Venezuela chi thêm 5 tỷ USD hiện đại hóa quân đội
Trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Venezuela (FANB), Bộ Quốc phòng nước này thông báo sẽ chi thêm 5 tỷ USD để mua khí tài quân sự mới.
(Nguồn: Internet)
Phát biểu với giới báo trong nước ngày 7/8, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Henry Rangel Silva thông báo Caracas đã thông qua khoản chi 4 tỷ USD trong Hiệp định kỹ thuật-quân sự ký với Nga, cộng với khoản thêm trị giá 2 tỷ USD của các dự án liên quan đến quá trình hiện đại hóa thủy quân lục chiến, bảo dưỡng máy báy Sukhoi và xây dựng nhà máy sản xuất phương tiện thông tin quân sự.
Trước đó, ngày 18/7 vừa qua, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thông báo chính phủ nước này đang xem xét khả năng mua thêm một phi đội máy bay thế hệ thứ năm Sukhoi 35 của Nga trong những năm tới trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh phòng thủ cho quân đội nước này.
Video đang HOT
Lĩnh vực an ninh, quốc phòng và phát triển đất nước là những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Tổng thống Chavez để bảo đảm quyền độc lập.
Trong những năm gần đây, Venezuela đã trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga tại Mỹ Latinh với tổng giá trị các hợp đồng lên tới gần 11 tỷ USD, bao gồm các loại súng trường AK 103, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, xe tăng, súng phóng lựu, tên lửa phòng không./.
Theo TTXVN
Ả Rập Xê Út tăng cường mua xe tăng Đức
Ả Rập Xê Út muốn mua khoảng 600 - 800 xe tăng Leopard của Đức, gấp đôi con số dự kiến ban đầu, Reuters trích dẫn báo cáo của một tờ báo Đức hôm 17.6.
Một mẫu xe tăng Leopard của Đức - Ảnh: Reuters
Một thỏa thuận mua bán xe tăng giữa hai nước sắp được ký kết, tờ Bild am Sonnatag (Đức) cho hay trong một bản báo cáo gửi đến Reuters. Cũng theo tờ báo này, trong khi Thủ tướng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Đức phản đối thỏa thuận nói trên, thì Bộ Kinh tế nước này lại ủng hộ.
"Đơn đặt hàng từ phía Ả Rập Xê Út có thể đảm bảo cho tương lai của các tập đoàn sản xuất xe tăng như Krauss-Maffei Wegman và Rheinmetall, vốn đang gấp rút tìm kiếm các thị trường mới sau khi quân đội Đức tiến hành tái cơ cấu", Bild am Sonnatag đưa tin.
Chính phủ Đức từ chối bình luận về thông tin nói trên, theo Reuters.
Năm ngoái, Đức đã phủ nhận các báo cáo cho rằng nước này đồng ý bán 270 xe tăng Leopard cho Ả Rập Xê Út.
Để bảo mật, các cuộc mua bán khí tài quân sự không được phép công bố rộng rãi.
Hiện các nhà làm luật của các đảng đối lập đang gây sức ép lên chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel sau khi có các báo cáo cho thấy chính phủ đã ngưng một thỏa thuận bán xe tăng bí mật.
Các nhà làm luật cho rằng chính phủ của bà Merkel đang vi phạm các quy định về xuất khẩu khí tài quân sự.
Việc xuất bán vũ khí là một vấn đề nhạy cảm tại Đức do vết nhơ về chế độ phát xít trước đây ở nước này, và cũng do tai tiếng về việc hãng sản xuất vũ khí Krupp đã từng bán vũ khí cho các phe đối đầu trong các cuộc chiến tranh ở thế kỷ 19 và 20.
Trước đây, Đức đã từng buộc phải ngưng xuất vũ khí sang các nước vùng Vịnh sau khi mối quan hệ thân thiết với Israel bị phanh phui, theo Reuters.
Một nguồn tin từ Bild am Sonntag còn cho biết phía Ả Rập Xê Út muốn hoàn tất thỏa thuận mua vũ khí trước ngày 20.6 này, thời điểm bắt đầu tháng chay Ramadan.
Theo Thanh Niên
Philippines chi tiền tỷ hiện đại hóa quân đội Hải quân Philippines hôm qua giới thiệu một loại tàu tấn công đa dụng (Mpac) mới do chính quốc đảo Đông Nam Á tự chế tạo, trong dự án hiện đại hóa hệ thống phòng vệ lãnh thổ kéo dài 5 năm. Tàu tấn công đa dụng Mpac của Philippines. Ảnh: DND Mpac được thiết kế phục vụ việc triển khai binh sĩ...