Vén màn câu chuyện đằng sau những lùm xùm mệt mỏi của Oscar 2019
Liệu Viện Hàn lâm có “đổi mới” cho Oscar năm sau sau loạt tai tiếng này không nhỉ?
Vào ngày 11/02 vừa qua, chủ tịch Viện Hàn lâm John Bailey thông báo rằng phần trao giải của bốn hạng mục: Quay phim, Dựng phim, Làm tóc và Hóa trang, Phim ngắn sẽ diễn ra vào lúc quảng cáo giữa giờ. Tất cả những phần này sẽ không bị cắt đi mà sau đó sẽ được chiếu lại trong buổi phát sóng trực tiếp. Quyết định này được Ban tổ chức (BTC) đưa ra dưới sức ép của nhà đài ABC nhằm giảm thời lượng của Oscarxuống còn đúng 3 tiếng.
Tuy vậy, hành động này đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ không chỉ từ khán giả mà còn của cả Hollywood, cho rằng Oscar lần thứ 91 không tôn trọng những người trong ê kíp làm phim. Cuối cùng, chỉ 5 ngày sau, BTC đã phải rút lại quyết định của mình và vẫn chiếu trực tiếp phần trao thưởng của bốn hạng mục trên. Liệu đây chỉ đơn giản là Oscar đang “bắt nạt” những người làm phim, hay còn có lí do gì ẩn giấu sau đó?
Bộ máy lãnh đạo Oscar và chủ tịch John Bailey không cùng tiếng nói
Ban điều hành của Viện Hàn lâm
Ban Điều hành của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) là tập hợp của 51 lãnh đạo cao cấp đến từ 17 nhánh, cộng thêm 3 đại diện thiểu số, Bailey và CEO Dawn Hudson, tạo thành một bộ máy với 54 tiếng nói khác nhau. Vì vậy, tình trạng “chín người mười ý” là điều dễ hiểu.
Nhiều thành viên hội đồng cho rằng số lãnh đạo như vậy là quá nhiều để có thể cùng nhau đi đến một quyết định chung, với việc bất đồng quan điểm thường xuyên xảy ra. (Một số lãnh đạo đã tự nguyện xin từ chức như Bill Mechanic, Kathleen Kennedy, và Cheryl Boone Isaacs.) Có người cho rằng Viện Hàn lâm nên giảm số lượng lãnh đạo từ mối nhánh từ 3 xuống 2 để có được một ban điều hành thống nhất hơn.
Khi nhà quay phim kì cựu 76 tuổi John Bailey được bầu lên làm chủ tịch Viện Hàn lâm, ông không biết mình sẽ phải đương đầu với những thử thách nào. Với tư cách của một lão làng trong nghề với uy quyền nhất định, ông cũng đã cố gắng lãnh đạo tập thể này, nhưng để một bộ máy đông đúc như vậy nhất trí với nhau thực sự rất khó.
Ban điều hành của Viện Hàn lâm, từ trái qua: Carol Littleton, John Bailey, Gregory Nava
Bailey không phải là người có kỹ năng truyền thông tốt. Nhà báo Anne Thompson, tổng biên tập của IndieWire, đã chia sẻ: “Một tiếng sau khi chuyện trò thân mật với Bailey ở Telluride, anh ấy bước đi như chúng tôi không hề quen biết nhau vậy.” Một năm sau, khi bà chúc mừng ông vì đã bỏ giải Phim đại chúng xuất sắc (Best Popular Film) tại Oscar năm nay, Bailey bỗng trở nên tức giận.
Dù đã muộn màng, ông nhận ra rằng nếu không định nghĩa đúng ý định của mình ngay từ đầu thì sẽ khiến tất cả mọi người được tự do suy diễn theo chiều hướng xấu nhất. Ngay cả những thành viên của Viện cũng có những phản hồi tiêu cực về ông. Tại một sự kiện gần đây ở Bảo tàng Viện Hàn lâm, cựu biên tập của tờ Variety Peter Bart nói rằng Bailey là “người thô lỗ nhất mà ông từng gặp”, và Bailey thậm chí còn không biết ông là ai.
Nỗ lực đổi mới bất thành và cơn khủng hoảng truyền thông leo thang
Bailey từng nói: “Những giải thưởng như thế này không phải là một nghi thức hình tượng được tổ chức đi tổ chức lại giống nhau mỗi năm. Dựa theo lịch sử của Viện Hàn lâm cũng như chính giải Oscar, nhiều hạng mục, cũng như các nhánh làm phim, đều có thể được thêm vào hoặc lược bớt đi. Giải thưởng này là một thực thể sống luôn vận động, cũng như concept của bất cứ loại hình nghệ thuật nào khác, đặc biệt nó lại là một loại hình mang nặng tính kĩ thuật như điện ảnh.”
Video đang HOT
Allison Janney giành giải Nữ phụ xuất sắc trong “I,Tonya” ở Oscar 2018
Nhiều nhà sản xuất cũng đã cố gắng đổi mới Oscar 2019 bằng cách giảm thời lượng phát sóng xuống còn 3 tiếng nhưng bất thành. Có người cho rằng chỉ nên biểu diễn 2 trên 5 ca khúc được đề cử ( Lady Gaga đã xoay chuyển tình thế), có người lại cho rằng những người đã thắng Oscar năm ngoái trao giải năm nay là không cần thiết. Sau nhiều chỉ trích, cuối cùng Oscar năm nay phải theo truyền thống, vẫn có 5 ca khúc được hát và Allison Janney vẫn lên trao tượng cho Nữ phụ xuất sắc.
Cứ mỗi lần như vậy, thì nơi mà những bất đồng quan điểm giữa BTC và công chúng được dịp sinh sôi chính là Film Twitter, một nơi mà các mọt phim cứng cựa có thể thi nhau phân tích, tranh biện, thể hiện những ý kiến trái chiều về Oscar. Đương cử như vụ việc của danh hài Kevin Hart, những dòng tweet cũ miệt thị người đồng tính của anh được đào lên, đích thân CEO của Viện Hàn lâm đã yêu cầu Hart phải xin lỗi, nhưng ông không ngờ rằng Hart cũng bỏ luôn vị trí dẫn chương trình năm nay. Việc chiêu dụ anh về làm MC, mục đích là để câu kéo fan của Hart xem Oscar, hóa ra cũng thành công cốc.
Sao hài Kevin Hart bị huỷ vị trí MC cho lễ trao giải Oscar khi ai nấy phát hiện những dòng tweet miệt thị đồng tính của anh trong quá khứ
Về những lùm xùm gần đây nhất liên quan đến việc bỏ bớt màn trao giải, thực ra thông tin về việc này đã có từ tháng 8 năm ngoái, nhưng lúc đó công chúng lại đang chú ý hơn đến một lùm xùm khác là hạng mục Phim đại chúng xuất sắc. Bailey tự tin rằng mình là có thể làm gương cho mọi người, ông đã chiếu một đoạn clip ngắn cho những nhánh thuộc về phần thủ công, để họ thấy một màn phát biểu nhận giải nên như thế nào. Và tất cả ban điều hành đều đồng ý với ông.
Tuy vậy, mọi chuyện mới thực sự “tức nước vỡ bờ” khi ông công bố tên của 4 hạng mục sẽ bị chỉnh sửa khỏi phần phát sóng trực tiếp Oscar (bao gồm hạng mục Quay phim của ông và Dựng phim của vợ Carol Littleton.) Đạo diễn Guillermo del Toro, người thắng Oscar năm ngoái và thậm chí là đạo diễn được đề cử năm nay Alfonso Cuarón cùng lên Twitter để phản đối quyết định này. Diễn viên Russell Crowe với hơn 2,7 triệu người theo dõi đã tweet rằng Viện Hàn lâm “ngu hết chỗ nói”. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng những hạng mục kia sẽ bị “xử trảm” khỏi Oscar 2019.
Alfonso Cuaron (phải) và Guillermo del Toro
Nhưng cuộc phản pháo không dừng lại ở đó, một lá thư ngỏ chỉ trích Oscar 2019 được công bố và nhận được hơn 650 chữ ký, bao gồm cả những đạo diễn và nhà quay phim đầu ngành như Spike Lee, Quentin Tarantino và Roger Deakins. Cho đến nước này, Viện Hàn lâm đã phải gửi một email trình bày các chi tiết rõ ràng hơn, trấn an mọi người rằng Oscar vẫn hết sức tôn trọng những nhà quay phim, dựng phim và các chuyên gia trang điểm, làm tóc. Đồng thời, email cũng trách móc báo chí và mạng xã hội vì đã đẩy sự việc đi xa hơn thực tế. Nhà sản xuất Donna Gigliotti cũng nhấn mạnh sẽ không có màn phát biểu nào bị cắt cả nếu như nó không vượt quá 90 giây.
Có thể thấy rằng ở đây cách mà BTC truyền tải thông điệp là vấn đề chính. Những thay đổi không được thông tin đầy đủ, khiến mọi người hiểu sai, hậu quả là một thảm họa PR vượt ngoài tầm kiểm soát. Nếu như kế hoạch được tung ra một cách cẩn thận hơn, cùng với sự hỗ trợ từ báo giới, thì có lẽ công chúng đã không hà khắc đến vậy. Nhưng Bailey chỉ gửi vỏn vẹn một email cho các thành viên, mà nhiều người còn không hiểu nội dung email muốn nói là gì. Sau đó, tất cả chỉ như đổ thêm dầu vào lửa.
Mâu thuẫn nội bộ
“Cái ban lãnh đạo này chả làm được cái gì ra hồn cả,” một trong số những người thuộc nhánh thủ công bầu chọn trong Viện Hàn lâm nhận xét. “Tôi bực mình vì họ bất tài đến nỗi có những chuyện đơn giản như MC mà cũng không giải quyết được. Giờ thì chương trình sẽ không có ai dẫn. Còn những bản nhạc kia thì cũng tệ nốt, một bài hát không được viết ra để biểu diễn trong một chương trình mà là để lồng vào phim. Khi tách ngữ cảnh phim ra khỏi bài hát thì chỉ kéo chất lượng của chương trình đi xuống.”
Thực ra ban đầu mọi chuyện rất đơn giản, nhiều thành viên ban bình chọn của Viện Hàn lâm đều đồng ý với việc chỉnh sửa bài phát biểu dựa theo nguyên mẫu được Bailey cho đội thủ công xem. Họ hiểu được rằng chương trình cần phải ngắn lại để giữ tỉ lệ người xem được cao ổn định. Phía Quay phim và Dựng phim xung phong được chỉnh sửa để làm gương cho các ban bệ khác. Theo kế hoạch, bốn giải thưởng kia sẽ được trao vào buổi nghỉ quảng cáo đầu và màn phát biểu nhận giải sẽ được chiếu lại đầy đủ vào phần cuối chương trình. “Nếu không nói thì cũng không ai nhận ra sự khác biệt,” một nhà thiết kế phục trang chia sẻ.
Bên cạnh áp lực từ bên ngoài, điều mà Bailey không ngờ nhất chính là việc các thành viên trong nhánh quay lưng lại với ông, dưới sức ép của Hiệp hội các nhà Quay phim Hoa Kỳ (ASC). Trớ trêu thay, đây cũng là đơn vị đã từng trao giải Thành tựu Trọn đời cho ông. Đây là một sự xấu hổ rất lớn dành cho người đứng đầu của Viện Hàn lâm, vì các chuyên gia đều nghĩ rằng mọi người sẽ ủng hộ Bailey.
“Ông ấy đã bị đánh gục”, một thành viên ban điều hành chia sẻ. “Liệu có ai biết được Oscar năm nay sẽ dài 3 tiếng hay không? Những bộ phim hay và chương trình mà Glenn Weiss và Donna Gigliotti đang sản xuất mới là những gì quan trọng ngay lúc này.”
Glenn Weiss và Donna Gigliotti
Oscar 2019 chứng kiến nhiều sự đổi mới chưa kịp xuất hiện mà đã chết từ trong trứng nước trước áp lực bên ngoài và cả bên trong Viện Hàn lâm. Dù cho có nhận được bao nhiêu lời phàn nàn đi nữa thì đây vẫn là sự kiện quan trọng nhất trong năm của ngành điện ảnh, không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên toàn thế giới.
Còn một điều nữa là ở năm tới, Bailey sẽ không phải lo lắng như năm nay nữa vì ban điều hành đã quyết định sẽ rút ngắn nhiệm kì chủ tịch của ông cho đến mùa hè năm nay. Ai nấy từ bây giờ đã thắc mắc không biết ai sẽ là người gánh vác trách nhiệm nặng nề này ở mùa Oscar năm sau?
Giải thưởng Viện Hàn lâm hay Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lễ trao giải Oscar lần thứ 91 nhằm vinh danh các tác phẩm xuất sắc nhất trong năm 2018 sẽ diễn ra tại nhà hát Dolby Theatre, Hollywood, Los Angeles, California vào lúc 8h sáng ngày 25/02/2019 và được phát sóng trên kênh truyền hình Mỹ ABC.
Theo helino
Bị chê "không đủ tuổi" nhưng Black Panther vẫn xứng đáng tranh giải Oscar hơn Avengers?
Marvel hẳn đã có những tính toán riêng khi đầu tư cho "Black Panther" đi tranh giải dù "Avengers: Infinity War" có quy mô lớn hơn rất nhiều.
Đề cử Oscar Phim xuất sắc cho Black Panther không chỉ gây tranh cãi về việc tác phẩm này có xứng đáng "ngôi chung mâm" với các đối thủ còn lại hay không mà còn khiến cộng đồng fan Marvel lục đục khi so với Avengers: Infinity War. Xét về quy mô và doanh thu, "cú búng tay" của Thanos lớn hơn phim riêng của chàng Báo Đen rất nhiều. Nhưng Disney hẳn phải có lý do riêng.
Black Panther có nội dung độc lập
Khán giả không cần xem "Captain America: Civil War" để hiểu "Black Panther".
Dù từng đã xuất hiện trong MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) trước đây, vai trò của T'Challa (Chadwick Boseman) ở Captain America: Civil War (2016) không quá lớn để khán giả khó hiểu khi xem Black Panther. Dĩ nhiên những ai không theo dõi Marvel sẽ không biết nguyên nhân cái chết của vua T'Chaka (John Kani) nhưng bộ phim cũng giải thích đủ tốt để người xem theo dõi tiếp mà không phải lăn tăn những gì đã qua.
Trong khi đó, để nắm bắt được Avengers: Infinity War, người xem buộc phải nghiên cứu rất nhiều phim Marvel khác. Ai chưa xem Thor: Ragnarok (2017) sẽ chẳng biết vì sao Thor (Chris Hemsworth) và Loki (Tom Hiddleston) lại huề nhau và cùng người dân Asgard lưu lạc trong không gian. Nếu bỏ qua Captain America: Civil War, người xem cũng sẽ không hiểu lý do Captain America (Chris Evans) "giận dỗi" và Iron Man (Robert Downey Jr.) mà đi.
Bộ phim không dành thời gian giải thích mà chỉ đơn giản là tiếp nối rất nhiều sự kiện trước đó của MCU. Nếu là khán giả đại chúng thì chẳng hề gì nhưng đặt trường hợp là một thành viên của Viện Hàn lâm thì lại là vấn đề khác. Họ không có thời gian xem hết hoặc cũng chẳng là fan cứng để nhớ toàn bộ các sự kiện. Do đó mà khó có khả năng họ sẽ bỏ phiếu cho một tác phẩm mà xem chẳng hiểu gì.
Black Panther có tác động văn hóa lớn hơn
"Wakanda Forever" gần như trở thành một biểu tượng văn hóa.
Avengers: Infinity War có thể đè bẹp Black Panther trên bảng xếp hạng doanh thu nhưng chẳng thể so sánh được về mặt tác động văn hóa. Với số tiền mang về là 1,344 tỉ USD, Black Panther đã chứng minh rằng câu chuyện với người Mỹ gốc Phi làm nhân vật trung tâm vẫn thu hút được khán giả đại chúng và sinh ra lợi nhuận khổng lồ. Cho tới ngày nay, "Báo Đen" vẫn là tác phẩm duy nhất trong top 10 phim có doanh thu cao nhất sở hữu dàn diễn viên chủ yếu là da đen.
Dù không phải siêu anh hùng da đen đầu tiên trên màn ảnh rộng, Black Panther lại mang tới sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn hơn hẳn. Câu thoại và biểu bắt chéo tay "Wakanda Forever" được xây dựng khéo léo và nhanh chóng trở thành một niềm tự hào của người da màu tại Mỹ. Sự kiện này mang tính "thay đổi cuộc chơi" khi khuyến khích Hollywood chọn những diễn viên thuộc cộng đồng thiểu số vào những vai diễn lớn và kể nhiều câu chuyện đa chiều hơn.
Đây quả là một thành công vang dội mà chẳng ai ngờ đến nếu xét nội dung phim chỉ xoay quanh một vị vua "hóa trang" thành mèo mỗi khi bắt tội phạm. Về phần mình, Avengers: Infinity War chỉ mang đến yếu tố giải trí mà thôi. Bộ phim khẳng định được sức mạnh của Marvel trong việc xây dựng vũ trụ điện ảnh chứ nhưng chẳng để lại dư âm gì sau khi kết thúc.
Black Panther khiến khán giả hào hứng vì một siêu anh hùng ít tiếng tăm
Trong nguyên tác, Black Panther lép vế hơn hẳn Captain America hay Iron Man.
Ngay trước khi bộ phim ra rap, ai dám nghĩ rằng sẽ có một ngày mặt nạ Black Panther được bày bán cạnh khiên của Captain America và mũ của Iron Man? Ai có thể tin rằng doanh số bán quà lưu niệm sẽ vượt quá chỉ tiêu đề ra và giúp một siêu anh hùng ít tiếng tăm trong truyện tranh đứng ngang hàng với các "tượng đài" Marvel từ vài năm trước?
Đặc biệt hơn, bộ phim khiến công chúng hào hứng và say mê một siêu anh hùng da đen. Sau nhiều thế hệ trẻ em lớn lên với các siêu anh hùng da trắng như Batman và Superman, Black Panther chính là hình mẫu mà những đứa bé da màu hướng đến. Còn gì ý nghĩa hơn cho một đứa trẻ luôn tự ti bản thân chẳng thể trở thành siêu anh hùng vì màu da không-trắng?
Trong khi đó, Avengers: Infinity War đã được xây dựng và lên kế hoạch trong suốt 6 năm. Bộ phim không thành công lớn thì hẳn sẽ trở thành thảm họa. Do có quá nhiều nhân vật và tình tiết ghép nối thành, khán giả sẽ cảm thấy tác phẩm là một sự chắp vá và thiếu hẳn bản sắc riêng. Đề cử Phim xuất sắc cho Avengers: Infinity War chẳng khác nào vinh danh toàn bộ 20 phim của Marvel vậy.
Phần hậu truyện hiếm khi thắng giải
Lịch sử không đứng về phía những phần hậu truyện như "Avengers: Infinity War".
Lý do cuối cùng và cũng là quan trọng nhất chính là khả năng thắng giải của cả hai bộ phim. Bởi lẽ chẳng ai muốn đứa con tinh thần chỉ được đề cử "cho vui" mà không có cơ hội gì. Xét về dày lịch sử Oscar, chỉ 2 bộ phim hậu truyện là Lord of the Rings: The Return of the King (2003) và The Godfather II (1974) là mang được tượng vàng về nhà.
Suy cho cùng, đây là hạng mục Phim xuất sắc chứ không phải Phim đại chúng xuất sắc. Do đó mà Black Panther chưa chắc thắng nhưng ắt hẳn sẽ có cơ hội cao hơn Avengers: Infinity War.
Theo Trí thức trẻ
Xúc động với tình bạn vượt ngoài tất thảy định kiến xã hội trong "Green Book" Bộ phim hài - tiểu sử "Green Book" của đạo diễn Peter Farrelly đẹp đẽ từ hình ảnh tới thông điệp với trung tâm là tình bạn khác màu da giữa hai con người đầy khác biệt. Phân biệt chủng tộc đã không còn là đề tài xa lạ trong điện ảnh, lại càng quen thuộc đối với những bộ phim hàn lâm....