Vén màn công việc lồng tiếng phim cùng cô nàng gây bão TikTok Trang Nguyễn: Người đảm nhiệm thu âm series đình đám “Diên Hi Công Lược”
Khán giả Việt Nam mê phim cổ trang không chỉ vì cốt truyện hấp dẫn, tình tiết ly kỳ mà còn bởi giọng thuyết minh truyền cảm tạo dư âm gây xúc động.
Đứng đằng sau những âm thanh muôn màu ấy là cả một ê-kíp và đặc biệt không thể bỏ qua nhiệm vụ của nhân viên lồng tiếng phim.
Nhiều người thường nghĩ công việc lồng tiếng phim chẳng có gì phức tạp mấy, chỉ cần kêu gọi đủ số người tương đương với lượng diễn viên trong phim rồi sau đó đọc lại sẽ hoàn thành công tác thuyết minh. Tuy nhiên, ít ai biết mỗi bộ phim chỉ có 2-3 người lồng tiếng (1 nam, 1 nữ), tức là mỗi người sẽ phải đảm nhiệm tất cả các vai cùng giới tính. Chẳng cần chứng minh nhiều, cứ nhìn vào hậu trường phòng thu là sẽ rõ.
Gần đây, Trang Nguyễn (tên thật là Nguyễn Thiên Trang, nick name: Chang Thailan) là một nhân vật gây được nhiều sự chú ý trên MXH Tik Tok. Cô hay đăng tải các clip đa dạng về nghề lồng tiếng phim của mình. Khi thì là vào vai một đứa trẻ, khi thì lại khóc nấc lên với nữ chính, cũng có khi hóa nhân vật “diệt tiểu tam” rất xuất sắc. Đi cùng với sự ngưỡng mộ dành cho Thiên Trang, cộng đồng mạng còn tò mò về công việc mà cô nàng đáng yêu này đảm nhiệm. Hẳn là phải áp lực lắm, vất vả lắm thì mới hoàn thành lồng tiếng trọn vẹn đến như vậy.
Trang Nguyễn khi lồng tiếng gọi thất thanh.
Clip hài hước lồng tiếng “dũng sĩ diệt tiểu tam”.
Tuy nhiên, khi trò chuyện với Thiên Trang, tất cả những gì người đối diện nghe được là một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm và trong trẻo. Không hằn học, cũng chẳng đanh giọng, những lời Thiên Trang phát ra nghe y hệt như trên phim ảnh thuyết minh, dịu dàng tựa một tách trà sen giữa chiều lộng gió.
6 năm làm nghề lồng tiếng, từng đảm nhiệm bộ phim đình đám “ Diên Hi Công Lược” và sở hữu mức lương tương xứng với năng lực
Chào Thiên Trang, bạn có thể cho độc giả biết nhiệm vụ hàng ngày của bạn là gì và những bộ phim nổi tiếng bạn đã lồng tiếng không?
Mình đã học tập và làm nghề lồng tiếng chuyên nghiệp được 6 năm rồi. Trang nghĩ những bộ phim mình đã làm đều rất nổi tiếng, bởi phải tầm cỡ thì nhà đài mới mua về để thuyết minh đúng không? (cười). Nhưng có lẽ mọi người sẽ biết đến Trang nhiều nhất qua bộ phim “Diên Hi Công Lược”.
Nhiệm vụ hàng ngày của mình chủ yếu là lồng tiếng. Để hoàn thành một bộ phim thì có nhiều công đoạn: dịch phim, biên tập, thu và lồng tiếng, cuối cùng rồi mới kết hợp hết chúng lại với nhau. Công việc này của mình chỉ là một phần nhỏ trong quá trình làm nên một bộ phim mà thôi.
Mức thù lao nói chung của nghề này là bao nhiêu? Theo bạn, con số ấy có tương xứng với công sức bản thân bỏ ra hay không?
Đây là một câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra cho Trang. Vấn đề này cũng rất hay, bởi vì mình nghĩ công việc dù đam mê đến mấy thì cũng cần phải nuôi sống bản thân trước tiên. Tuy nhiên để đưa ra một con số cụ thể thì Trang nghĩ là khó. Vì tùy vào từng người, năng lực và deal giá thì sẽ có mức lương khác nhau.
Hiện tại trong nghề có 2 kiểu tính lương. Một là tính theo sản phẩm, mình làm bao nhiêu tập phim thì nhận về bấy nhiêu mức nhuận. Hai là tính lương theo tháng, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của bạn với công ty. Đối với Trang, mức lương hiện tại được xem như là rất ổn với những gì bản thân bỏ ra.
Niềm vui từ mức thù lao là một phần, hơn cả thì mình gắn bó với công việc này bởi mình yêu thích các bộ phim, yêu luôn cả công việc của bậc cha chú đi đằng trước. Trở thành một hậu nhân nối nghề với bản thân Trang là quá đỗi hạnh phúc rồi. Nói chung được làm công việc mình yêu thích thì ai cũng sẽ hết mình với nó để cống hiến tạo ra sản phẩm hay.
Góc khuất nghề lồng tiếng phim: Từng khóc nghẹn với nhân vật đến nỗi không nói nên lời, cả sự nghiệp đổ bể chỉ vì một tiếng “Dạ” sai cách
Thiên Trang không phủ nhận rằng công việc này có nhiều khó khăn, nhưng theo cô nàng, mỗi giai đoạn học nghề, làm nghề sẽ có rắc rối, nỗi khổ sở khác nhau.
“Lúc mới vào nghề, mình chưa quen đặt tone giọng thế nào cho phù hợp, xử lý với mic sao cho khéo léo, chưa nắm bắt tâm lý nhân vật nhanh nhạy. Ngoài ra, một khó khăn rất lớn là mỗi khi lồng tiếng, mắt vừa phải nhìn hình nhìn kịch bản mà miệng phải hoạt động năng suất, não cũng cần suy nghĩ nhiều để sản phẩm trơn tru nhất.
Còn khi đã có chút kinh nghiệm, thách thức đặt ra là mỗi chúng ta phải luôn tự trau dồi bản thân vì xã hội ngày càng yêu cầu khắt khe hơn. Giọng làm sao phải thật dễ nghe, chân phương, gần gũi thay vì quá cầu kỳ để đáp ứng thị hiếu khán giả thời điểm hiện tại.” – Thiên Trang chia sẻ.
Trang còn kể đã có lúc cô phải rơi lệ vì nhân vật trong phim khiến cô thực sự xúc động, giống như thể Trang đang đóng chính vai ấy vậy. Công việc lồng tiếng không chỉ là thu âm cho xong, mà chúng mình cũng là những nghệ sĩ, diễn viên, cũng phải sống theo tâm trạng, hoàn cảnh nhân vật. Nhập vai rơi nước mắt cũng có mà buồn cười khi có vai hài hước cũng không thiếu.
Đặc biệt, Thiên Trang kể một lần, trong lúc đang đi học, cô được chị tiền bối ngỏ ý mời lồng tiếng vai thư ký, nhưng vai này chỉ cần nói đúng một chữ “Dạ”. Ban đầu Trang nghĩ việc này đơn giản, nhưng nào ngờ khi cô “Dạ” sai cách, không chuẩn và khớp với nhân vật liền bị đuổi xuống. Lúc ấy Trang còn nghĩ công việc của mình đã khép lại từ sự cố đó, nhưng sau cùng cô nhận ra được nhiều bài học và bình tĩnh hơn trong các lần sau. Một cô thư ký vai quần chúng thôi cũng phải có nhiều kỹ năng mới đảm nhiệm được.
Lần khác, khi diễn vai Thẩm Tinh Di trong phim “Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn”, Thiên Trang vì khóc quá nhiều nên đã bị nghẹt giọng cả tháng trời. Cuộn giấy vệ sinh lúc nào để trên mặt bàn làm việc. Hơn nữa, nếu sau cảnh bi mà là cảnh vui thì Trang sẽ cố xả hết sự buồn bã đi theo nhân vật để sớm quay lại với một diện mạo vui nhập vai.
Hỡi các bạn trẻ muốn theo đuổi nghề lồng tiếng, hãy đọc và luyện tập thật nhiều!
Thiên Trang có muốn nhắn gửi gì đến với những người đang có dự định theo nghề lồng tiếng không?
Trước hết, mình nghĩ các bạn nên xác định rõ mục đích làm nghề của mình, là để cho vui hay coi nó như một sự nghiệp chính? Sau đó, hãy đi từ những điều cơ bản, đơn giản, ví dụ như đọc thật nhiều để nâng cao vốn từ. Tiếp theo luyện tập kỹ phát âm, vì làm nghề sẽ đòi hỏi phải phát âm tròn vành rõ chữ, không bị tật ngọng, lắp… Ai mà bị mắc tật thì càng phải cố gấp nhiều lần người bình thường. Thứ ba, hãy chọn cho mình nơi đào tạo uy tín, chất lượng để trau dồi chuyên môn.
Cuối cùng, Trang xin cảm ơn đến khán giả luôn ủng hộ mình và hơn cả là các bậc tiền bối đã giúp đỡ Trang. Thiên Trang cũng như các anh chị trong nghề sẽ luôn cố gắng hết mình để đem lại nhiều sản phẩm phim thuyết minh chất lượng, đi vào lòng khán giả từng ngày!
Nấu cơm cho chồng mang đi làm: Động lực luôn bắt nguồn từ những điều bé nhỏ
Bữa cơm trưa là một phần không thể thiếu ở chốn công sở. Kẻ thì chọn ra hàng ăn cho tiện, nhưng cũng có những người tự tay vào bếp để thức ăn luôn được thêm gia vị "tình yêu".
Cuộc sống công sở đâu chỉ toàn là việc, deadline, sếp và đồng nghiệp.
Nó còn là những bữa cơm trưa, những câu chuyện phiếm và mối quan hệ ngoài luồng công việc. Khi đồng hồ điểm 12 giờ, các chị em văn phòng tấp nập đi cắm cơm cho nóng và ngồi bàn tròn trò chuyện. Ai nấy đều muốn khoe hôm nay ăn gì để tăng sự gắn kết giữa đồng nghiệp. Có chị thì chuẩn bị đồ từ sớm, có anh lại được vợ làm cho.
Gần đây, một cô nàng người Việt gây bão trên MXH Tik Tok cũng vì những bữa cơm trưa chốn công sở. Cụ thể, chị Nguyễn Hồ Trà My là một nhân viên văn phòng. Điều khiến chị được người dùng Tik Tok thích thú là bởi món ăn đa dạng chị chuẩn bị cho hai vợ chồng mỗi sáng. Đặc biệt hơn, chồng chị Trà My còn là người Thổ Nhĩ Kỳ, nên cư dân mạng lại càng tò mò về tình yêu của vợ Việt - chồng Tây.
Từ những bữa ăn trưa được chuẩn bị kỳ công trước giờ làm...
Qua trang Tik Tok của chị My có thể thấy, hàng ngày chị dậy từ sớm và làm đồ ăn sáng lẫn trưa cho hai vợ chồng. Đó không chỉ đơn thuần là các món Việt Nam mà để hợp khẩu vị với chồng, chị còn chế biến thêm hương vị Tây.
Trà My chia sẻ: "Hồi trước mình hay đi du lịch nhiều, cộng thêm món ăn Việt Nam cũng hay thử ăn nhà hàng này kia thấy thích món nào thì sẽ về search để làm cho giống. Không dám nói là công thức riêng nhưng tham khảo cách làm của mấy món các nước khác để điều chỉnh hợp khẩu vị của vợ chồng mình.
Đồ ăn mình nấu có món Hàn, Nhật, Thái, Việt Nam chứ không chỉ Tây hay Thổ Nhĩ Kỳ (chồng mình người Thổ Nhĩ Kỳ). Đồ ăn thuần Việt Nam sẽ hay ăn với cơm, đồ kho. Mà 2 vợ chồng mình ăn kiêng - không ăn đường bột nhiều nên phải nghiên cứu các món ăn khác để thay thế cơm.
Mình bỏ việc cho đường, bột nêm với mấy đồ có hóa chất/chất bảo quản từ 3-4 năm nay nên từ đó nghiên cứu thêm các cách làm ngọt tự nhiên từ rau củ quả, nấu đúng lửa/cho lúc nào để lấy được chất ngọt..."
Hầu hết các bữa ăn gia đình đều là do chị My nấu. Chị kể một tháng hai vợ chồng sẽ đi ăn ngoài hâm nóng tình cảm hoặc gọi đồ ăn về tầm 3 - 5 lần, còn lại chị rất thích được thiết kế món cho hai người. Một lý do nữa mà chị My hay nấu ăn tại gia là vì chồng chị người nước ngoài dễ bị dị ứng với một số loại thực phẩm, do đó tự tay mình nấu đem lại cảm giác yên tâm. Hàng tuần, chị My sẽ đi chợ 1 lần và lên kế hoạch luôn xem từng ngày ăn gì. Chính vì vậy nên thói quen này đã được gia đình chị thực hiện từ rất lâu.
... cho đến nguồn động lực lớn lao mỗi ngày chốn công sở
Bữa ăn sáng, ăn trưa suy cho cùng cũng chỉ là phương thức nạp năng lượng cho một ngày làm việc. Nhưng đằng sau đó còn là tình cảm gia đình, là sự sẻ chia trách nhiệm, là cảm giác làm một điều gì đó cho người mình yêu, dẫu bé nhỏ hàng ngày thôi cũng được.
Chị My tâm sự: "Chồng mình sẽ cùng vào bếp khi nấu mấy món Tây (spaghetii, steak, hoặc món ăn Thổ). Mấy món khác thì nếu mình sai rửa rau, cắt củ thì cũng làm. Vì chồng đã có nhiệm vụ sau đó là rửa chén dọn dẹp rồi nên tham gia nấu cho vui cũng không sao. Thời gian đầu nấu món Việt hay đứng kế bên nhắc đừng cho nước mắm nhưng giờ ăn quen luôn rồi.
Còn dĩ nhiên là anh ấy mê đồ vợ nấu lắm. Mỗi bữa ăn đều trân trọng và thấy hạnh phúc, không quên cảm ơn mỗi bữa vì vợ bỏ thời gian để nấu ăn cho 2 người. Kiểu cũng thấy may mắn lắm nên cảm ơn hoài luôn. Thực ra mình nấu ăn là vì mình thích, và anh cũng trân trọng chứ không ép buộc gì.
Những khoảnh khắc hạnh phúc của đôi vợ chồng Việt - Thổ.
Anh chồng hay khen kiểu "Thank you", "It's delicious/beautiful" (Cảm ơn, đồ ăn rất ngon và đẹp mắt) sau giờ ăn trưa. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để hai vợ chồng hạnh phúc, tăng biết bao động lực làm việc tốt. Mệt mỏi, stress gì cũng nhanh chóng tan biến vì luôn hiểu có một người vẫn nhớ, quan tâm và lo lắng cho mình."
Chồng chị Trà My không bao giờ quên nói lời cảm ơn và khen những món ăn vợ nấu.
Hi vọng rằng, sau câu chuyện đáng yêu truyền đầy cảm hứng trên của vợ chồng Trà My, chị em sẽ như được tiếp thêm động lực để làm những điều bé nhỏ hàng ngày. Có thể là nấu bữa trưa cho bản thân và gia đình mang đi làm, hay đôi khi chỉ là nhắn tin hỏi thăm giờ giải lao công sở. Chắc chắn cuộc sống công sở của chị em sẽ hạnh phúc hơn và vơi đi phần nào những gánh nặng, áp lực chất chứa.
Chủ shop lên TikTok tố nhân viên "mới 4h đã nằm ra sàn chơi điện thoại", dân mạng lại lên tiếng bênh vực Màn tranh luận sôi nổi diễn ra giữa cộng đồng mạng: Liệu nhân viên trong clip có đang hành xử thiếu nghiêm túc? Đối với một số cửa hàng thuộc đủ loại hình kinh doanh, thậm chí là cả cơ quan doanh nghiệp cũng thường có lắp camera giám sát. Mục đích là để cấp trên có thể biết tình hình làm việc...