Vén màn bí hiểm vụ cô hiệu trưởng nhảy lầu
Nạn nhân đã gieo mình từ ô cửa sổ trên cùng của tòa nhà.
Cái chết của bà Lê Minh Tâm (SN 1950) đã làm mất đi tối Chủ nhật (29/8) yên bình của những người dân khu vực bán đảo Linh Đàm (Hà Nội). Những ngày sau đó, bất cứ ai đến dò hỏi về căn nguyên sự việc đều gặp phải ánh mắt nhìn dò xét và những câu trả lời dè dặt (?). Việc em trai ruột cũng không biết chị mình đang sống ở đâu càng khiến cho nguyên nhân vụ tử nạn trở nên bí hiểm…
Tự vẫn do nợ nần?
Đã gần 1 tuần trôi qua kể từ lúc xác người phụ nữ xấu số được mang đi khỏi tòa nhà Nơ10, khu bán đảo Linh Đàm, Hà Nội nhưng mùi khói nhang vẫn còn lẩn khuất, đặc quánh trong không khí. Chưa hết sợ hãi, T. (người giúp việc ở quán cơm tại ki ốt tầng 1 nhà Nơ10) khẽ rùng mình, gương mặt thoáng chút biến sắc, run đến lắp bắp khi thuật lại buổi tối hãi hùng (29/8) em vô tình là người đầu tiên phát hiện ra xác của nạn nhân.
T. kể, lúc đó là hơn 19h, mọi người đang tập trung ở quán cơm thì nghe thấy tiếng động mạnh phía hồi nhà. Ngỡ người nào vô ý, xây sửa tầng trên vứt trộm vật liệu thừa nên không ai để ý. Sau đó chừng 20 phút, vì nhận điện thoại của cô bạn nên T. đi ra ngoài và phát hiện xác một người nằm sấp trên vỉa hè, mũi chân chống xuống đất, thẳng khu vực cửa sổ trông lên lan can cầu thang bộ của khu nhà. T. hét có người chết. Cùng lúc có vài người đi tập thể dục qua cũng phát hiện và kêu cứu… Sau đám tang, có lời đồn đoán bà Tâm là người giàu có nên không thể tự vẫn vì vỡ nợ như thông tin trên báo chí.
Chị H. nhân viên bảo vệ nhà Nơ10 cho biết: Nạn nhân chỉ để lại một túi xách ở chiếu nghỉ cầu thang giữa tầng 10 và tầng 11 trước khi gieo mình xuống đất. Lần theo số điện thoại để lại trên biên lai thuốc tìm được trong túi, bảo vệ đã liên lạc được với người nhà của nạn nhân và được biết, nạn nhân mới chỉ ra khỏi nhà cách đó chưa đầy 1 tiếng đồng hồ kèm sự kinh ngạc “làm sao đã chết được?”
Video đang HOT
Theo những người bảo vệ khu Nơ10, thuộc đội quản lý nhà bán đảo Linh Đàm số 2, hôm xảy ra vụ việc, khoảng gần 19h, nạn nhân đi vào tòa nhà. Bà Tâm vẫn vui vẻ chào hỏi anh em trước khi gieo mình quyên sinh nên không ai nghi ngờ, vì thế cũng không ai biết bà Tâm đến nhà ai. Với tổ bảo vệ, nạn nhân là chỗ quen biết vì trước đó một thời gian có thuê căn hộ ở Nơ10 cho gia đình con gái ở và được khoảng 1 năm thì chuyển đi nơi khác (cách nay cũng chừng 6-7 tháng). Riêng nạn nhân vẫn hay qua lại nhà Nơ10 để ăn sáng và chăm sóc tóc ở tầng 2 của khu nhà (cửa hàng này cũng đã chuyển đến địa điểm khác – PV). Cùng thời điểm đó, nạn nhân còn thuê một căn biệt thự, đối diện Nhà Văn hóa Linh Đàm để mở trường mầm non tư thục Vầng trăng nhỏ. Nhưng thời gian gần đây, trường học này cũng không còn hoạt động, biển trường đã bị tháo dỡ (không rõ lí do). Tuy nhiên, trong mắt họ, đó luôn là một người đàn bà giàu có và sang trọng.
Cái chết được giấu diếm?
Chỉ duy nhất một người bảo vệ trường mầm non tư thục “Baby Moon” (Vầng trăng nhỏ) tọa lạc ở số nhà 31 Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành biết tin về cái chết của bà Hiệu trưởng ngay sau khi bà tử nạn. Thông tin bà chết cũng chỉ được thông báo sau đó tới những giáo viên trong cơ sở là “do bị ngã”. Trước khi chết, bà Tâm sống cùng chồng và con trai (chưa vợ) ngay tại số nhà 31 Đại Cồ Việt (cô con gái đã ra ở riêng).
Chị Đ. nhân viên văn phòng được bà Tâm tin tưởng và quý mến kể lại rằng, bà nguyên là hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bạch Mai và hiện là chủ của 3 cơ sở mầm non tư thục cùng mang tên “Vầng trăng nhỏ”. Ngoài địa điểm ở Đại Cồ Việt và cơ sở ở Linh Đàm (đã đóng cửa), “Vầng trăng nhỏ” còn một cơ sở khác ở Cầu Giấy, Hà Nội. Là kế toán, nhưng chị Đ. không thấy có dấu hiệu gì bất ổn về tài chính của nhà trường và bà Tâm cũng không hề có biểu hiện tâm lý khác lạ trước khi xảy ra vụ tự tử. Bà sống tình cảm và quan tâm đến mọi người nên ai cũng mến. Tin bà mất cũng là cú sốc đối với nhà trường, nhưng không ai trong số họ có ý định thay đổi công việc, chị Đ. cho biết. Cũng theo chị Đ. là người Hà Nội nên bà sống khá kín đáo. Mặc dù sinh sống cùng địa chỉ nhưng chưa bao giờ nhân viên nghe thấy gia đình lớn tiếng, thậm chí sống khá tình cảm. Trước ngày bà Tâm nhảy lầu, bà đã từng có ý định sang tên cơ sở mầm non ở Cầu Giấy cho cô con gái.
Không có dấu hiệu của vụ án
Theo điều tra viên Bùi Văn Hải – Công an quận Hoàng Mai, người trực tiếp khám nghiệm hiện trường tối 29/08, nạn nhân rơi từ tầng 11 xuống đất, gây tử vong, không có dấu hiệu tác động bên ngoài. Trước khi nhảy từ chiếu nghỉ giữa tầng 10 và tầng 11 tòa nhà Nơ10 khu đô thị bán đảo Linh Đàm xuống đất, bà Lê Minh Tâm (ở 52 Bà Triệu, phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, thường trú tại 31 Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) không hề để lại thư tuyệt mệnh. Trao đổi với PV, Trưởng phòng ĐTHS Công an quận Hoàng Mai cho hay không có dấu hiệu của vụ án trong cái chết của nạn nhân Lê Minh Tâm. Cách đó khoảng 2 tuần, nạn nhân đã từng tâm sự với người trong gia đình là quẫn bách trong cuộc sống và đã từng tìm cách kết liễu đời mình nhưng được người nhà phát hiện, kịp thời ngăn cản.
Theo Đời sống pháp luật
Sinh mổ và những điều cần lưu ý
Ngày càng có nhiều bà mẹ và em bé được cứu sống nhờ phương pháp sinh mổ, tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận xu hướng lạm dụng kỹ thuật này.
Vậy sinh mổ có những biến chứng gì, có ảnh hưởng đến sữa cho em bé bú hay không và cách chăm sóc vết mổ như thế nào? Và sinh mổ em bé lần đầu thì nên sau bao lâu có thai sẽ an toàn và liệu sinh mổ có làm giảm nguy cơ viêm nhiễm phần phụ ở phụ nữ hay không?
Nhiều sản phụ cho rằng, mổ đẻ sẽ giúp đứa con ra đời một cách nhẹ nhàng, sẽ làm trẻ thông minh và khoẻ mạnh hơn. Bên cạnh đó, người mẹ cũng tránh được nhiều nguy cơ có thể xảy ra khi đẻ thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đứa trẻ ra đời bằng phương pháp đẻ thường sẽ có sức đề kháng và đường hô hấp tốt hơn những đứa trẻ được mổ lấy ra.
Đó là do trong quá trình được sinh ra, trẻ chịu sức ép của sự co bóp trong tử cung người mẹ nên phổi đã một quá trình thích ứng tốt. Các bé sinh mổ cần được theo dõi kỹ hơn vì có thể vẫn còn dịch chưa được lấy hết. Lúc đó, bé có thể bị suy hô hấp tức thời, nghẹt thở... nếu không được phát hiện có thể gây tử vong.
Lưu ý đối với sản phụ sinh mổ khi về nhà:
Dây chằng và cơ bị dão dưới tác dụng của các hormone trong thời gian mang thai. Các bộ phận ở bụng dưới hồi phục kém, các khớp không vững, cơ mất khả năng trương lực. Nếu đẻ mổ thì các cơ vùng bụng dưới bị giãn ra mạnh, Da bị tổn thương do vết rạch nên cơ thể sản phụ rất yếu. Vì vậy, sản phụ cần:
- Không mang vác các vật nặng hơn trọng lượng của bé.
- Nằm duỗi thẳng thường xuyên.
- Chú ý đến tư thế cơ thể.
- Cố gắng ngủ trưa hàng ngày.
Chính vì thế, gia đình cần thu xếp việc nhà trước khi sản phụ và bé trở về, để các công việc hàng ngày chỉ tập trung vào việc chăm sóc trẻ.
Chế độ dinh dưỡng và các vitamin
Cơ thể cần phải bình phục sau 9 tháng có bầu và một ca phẫu thuật. Vì vậy, sau khi sinh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, giàu protein, nhiều quả và rau tươi, glucid chuyển hóa chậm (bánh mì, cơm nếp), uống nhiều nước (8 ly/ngày) để loại các chất độc ra khỏi cơ thể.
Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cần bổ sung đường (bánh quy, bánh ngọt, kẹo hay các loại mứt). Các nghiên cứu y học cho thấy các bà mẹ trẻ khi đẻ mổ thường bị thiếu máu (tỷ lệ hồng tố cầu thường xuống dưới 10g/100ml máu) nên cần chú ý bổ sung thêm sắt, các vitamin tổng hợp trong ít nhất 3 tháng đầu sau khi sinh. Ngoài ra cần bổ sung thêm magie và canxi (các chế phẩm từ Sữa hay nước uống giàu canxi).
Theo VTV
Vài lưu ý giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim Bệnh tim là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu. Vì vậy, để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và giữ tim luôn khỏe mạnh, bạn hãy ghi nhớ một số điều sau đây: Cắt giảm chất béo Một chế độ ăn uống không nhiều chất béo có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt,...