Vén màn bí ẩn vị “sư cô” già đưa người đi xuất khẩu lao động
Sự bí ẩn của vị “sư cô” già chỉ được vén màn sau những lần cố công tìm hiểu của PV tại TP. Biên Hòa, nơi “sư” dựng am, tu tập gần chục năm nay.
Xuất hiện chớp nhoáng tại sân bay Tân Sơn Nhất sau khi trở về từ Malaysia, “sư cô” Thành bỏ ngoài tai lời đề nghị trao đổi với PV về vấn đề bị các nạn nhân cáo buộc lừa tiền, thẳng thừng lên xe con mất dạng. Sự bí ẩn của vị “sư cô” già chỉ được vén màn sau những lần cố công tìm hiểu của PV tại TP. Biên Hòa, nơi “sư” dựng am, tu tập gần chục năm nay. Nhiều thông tin khẳng định, “sư cô” trên đã thực hiện các hành vi lừa đảo trong việc xuất khẩu lao động.
Một góc “tịnh xá” Ngọc Pháp của “sư cô” Thành. Ảnh Hà Nguyễn.
Vị “sư” lạ trong ngôi “tịnh xá” tự xây
Không thể tiếp xúc với vị “sư cô” đang bị rất nhiều người cáo buộc có hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động tại Malaysia, PV lần theo những thông tin manh mún có được từ các nạn nhân cung cấp về TP. Biên Hòa tìm hiểu. Các thông tin có được từ nạn nhân cho biết, “sư cô” không tu ở chùa lớn mà ở một “tịnh xá” nhỏ sâu trong hẻm trước chợ An Bình thuộc phường Bình An, TP. Biên Hòa. Tại đây, qua tìm hiểu, PV được một số nạn nhân từng bị “sư cô” đưa sang nước ngoài lao động theo kiểu đi du lịch trên hướng dẫn tìm vào “tịnh xá” Ngọc Pháp sâu trong các con hẻm ngoằn ngoèo.
Có mặt tại “tịnh xá”, PV không nhận thấy sự có mặt của “sư cô” Thành, các hộ gia đình sống xung quanh “tịnh xá” cho biết, ngay khi “sư” trở về từ Malaysia đã được Công an phường An Bình mời lên làm việc. Tuy nhiên, những người có mặt tại đây khẳng định, họ không biết nguyên nhân sự việc trên cũng như cuộc sống tu tập của người trong “tịnh xá”. Những người này khẳng định: “Sư cô” sống khá kín đáo và thường xuyên không có mặt ở “tịnh xá” nên kh ông mấy người quen, biết “sư” tu tập, làm việc như thế nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thông qua các nạn nhân, PV được tiếp xúc với ông N.V.M., người có nhiều thời gian gần gũi, hiểu biết khá rõ về vị “sư cô” bí ẩn trên. Ông M. khẳng định “sư cô” này có hai cô con gái và một người con trai. Đặc biệt, người con trai của “sư cô” này là một nhân vật giang hồ ở Bình Dương. “Sư cô” này ít khi có mặt ở “tịnh xá” và hay ra nước ngoài. Cũng theo ông M., năm 2007, vị “sư cô” này từ Bình Dương về phường An Bình mua đất cất “tịnh xá”, nhưng ít tiếp xúc với người dân xung quanh.
Người dân trong con hẻm cũng khẳng định rằng ngoài việc thường xuyên lui tới “tịnh xá” nhang khói, công quả, họ không biết về những việc “sư cô” bị nhiều người tố cáo là lừa đảo. Ông M. cho biết: “Ở đây ngoài tôi, chắc không mấy ai biết “sư” làm việc này. “Sư cô” lừa người khác nhiều năm rồi. Cũng có nhiều người bị lừa, công an cũng biết nhưng khổ nỗi không có ai dám tố cáo nên công an không có bằng chứng để làm việc. Họ đành bí mật theo dõi. Hôm “sư cô” bị công an mời lên làm việc, tôi cũng có mặt. Theo như hồ sơ của công an thì “sư cô” chưa được là tu sĩ, nơi “sư cô” tu tập cũng chưa được công nhận là “tịnh xá”. Trước đó, “sư” này tự ý gọi là “tịnh xá” sau này có người xuống nói “sư” mới gỡ đi”.
Ông M. cũng khẳng định từ rất sớm đã ít nhiều biết việc làm không tốt của “sư cô” và từng chứng kiến, quen biết một số nạn nhân trong khu vực từng bị “sư cô” lừa ra nước ngoài. Ông nhấn mạnh: “Thật ra mà nói thì nhà ai nấy ở, việc ai nấy làm, tôi không phải là người thân của “sư cô” nên không biết “sư cô” làm những việc sai trái gì nhưng việc “sư cô” lừa người ra nước ngoài là có thật. Tôi được biết, “sư cô” nhận tiền của người ta, bảo là sẽ lo hồ sơ, giấy tờ cho họ sang nước ngoài làm việc nhưng thực chất chỉ là hồ sơ đi du lịch. Rất nhiều người đi và không về được vì không có tiền về. Người ta tin “sư” vì một phần “sư cô” là người tu hành, các nạn nhân phần lớn đều là người có đạo nên khi bị lừa cũng không dám lên tiếng vì tin điều này điều nọ. Do đó, chuyện cứ im ỉm đến hôm vừa rồi”.
Vì sao có người bị lừa lại phải giữ im lặng?
Sau ngày bị lực lượng Công an phường An Bình thuộc TP. Biên Hòa mời lên làm việc, người dân trong con hẻm sâu hút trước chợ Bình An mới xôn xao về vị “sư cô” bí ẩn. Nhiều người không dám tin việc “sư cô” có thể dính líu đến pháp luật. Số khác, thậm chí từng là nạn nhân của người này cũng không dám lên tiếng mà chỉ hỏi dò, tỏ ý nghi ngại mỗi khi có người hỏi thăm “sư cô” Thành. “Những người bị bà ta lừa có nhiều nguyên nhân để im lặng, không dám lên tiếng. Ngoài việc sợ xấu hổ vì bị lừa, những người này nghĩ nếu làm lớn chuyện sẽ đụng đến niềm tin tôn giáo bởi bà này tự xưng là “sư cô”", ông M. cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo ông M., vị “sư cô” này không hề được bất cứ tổ chức tôn giáo nào công nhận là tu sĩ, nhà sư mà chỉ là một người tu tại gia. “Bà cũng như “tịnh xá” này không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trước kia khi bà treo bảng là “tịnh xá” công an phường xuống kiểm tra không có giấy tờ mới bắt bà gỡ xuống. Kể từ lúc đó, bà đã lừa nhiều người rồi, thậm chí còn lừa cả đồng môn sang Campuchia rồi bỏ lại đó. Nhiều người sau khi về nước còn qua báo tôi, tôi hướng dẫn họ làm đơn lên công an nhưng không mấy ai làm theo cả”.
Khẳng định thông tin trên, ông Trần Tiến Đạt, Chánh văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: “Qua công tác điều tra, xác minh ban đầu của Công an phường An Bình được biết, bà này chưa được công nhận là sư cô, tu sĩ mà chỉ là một người tu tại gia không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Công an phường An Bình cho biết có nhận được nhiều đơn tố cáo việc làm của người này. Hiện cơ quan đã chỉ đạo Công an phường An Bình trực tiếp điều tra xác minh làm rõ”. Tuy nhiên, khi trực tiếp gặp, trao đổi với thân nhân của “sư cô” Thành tại trụ sở Công an phường An Bình, những người này khẳng định: “Mẹ tôi có đủ giấy tờ, chứng nhận là tu sĩ, bà đã tu được hơn 20 năm nay”.
Có mặt tại “tịnh xá” Ngọc Pháp, nơi người được gọi là “sư cô” Thành tu tập, PV không nhận thấy căn nhà nhỏ được bày trí như một am thất. Phía trước căn nhà trên có tượng Phật bà Quan Âm khá lớn, đại sảnh có hương án thờ Phật, tuy nhiên nơi đây không có bảng hiệu. Người dân cho biết: Trước đây có thời gian “sư cô” treo biển là “tịnh xá” Ngọc Pháp nhưng sau này không hiểu vì sao lại gỡ bỏ. Từ đó đến nay, người dân thường xuyên đến nơi đây nhang khói như một điểm sinh hoạt tâm linh mà không cần biết tên tuổi ngôi chùa lạ này.
Tuy nhiên, sau thông tin “sư cô” Thành bị nhiều người tố cáo hành vi lừa đảo đưa người ra nước ngoài, ngôi chùa lạ bỗng nhiên náo nhiệt. Ngoài gia đình ông N.V.M., rất nhiều người không tin vào việc vị “sư cô” này không thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chưa được công nhận là tu sĩ, cũng như bị hàng chục người cùng viết đơn tố giác hành vi lừa đảo. Người dân xung quanh ngôi chùa nhỏ cho biết họ chỉ đến chùa sinh hoạt tâm linh với lòng thành, chưa bao giờ nghĩ đến việc, “sư cô” Thành, người kiệm lời, ít xuất hiện tại chùa lại đang dính vào nghi án lừa đảo đưa người ra nước ngoài.
Ngược lại, các nạn nhân trong vụ việc trên vô cùng bức xúc, bày tỏ: “Bà ta là người tu hành mà lại đi lừa người khác thật không thể chấp nhận. Hơn nữa, những người bị bà ta lừa hầu hết là những người nghèo, thiếu công ăn việc làm. Cho đến giờ, vẫn có rất nhiều người vì tin lời bà ta, tin vào hình ảnh tu hành của bà ta mà nợ nần chồng chất, cầm cố tài sản, thậm chí có người còn chưa thể về nước. Bà ta làm như vậy không chỉ làm mất uy tín bản thân mà còn ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh những nhà tu hành một đời hướng thiện”.
Đang gấp rút điều tra xác minh xem thuộc vấn đề dân sự hay hình sự để xử lý
Ông Trần Tiến Đạt, Chánh văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: “Theo như thông tin ban đầu từ Công an phường An Bình, người dân có đưa tiền cho bà để được bà đưa sang Malaysia hợp tác lao động, nhưng đi không được, bây giờ bà vẫn chưa trả tiền cho người ta nên người dân viết đơn thưa kiện. Hiện nay, cơ quan công an đang xác minh sự việc và phải gặp từng người xem bà hứa hẹn như thế nào, người dân đưa cho bà bao nhiêu tiền, cách thức bà đưa ra nước ngoài như thế nào,… Đây là quá trình xác minh vụ việc thuộc hình sự hay dân sự. Nếu là dân sự sẽ ra tòa dân sự xử lý, ngược lại nếu có dấu hiệu lừa đảo sẽ thuộc vấn đề hình sự, buộc cơ quan công an xử lý theo hình sự”.
Theo Đời sống Pháp luật
Lừa đảo xuất khẩu lao động, "nữ quái" chiếm đoạt tiền tỷ
Tự giới thiệu mình là nhân viên của công ty xuất khẩu lao động, Lê Thị Thắm đã lừa đảo hàng trăm người chiếm đoạt tiền tỷ.
Ngày 18/3, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Lê Thị Thắm (45 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) 16 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo cáo trạng, năm 2010, Lê Thị Thắm tự đặt ra Công ty Hưng Thịnh và quảng cáo công ty này chuyên làm thủ tục cho người Việt Nam đi hợp tác lao động nước ngoài.
Bằng những chiêu lừa tinh vi, Lê Thị Thắm đã chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng
Thắm tự nhận mình là nhân viên công ty này và lấy danh nghĩa của công ty "ma" trên để quảng bá ai có nhu cầu đi hợp tác lao động nước ngoài thì phải nộp hồ sơ, tiền đặt cọc 5 triệu đồng/người (nếu đi Đài Loan) và 20 triệu đồng/người (nếu đi Hàn Quốc) và đi Úc là 3.000 USD. Địa điểm Thắm nhận hồ sơ và tiền của các nạn nhân là tại các quán cà phê trên địa bàn TP.HCM.
Chiều 13/4/2012, hai phụ nữ từng là nạn nhân của Thắm tình cờ phát hiện Lê Thị Thắm đang ở quẩn quanh phường 15, quận 11 (TP.HCM) nên giữ Thắm đưa về Công an quận 11 tố cáo.
Khám xét nơi ở của Thắm và hai nạn nhân trên, công an thu giữ 108 hộ chiếu của những người khác, một cùi biên lai thu tiền, một con dấu có chữ "đã thu tiền", một con dấu tên Thắm và một số giấy tờ khác có liên quan.
Tại phiên tòa bị cáo Lê Thị Thắm đã khai nhận mọi hành vi phạm tội. Từ 2010 đến 14/4/2012, với thủ đoạn này, Thắm lừa 130 người nộp tiền để Thắm chiếm đoạt rồi bỏ trốn. Tuy nhiên trong vụ án, cơ quan điều tra chỉ mới xác định được 76 nạn nhân với số tiền 937,7 triệu đồng và 7.500 USD. Số nạn nhân còn lại, cơ quan điều tra chưa xác định được vì họ không ở địa phương. Thắm khai số tiền chiếm đoạt được Thắm tiêu xài cá nhân hết.
HĐXX nhận định, lợi dụng lòng tin của những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, Thắm đã chiếm đoạt số tiền lớn của nhiều nạn nhân, khiến nhiều người lâm vào cảnh "tiền mất, nợ mang". Hành vi của bị cáo phải được pháp luật trừng trị thỏa đáng mới đủ sức răn đe. Đây cũng là bài học cảnh giác cho những người có nhu cầu xuất khẩu lao động chớ có nhẹ dạ cả tin.
Theo ANTD
Hơn 1.800 ngày đêm trốn lệnh truy nã nguy hiểm Trần Đức Dũng (SN 1972), HKTT khối 4, phường Trường Thi, TP Vinh, tỉnh Nghệ An, nguyên nhân viên Công ty xuất khẩu lao động Sovilaco ở phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM - chi nhánh Hà Nội, đã đến CAQ Phú Xuyên (Hà Nội) đầu thú, sau gần 5 năm trốn quyết định truy nã nguy hiểm. Quyết định truy nã Trần...