xét hỗ trợ các nước khác.
Theo ông Farrar, thế giới sẽ không thể nào an toàn khi vẫn còn bất kỳ quốc gia nào đang phải chống dịch. Do đó, các tổ chức từ thiện hối thúc Anh ngay lập tức viện trợ vaccine qua chương trình COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng nhằm cung cấp vaccine cho các nước thu nhập thấp và trung bình. Đáp lại, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ chia sẻ phần lớn vaccine thừa với COVAX khi có đủ nguồn cung.
Để đưa cuộc sống trở lại bình thường, nhiều nước trong đó có Anh, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang chạy đua với thời gian để tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
Theo Bộ Y tế Anh, tính đến ngày 28/3, tổng cộng có 30.151.287 người đã được tiêm phòng mũi đầu tại Anh, tương đương khoảng 57% tổng số người trưởng thành. Tổng số người đã được tiêm đủ hai mũi là 3.527.481 người. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nhấn mạnh vaccine đang giúp cứu sống nhiều người dân Anh và đây là biện pháp sẽ giúp nước này thoát khỏi đại dịch COVID-19.
Mỹ cấp phép sử dụng vaccine COVID tiêm 1 liều của Johnson&Johnson
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 chỉ cần tiêm một liều duy nhất của hãng Johnson&Johnson.
Với quyết định nói trên, vaccine do công ty dược Janssen, thuộc sở hữu của Johnson & Johnson, sản xuất trở thành loại vaccine phòng COVID-19 một liều đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Mỹ.
"Một loại vaccine an toàn hiệu quả thứ ba là tin rất đáng hoan nghênh", ông Andy Slavitt, thành viên nhóm Phản ứng COVID của Nhà Trắng đăng trên Twitter.
Vaccine của Johnson & Johnson đã được thử nghiệm ở trên 44.000 người tại Mỹ, Nam Phi và Mỹ Latinh, đạt hiệu quả phòng bệnh COVID-19 ở mức trung bình đến nặng là 66,1% trong ít nhất 4 tuần sau tiêm. Tại Mỹ, hiệu quả của vaccine này đạt 72%, và lên tới 86% phòng các thể nặng khi nhiễm virus.
Vaccine của Johnson & Johnson (J&J) được dư luận quan tâm vì đây là một trong số ít những loại vaccine ngừa COVID-19 chỉ phải tiêm một liều và có thể bảo quản trong tủ lạnh thông thường. Các loại vaccine của Moderna và Pfizer/BioNTech đều phải tiêm hai liều và bảo quản trong những điều kiện nhiệt độ lạnh sâu, đòi hỏi các hạ tầng kỹ thuật phức tạp hơn đi kèm.
Sau Mỹ, hãng J&J cũng đang khẩn trương làm việc với cơ quan quản lý y tế của nhiều nước trên thế giới để triển khai nhanh nhất có thể vaccine ngừa COVID-19 của họ đến người dùng.
Vaccine của J&J được thử nghiệm với ít tác dụng phụ, hầu hết là nhẹ, như đau tại vị trí tiêm, đau đầu, mệt và đau cơ.
Một nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine COVID của Johnson & Johnson tại Capte Town, Nam Phi. Ảnh: Reuters
Theo đánh giá của FDA, nhìn chung, các trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng không tử vong là không thường xuyên và không có trường hợp nào xảy ra sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine thử nghiệm. FDA cũng cho rằng vaccine một liều J&J có thể giúp ngăn ngừa các ca nhiễm không có triệu chứng.
Một nghiên cứu hồi tháng 1/2021 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy hầu hết các trường hợp nhiễm COVDI đều lây lan bởi những người không có triệu chứng. Nếu vaccine ngăn ngừa ca nhiễm không có triệu chứng, nó có thể giúp giảm cơ hội lan truyền bệnh - chứ không chỉ giữ cho người tiêm không bị bệnh.
Với rất nhiều dữ liệu tích cực, một nhóm cố vấn độc lập đã bỏ phiếu nhất trí hôm 26/2 đề xuất cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine J&J và sau đó quyết định được FDA chính thức thông qua.
Lo ngại vaccine "hạng hai" là không có cơ sở
Tuy vậy, có một số lo ngại rằng trước thông tin rằng vaccine của Johnson&Johnson chỉ có tác dụng bảo vệ 72% ở Mỹ, trong khi vaccine Pfizer và Moderna có khả năng bảo vệ khoảng 95%. Một số người sẽ nghĩ đây là vaccine "hạng hai", nhưng các chuyên gia nói rằng những con số đó rất sai lệch.
Sarah Christopher, Giám đốc vận động chính sách tại Mạng lưới Sức khỏe Phụ nữ Quốc gia Mỹ cho biết: "Thật khó để so sánh giữa các loại vaccine được cấp phép dựa trên dữ liệu thu thập được trước khi các biến thể mới được cho là đã được phát tán rộng rãi".
Vaccine Pfizer và Moderna Covid-19 đã được thử nghiệm trước đó khi có ít biến thể mới lây lan trong đại dịch.
Nghiên cứu của FDA cho thấy rằng phần lớn các ca nhiễm xảy ra trong thử nghiệm vaccine của J&J tại Nam Phi đến từ một biến thể mới hơn và dễ lây lan hơn.
Các chuyên gia sức khỏe cộng đồng khuyến cáo rằng mọi người nên tiêm bất cứ liều vaccine nào đã cấp phép và sẵn có với mình.
"Nếu tôi có vaccine J&J hôm nay và vaccine Moderna vào ngày mai, tôi sẽ rất vui nếu được tiêm vaccin J&J nay hôm nay. Tôi không cảm thấy mình cần phải chờ đợi. Chúng đều là những vaccine tuyệt vời cho những điều mà chúng tôi quan tâm ", Tiến sĩ Ashish Jha, Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Đại học Brown, phát biểu.
Các chuyên gia cho biết các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể thúc đẩy gia tăng số ca bệnh trong mùa xuân này ở Mỹ và cho rằng đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất là phải đưa càng nhiều người tiêm chủng càng nhanh càng tốt.
WHO: Cần thực hiện nhiều bước phối hợp để đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine COVID-19 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia và nhà sản xuất trên thế giới tăng cường hỗ trợ các quốc gia đang phát triển tiếp cận vaccine ngừa COVID-19. Vaccine phòng COVID-19 do Công ty AstraZeneca phát triển. Ảnh: PAP/TTXVN Phát biểu trước báo giới ngày 26/2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định cần...