Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ

Theo dõi VGT trên

New Delhi chưa bao giờ công bố chi tiết về kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ kể từ khi nước này phát triển chương trình hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1974, cũng như hiện nay ít người biết đến những gì đang diễn ra âm thầm ở thành phố Challakere – địa điểm được cho là sản xuất bom nhiệt hạch.

Trong nỗ lực điều tra bí ẩn bên trong thành phố hạt nhân tuyệt mật Challakere của Ấn Độ, Trung tâm Minh Bạch Công (CPI) có trụ sở tại Washington DC. (Mỹ) đã tiến hành những cuộc phỏng vấn quy mô đối với nhiều người – bao gồm cư dân địa phương, các nhà khoa học và giới chức quân đội Ấn Độ có liên quan đến chương trình hạt nhân nước này cũng như giới chuyên gia và nhà phân tích tình báo nước ngoài.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 1

Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha (BARC) ở Trombay, gần Mumbai.

Kế hoạch mở rộng chương trình bom nhiệt hạch (còn gọi là bom khinh khí, bom H hay bom Hydro) của Ấn Độ sẽ đưa quốc gia này vào danh sách các nước sở hữu kho vũ khí có sức hủy diệt ghê gớm này, bao gồm: Mỹ, Anh, Nga , Israel, Pháp và Trung Quốc. Người phát ngôn cho 2 tổ chức liên quan đến dự án xây dựng thành phố hạt nhân Challakere – Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) và Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha (BARC) đóng vai trò hàng đầu trong thiết kế vũ khí hạt nhân của Ấn Độ – từ chối trả lời phỏng vấn của tổ chức CPI.

Bí mật thành phố hạt nhân Challakere

Theo đánh giá từ Viện Quốc tế Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), Ấn Độ sở hữu khoảng 90 đến 110 vũ khí hạt nhân, so với Pakistan là khoảng 120. Trung Quốc xấp xỉ 260 đầu đạn hạt nhân và quốc gia này thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch vào năm 1967. Thời gian qua, phương Tây phát hiện một địa điểm hạt nhân thứ 2 của Ấn Độ núp dưới tên gọi: Nhà máy Vật liệu Hiếm, nằm gần thành phố Mysore, bang Karnataka, miền Nam nước này. Nhà máy xử lý uranium từ khu mỏ ở làng Jadugoda, miền Bắc Ấn Độ và lấy nước từ đập Krishna Raja.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 2

Hình ảnh vệ tinh về nhà máy Mysore. Theo các chuyên gia phân tích phương Tây, nhà máy ở Mysore được coi là môi trường thử nghiệm công nghệ mở đường cho dự án bom nhiệt hạch đầy tham vọng của New Delhi ở Challakere. Bộ trưởng Môi trường, Rừng và Thay đổi khí hậu Ấn Độ phê chuẩn xây dựng nhà máy này vào tháng 10/2012, đánh giá đây là “dự án có tầm quan trọng chiến lược” trị giá gần 100 triệu USD – theo thông tin mà CPI có được từ bức thư đóng dấu “tuyệt mật” từ cơ quan này gửi đến giới chức chương trình hạt nhân Ấn Độ trong cùng năm.

Một quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ nhận định nỗ lực tìm kiếm thông tin chính thức về quy mô và mục tiêu của 2 dự án hạt nhân trên là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, Gary Samore – Điều phối viên kiểm soát vũ khí và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Nhà Trắng từ năm 2009 đến 2013 – khẳng định những gì mà Washington biết được cũng khá chính xác: “Tôi tin chắc tham vọng xây dựng vũ khí nhiệt hạch của Ấn Độ là một phần trong nỗ lực răn đe mang tính chiến lược chống lại Trung Quốc”. Đối với một cựu quan chức Anh từng phụ trách các vấn đề về hạt nhân cho biết, cộng đồng chuyên gia phân tích tình báo Mỹ và phương Tây “đang hết sức lo ngại” về quyết tâm theo đuổi chương trình vũ khí nhiệt hạch của New Delhi và họ “đang tích cực giám sát” cả 2 địa điểm Challakere và Mysore.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 3

Chuyên gia vũ khí Mỹ Robert Kelly. Sau khi phân tích những hình ảnh vệ tinh cũng như nghiên cứu về cả 2 địa điểm này, cựu chuyên gia vũ khí Mỹ Robert Kelly xác nhận với CPI rằng Ấn Độ thực sự đang cố theo đuổi giấc mộng xây dựng kho vũ khí nhiệt hạch tầm cỡ, và ông cảnh báo tham vọng của New Delhi “có nguy cơ không tránh khỏi dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân” tại khu vực Nam Á cực kỳ bất ổn. Cũng giống như người dân ở Challakere, một số thành viên quan trọng của Quốc hội Ấn Độ tuyên bố họ chỉ biết chút ít về dự án Challakere.

Video đang HOT

Một nhà lập pháp giấu tên, người từng 2 lần là thành viên nội các, tiết lộ ông cùng với các đồng nghiệp hiếm khi được báo cáo về những vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của đất nước và “những gì mà chúng tôi biết được là từ báo chí phương Tây!”. Theo một số giới chức chính quyền về hưu của Ấn Độ và các chuyên gia độc lập ở London và Washington, tham vọng của New Delhi là xây dựng kho nhiên liệu uranium làm giàu rộng lớn hơn để sản xuất bom nhiệt hạch. Trong khi đó, hai láng giềng gần gũi của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan coi động thái của New Delhi là sự thách thức thúc đẩy họ càng tăng cường hỏa lực hạt nhân mạnh hơn nữa.

Sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2017, thành phố hạt nhân Challakere sẽ là khu phức hợp nằm dưới sự điều hành của quân đội lớn nhất ở tiểu lục địa; bao gồm hàng loạt thiết bị ly tâm, phòng thí nghiệm nguyên tử và các cơ sở thử nghiệm vũ khí cũng như máy bay chiến đấu. Tham vọng của dự án Challakere là mở rộng chương trình nghiên cứu hạt nhân, sản xuất nhiên liệu cho mạng lưới lò phản ứng hạt nhân và cung cấp năng lượng cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân mới của Ấn Độ.

Tuy nhiên, phương Tây biết rõ Ấn Độ còn rất yếu kém trong công tác dự trữ, vận chuyển cũng như bảo vệ vũ khí hạt nhân và chất liệu phóng xạ. Tháng 1-2014, sau khi nghiên cứu quy trình bảo vệ an ninh hạt nhân tại 25 quốc gia, tổ chức Sáng kiến đe dọa hạt nhân (NTI) trụ sở tại Washington xếp vị trí cho công tác bảo đảm an ninh hạt nhân của Ấn Độ vào hàng thứ 25 – tức chỉ nằm trên Iran và CHDCND Triều Tiên! Một chuyên gia phân tích của NTI nói với CPI rằng điểm số an ninh dành cho Ấn Độ rất thấp một phần do trình độ yếu kém của nước này trong các vấn đề an ninh và điều tiết hạt nhân. Ngoài ra là nạn tham nhũng lan tràn ở Ấn Độ cùng với tình hình mất an ninh trong khu vực – với sự nổi lên của các mặt trận thánh chiến Hồi giáo ở Ấn Độ cũng như một số quốc gia láng giềng như Bangladesh, Pakistan và Afghanistan.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 4

Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos với công nghệ tàng hình của Ấn Độ.

Từ những thiết bị ly tâm đến tham vọng tàu ngầm hạt nhân

Bà Serena Kelleher-Vergantini, chuyên gia phân tích của tổ chức phi lợi nhuận thuộc Viện Khoa học và An ninh Quốc tế trụ sở tại Washington, cố gắng tìm kiếm những hình ảnh vệ tinh vào mùa hè năm 2014. Cuối cùng, Serena tập trung vào khu xây dựng nằm trên các đồng cỏ rộng lớn ở Challakere.

Cùng lúc đó, tờ Jane”s Intelligence Review của London cũng ủy thác cho Robert Kelley, chuyên gia vũ khí Mỹ từng làm việc cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), phân tích những hình ảnh về nhà máy Mysore. Những gì khiến cho cả hai phải kinh ngạc là quy mô khủng khiếp cũng như tham vọng của dự án và bầu không khí bí mật bao trùm tại hai nơi này. Khu công viên hạt nhân quân sự ở khu đồng cỏ của Challakere chiếm diện tích hơn 50.000 km2!

Sau khi phân tích các hình ảnh và tiến hành phỏng vấn một số giới chức nguyên tử ở Ấn Độ, Kelleher-Vergantini kết luận rằng, thành phố hạt nhân Challakere với nhiều cơ sở làm giàu uranium cho phép Ấn Độ sản xuất uranium với quy mô công nghiệp từ 1.050 thiết bị ly tâm thế hệ mới cùng với 700 máy cũ!

Trong lúc đó, khi xem xét hình ảnh chụp địa điểm Mysore, Kelley phát hiện 2 tòa nhà cao ngất và rộng lớn đủ sức chứa các thiết bị ly tâm sợi carbon thế hệ mới làm giàu uranium nhanh hơn bất cứ phiên bản nào đang tồn tại. Với khả năng như thế, Ấn Độ có thể sản xuất đến 183kg uranium. Trong khi một quả bom nhiệt hạch với sức nổ vượt quá 100.000 tấn TNT chỉ cần từ 4-7kg uranium làm giàu – theo tiết lộ từ các chuyên gia hạt nhân quốc tế. Theo như các nhà khoa học hạt nhân và sĩ quan quân đội về hưu của Ấn Độ, hạm đội tàu ngầm hạt nhân đang phát triển của nước này sẽ hưởng lợi trước tiên từ uranium làm giàu được sản xuất theo quy trình mới này.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 5

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant. Hiện nay, Ấn Độ chỉ có tàu ngầm hạt nhân đầu tiên tự chế tạo là INS Arihant, được xây dựng dưới sự giám sát của Văn phòng thủ tướng. Với lò phản ứng hạt nhân 80 megawatt do BARC thiết kế, tàu ngầm này bắt đầu hoạt động vào tháng 8/2013 và sẽ chính thức biên chế cho quân đội Ấn Độ vào năm 2016.

Chiếc thứ hai, INS Aridhaman, đang trong tiến trình xây dựng. Mỗi chiếc đều mang theo 12 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Tàu chiến INS Arihant giúp Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ các quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Chính quyền Delhi khẩn trương cho xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân sau khi tàu ngầm Trung Quốc băng qua vịnh Bengal đến Sri Lanka hồi tháng 9 và tháng 10/2014. Khi được hỏi về số lượng uranium dư thừa được dùng vào việc gì, một sĩ quan ở DRDO nói rằng phần lớn được sử dụng cho các lò phản ứng hạt nhân dân sự và cho “các chương trình khoa học và y khoa vô hại”.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 1

Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha (BARC) ở Trombay, gần Mumbai.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 2

Hình ảnh vệ tinh về nhà máy Mysore.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 3

Chuyên gia vũ khí Mỹ Robert Kelly.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 4

Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos với công nghệ tàng hình của Ấn Độ.

Vén màn bí ẩn về thành phố hạt nhân tuyệt mật ở Ấn Độ - Hình 5

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.

TheoTiền phong

Lộ ảnh Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân

Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, Triều Tiên có thể đang tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân có vai trò chính trong việc sản xuất plutonium để chế tạo bom nguyên tử.

Cụ thể, Viện Mỹ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết, các hình ảnh vệ tinh đã phản ánh các hoạt động mới nhất tại lò phản ứng Yongbyon. Theo đó, các chuyên gia quan sát thấy các dấu hiệu như hơi nước bốc lên từ một van xả áp suất và tuyết tan chảy trên mái lò phản ứng tại Yongbyon, khiến họ nghi ngờ đây là giai đoạn đầu trong nỗ lực tái khởi động lò phản ứng này.

Lộ ảnh Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân - Hình 1

Hình ảnh vệ tinh chụp tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên.

Dù vậy, các chuyên gia cũng cho biết, các dấu hiệu trên vẫn còn quá ít để giúp họ đưa ra đánh giá đầy đủ và chính xác về thời điểm lò phản ứng Yongbyon chính thức được đưa vào hoạt động trở lại.

"Khả năng là Triều Tiên đang ở giai đoạn đầu trong nỗ lực tái khởi động lò phản ứng, sau gần 5 tháng gián đoạn hoạt động. Tuy nhiên, do cơ sở này mới chỉ được quan sát trong vòng vài tuần nên còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề này", các chuyên gia của Viện Mỹ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins nhận định, dựa trên việc quan sát các hình ảnh vệ tinh chụp được từ ngày 24.12 đến 11.1".

Tuy nhiên, một khi tái hoạt động toàn diện trở lại, lò phản ứng nghiên cứu 5 megawatt ở tổ hợp hạt nhân Yongbyon có khả năng sản xuất khoảng 6kg plutonium/năm - đủ để giúp Triều Tiên chế tạo một quả bom hạt nhân, các chuyên gia tiết lộ.

Lộ ảnh Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân - Hình 2

Hình ảnh tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên được chụp hồi tháng 6.2008

Triều Tiên đã tiến hành 3 cuộc thử hạt nhân, và gần đây đe dọa tiến hành một vụ thử thứ 4 trong bối cảnh Mỹ vừa áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại nước này sau khi cáo buộc Bình Nhưỡng đứng sau các vụ tấn công mạng vào hãng phim Mỹ Sony Picture. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc cũng vừa ra báo cáo lên án Bình Nhưỡng về vấn đề nhân quyền.

Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng Yongbyon để đổi lấy viện trợ nhân đạo theo một thỏa thuận năm 2007. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã bắt đầu cải tạo lại lò phản ứng này trong năm 2013.

Hồi đầu tháng này, Triều Tiên đề nghị sẽ đình chỉ các vụ thử tên lửa, hạt nhân với điều kiện Mỹ và Hàn Quốc phải hủy bỏ các cuộc tập trận chung thường niên mà Bình Nhưỡng lên án là hoạt động chuẩn bị cho một cuộc xâm lược nước này. Washington đã thẳng thừng khước từ đề nghị trên đồng thời cáo buộc việc Bình Nhưỡng mang vũ khí hạt nhân ra để mặc cả "đặt ra một mối đe dọa tiềm ẩn".

Một phân tích riêng biệt trên trang 38 North - chương trình theo dõi Triều Tiên của Đại học John Hopkins hai tuần trước đi đến kết luận, các hình ảnh vệ tinh chụp bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên không chỉ ra dấu hiệu nước này sắp thử hạt nhân.

Theo_Dân việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m
20:13:01 31/10/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
Vụ 2 du khách Việt bị sát hại tại Mỹ: hung thủ bị kết tội giết người
11:24:53 01/11/2024
Tương phản Trump - Harris cuối chặng đua vào Nhà Trắng
11:43:57 01/11/2024

Tin đang nóng

Lan truyền hình ảnh Hoài Lâm lang thang trên đường, có biểu hiện lạ
13:03:55 02/11/2024
Chưa từng có trong showbiz: Nam diễn viên hạng A làm sập MXH lớn nhất nước vì 1 câu nói yêu bạn diễn
10:35:43 02/11/2024
Lấy chồng bại liệt, đêm tân hôn cô dâu sốc với hành động kì lạ của chú rể
11:33:44 02/11/2024
Nữ giáo viên bị tố vào phòng khách sạn với học sinh cấp 3: Camera ghi lại chi tiết đáng ngờ
14:19:27 02/11/2024
Tình trạng hiện tại của Quyên Qui và Wukong: Bùng nổ ý kiến về bàn tay của nam DJ khi ôm mỹ nhân
14:23:25 02/11/2024
Nam nghệ sĩ là đại gia trăm tỷ: "Đi đường tôi không nhìn phụ nữ nhưng thấy xe là nhìn"
12:56:48 02/11/2024
Về quê thăm bố chồng thì có mùi hôi xộc vào mũi, tôi đẩy cửa vào phòng thì phát hiện bí mật động trời
11:29:51 02/11/2024
Nửa đêm vô tình thấy giúp việc trẻ ôm lấy chân bố chồng, tôi choáng váng nghe được bí mật bị che giấu
11:22:40 02/11/2024

Tin mới nhất

Tỷ lệ cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm đạt mức cao kỷ lục

16:23:38 02/11/2024
Quan chức phụ trách bầu cử tại Georgia, Brad Raffensperger, cho biết, hơn 3,5 triệu người ở bang này đã bỏ phiếu, chiếm 45% số cử tri đã đăng ký - con số cao kỷ lục.

Chiến sự Ukraine 2/11: Nga đánh sập phòng tuyến kiên cố, bao vây Kurakhove

16:11:53 02/11/2024
Trước khi mùa mưa bùn ập đến, Nga tăng tốc và đã đạt được kết quả đáng kể ở khu vực trung tâm của mặt trận. Toàn bộ cụm quân Ukraine trên hướng Kurakhove đang đứng trước thử thách khó khăn.

Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử Mỹ

16:08:57 02/11/2024
Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, ông Donald Trump có thể là tổng thống đầu tiên của Mỹ trong vòng 132 năm qua phục vụ 2 nhiệm kỳ không liên tiếp.

Israel tập kích vào Iran: Nhiều bí ẩn chưa có lời giải

16:07:03 02/11/2024
Hàng trăm radar ở Trung Đông và Iran liệu có thực sự bị mù trước máy bay chiến đấu Israel? Sự thật có thể không đơn giản như vậy.

Hàn Quốc mua tên lửa Meteor trang bị cho chiến đấu cơ KF-21

16:03:04 02/11/2024
Cơ quan mua sắm vũ khí nhà nước Hàn Quốc ngày 1/11 cho biết đã ký hợp đồng mua tên lửa không đối không Meteor cho máy bay chiến đấu KF-21 mới do nước này sản xuất.

Nga sẵn sàng làm trung gian hoà giải giữa Israel và Hezbollah

16:00:31 02/11/2024
Trước đó, Newsweek dẫn nguồn các phương tiện truyền thông Trung Đông đưa tin, Israel nhờ Nga làm trung gian đàm phán hòa bình với Hezbollah.

Huấn luyện chuột đánh hơi sừng tê giác và vảy tê tê buôn lậu

15:40:11 02/11/2024
Các nhà khoa học tại Apopo, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Tanzania do Bỉ thành lập, đã nghiên cứu những con chuột này. Họ cho biết loài gặm nhấm này cũng đánh hơi được cả mìn và bệnh lao.

Chuyên gia chỉ ra ưu thế của quân đội Ukraine khi chiến đấu tại Nga so với 'sân nhà'

15:31:06 02/11/2024
Theo các chuyên gia về xung đột, mặc dù có một số lợi thế nhất định khi chiến đấu ở quê nhà, nhưng mong muốn phòng thủ càng nhiều càng tốt cản trở khả năng chiến lược trong chiến đấu của quân đội Ukraine.

Nga bác bỏ chương trình làm việc của Anh tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

15:26:49 02/11/2024
Ông Polyansky viết trên Telegram: "Có những câu hỏi từ giới truyền thông về lý do tại sao chúng tôi không cho phép thông qua chương trình làm việc của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh) vào tháng 11.

Một quan chức phong trào Hồi giáo Hamas thiệt mạng

15:24:17 02/11/2024
Phía Israel mô tả nhân vật này là một trong những thành viên cấp cao cuối cùng của Hamas chịu trách nhiệm phối hợp với các nhóm khác ở Dải Gaza.

Nhóm vũ trang ở Bolivia chiếm cơ sở quân sự và bắt giữ một số binh sĩ

15:21:48 02/11/2024
Quân đội Bolivia mô tả hoạt động của nhóm vũ trang này là bất thường , lưu ý nhóm này cũng đã chiếm quyền kiểm soát vũ khí và đạn dược, đồng thời nhấn mạnh rằng những hành động như vậy đồng nghĩa với tội phản quốc.

Mỹ sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine

15:10:13 02/11/2024
Trước việc Mỹ và các nước phương Tây khác cung cấp vũ khí cho Ukraine, phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng những động thái này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường và sẽ chỉ làm kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Mỹ Huyền: Sự nghiệp thành công, tình duyên lận đận, hôn nhân không con cái

Sao việt

16:31:02 02/11/2024
Sau 11 năm xây dựng tên tuổi trong nước, Mỹ Huyền sang Mỹ định cư và phát triển sự nghiệp tại xứ sở cờ hoa. Ở tuổi U60, nữ ca sĩ vẫn giữ được nhan sắc trẻ trung, vóc dáng gọn gàng, quyến rũ.

Bé 2 tuổi sốc nặng, bác sĩ gắp ra hơn 100 con giun đũa đóng búi trong ruột

Sức khỏe

16:16:32 02/11/2024
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ở TPHCM đã lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột bé trai hơn 2 tuổi.

Brazil loại thần đồng Endrick, Neymar vắng mặt

Sao thể thao

15:22:14 02/11/2024
Đội tuyển Brazil loại thần đồng Enrick, trong khi Neymar chưa thể trở lại khi chuẩn bị cho Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ.

8 sao Hàn bê bối nhất lịch sử làng giải trí: Toàn những 'quả phốt' chấn động

Sao châu á

15:18:57 02/11/2024
Từ say rượu lái xe đến tội phạm tình dục, những sao Hàn dưới đây đã đánh mất sự nghiệp và tình yêu mến của khán giả sau nhiều vụ bê bối.

Tạo hình đẹp nhất sự nghiệp của Triệu Lộ Tư khiến 20 triệu người phát cuồng

Phim châu á

15:11:35 02/11/2024
Triệu Lộ Tư nổi bật trong trang phục của mang phong cách Đôn Hoàng với trang sức vàng treo đầy người vừa lộng lẫy lại bắt mắt.

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

15:07:01 02/11/2024
Đảo Mesyatsev hình thành từ một bán đảo cùng tên do băng tan trên đảo Eva-Liv từ trước năm 1995. Đoàn thám hiểm quần đảo Bắc Cực năm 2018 và các nhân viên Công viên quốc gia "Bắc Cực Nga" năm 2021 đã xác nhận việc này.

Siêu phẩm 18+ tạo nên cơn sốt toàn cầu bị khán giả Việt ngó lơ

Phim âu mỹ

15:01:52 02/11/2024
Hôm nay ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức ra rạp, chiêu đãi bữa tiệc đầy mãn nhãn nhưng không kém phần rùng mình tới khán giả.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

Tin nổi bật

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Mối quan hệ giữa cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí

Pháp luật

14:50:29 02/11/2024
Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai quen biết đại gia Nguyễn Cao Trí từ khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát.

Búp bê màn ảnh 5 năm không ai mời đóng phim, nhan sắc biến dạng bị cả showbiz quay lưng

Hậu trường phim

14:48:40 02/11/2024
Khán giả quay lưng, showbiz từ mặt, Seo Woo đã dần dần bị đào thải khỏi ngành công nghiệp giải trí. Ở thời điểm hiện tại, danh tiếng và vị thế của cô gần như bằng 0, búp bê xứ Hàn đã bị quên lãng.

Cô gái ăn mặc sang chảnh, "ăn chùa" đám cưới người lạ và không để tiền mừng

Netizen

14:44:22 02/11/2024
Trang điểm và ăn mặc sang chảnh, cô gái người Hà Nam (Trung Quốc) vô tư vào tiệc cưới của người lạ tổ chức tại một khách sạn sang trọng ở Hong Kong để ăn uống mà không để lại tiền mừng.