VEC đề nghị các nhà thầu bồi thường thiệt hại trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Ngày 18/10, TAND TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 22 bị cáo trong vụ sai phạm tại Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (giai đoạn 2) gây thiệt hại của Nhà nước 460 tỷ đồng.
Dự án này do Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam ( VEC) là chủ đầu tư.
Quá trình xét hỏi, đại diện các nhà thầu không đồng ý với kết quả giám định, không đồng ý yêu cầu bồi thường của chủ đầu tư. Các nhà thầu cho rằng, đường cao tốc vẫn vận hành bình thường, không bị đình chỉ để sửa chữa, kết quả giám định không chính xác, không khách quan…
Giám định viên khẳng định, đã giám định rất cụ thể giai đoạn 2 của dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Phản bác lại ý kiến của các nhà thầu tại phiên tòa, đại diện cơ quan giám định khẳng định, họ đã sử dụng nhiều phương pháp giám định, trong đó mỗi phương pháp đều có giá trị trưng cầu giám định, mục tiêu thí nghiệm, chỉ tiêu đánh giá thi công, chất lượng vật liệu…
Về tần suất lấy mẫu, giám định viên khẳng định, đây là giám định cho Cơ quan điều tra của Bộ Công an nên đã phải lấy rất nhiều số liệu. Đơn vị tổng thầu đi thuê nhiều nhà thầu khác, việc giám định đã thống kê rất chi tiết từng trạm trộn bê tông nhựa để phân đoạn và đánh giá, so sánh quy trình, quy phạm, quy định và tham khảo giá trị thiết kế của từng trạm để đánh giá kết quả thực địa.
Giám định viên cho biết thêm, phương pháp lấy mẫu là lấy xác suất trên toàn đoạn tuyến. Cơ quan giám định đã giám định rất cụ thể giai đoạn 2 của dự án này, bởi dự án giao cho một tổng thầu, nhưng sau đó tổng thầu đi thuê rất nhiều đơn vị khác nhau, lớp này một đơn vị, lớp khác một đơn vị… Việc thực hiện giám định phân bổ, phân đoạn phải căn cứ theo kết cấu dự án đã thực hiện.
Trình bày tại phiên tòa, đại diện nguyên đơn dân sự là Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cho biết, nếu xác định được các nhà thầu thi công 5 gói thầu trên có sai phạm, vi phạm hợp đồng và pháp luật, gây thiệt hại cho VEC thì các nhà thầu này phải bồi thường theo nguyên tắc, thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó.
Cụ thể, khi ký kết hợp đồng với VEC, 5 nhà thầu có nghĩa vụ xây dựng đảm bảo yêu cầu, tiến độ và chất lượng được phê duyệt. Nếu không đúng, không đầy đủ hoặc có lỗi, nhà thầu đương nhiên phải bồi thường. Chi tiết thiệt hại, VEC đã có văn bản gửi Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện KSND tối cao. “Chúng tôi nhất quán quan điểm không yêu cầu các bị cáo bồi thường”, đại diện VEC nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cũng theo trình bày của đại diện VEC, có 5 gói thầu trong giai đoạn 2 của vụ án gồm: Gói thầu A1, do nhà thầu là liên danh Tổng Công ty Xây dựng số 1 và Lotte thực hiện. Gói thầu A2 có nhà thầu Sơn Đông thực hiện. Gói thầu A3 là nhà thầu Giang Tô thực hiện. Gói thầu A4 do nhà thầu Lotte E&C thực hiện. Gói thầu A5 do nhà thầu Posco E&C thực hiện.
Kết quả điều tra, kết luận giám định của cơ quan giám định tư pháp xác định đối với các gói thầu thuộc giai đoạn 2 của dự án, VEC đã thanh toán cho các nhà thầu thi công các hạng mục xây dựng không đảm bảo chất lượng số tiền là 460 tỷ đồng. Trong đó, thanh toán cho nhà thầu của gói thầu A1 là 47,5 tỷ đồng; gói thầu A2 là 129 tỷ đồng; gói thầu A3 là 85 tỷ đồng; gói thầu A4 là 127 tỷ đồng và gói thầu A5 là 71 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, đại diện VEC nêu quan điểm: “Các bị cáo trong vụ án đều là nhân viên, chuyên gia có đóng góp cho ngành Giao thông vận tải và có nhiều bằng khen, giấy khen. Mong Hội đồng xét xử xem xét cho các bị cáo trên cơ sở tính nhân văn của pháp luật, coi đó như rủi ro nghề nghiệp. VEC không yêu cầu các bị cáo bồi thường về thiệt hại. Rất mong Hội đồng xét xử xem xét, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với các bị cáo để họ sớm được trở lại cuộc sống bình thường”.
Theo cáo trạng, Dự cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, do Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng chiều dài gần 140km. Trong đó, giai đoạn 2 của dự án dài hơn 74km, từ TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đến TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), thông xe tháng 9/2018, nhưng khi vừa đi vào sử dụng, đường cao tốc đã xuất hiện rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành khai thác, an toàn giao thông.
Xét xử 22 bị cáo vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2, có 22 người bị đưa ra xét xử.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, do Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, tổng chiều dài gần 140km.
Hôm nay (25/9), TAND TP Hà Nội đưa 22 bị cáo là lãnh đạo thuộc chủ đầu tư dự án, Ban QLDA, Nhà thầu thi công và tư vấn giám sát thi công dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi ra xét xử.
Trong vụ án này, 22 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
HĐXX gồm 3 người, trong đó Thẩm phán Nguyễn Thanh Nhã ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. Một kiểm sát viên của VKSND Tối cao và một kiểm sát viên của VKSND TP Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Có gần 40 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 22 bị cáo tại phiên tòa.
Ông Mai Tuấn Anh (trái) và Trần Văn Tám. Ảnh: Bộ Công an
Theo cáo buộc, Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, do Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, tổng chiều dài gần 140km.
Trong đó, giai đoạn 1 dài 65km từ thành phố Đà Nẵng tới thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), thông xe tháng 8/2017; giai đoạn 2 dài hơn 74km, từ thành phố Tam Kỳ đến thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) thông xe tháng 9/2018.
Tuy nhiên, khi vừa đi vào sử dụng, đường cao tốc trên đã xuất hiện rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành khai thác, an toàn giao thông, gây bức xúc trong nhân dân.
Các bị cáo là lãnh đạo thuộc chủ đầu tư dự án, Ban QLDA, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát đã không tuân thủ quy định từ khâu lựa chọn vật liệu nguồn, thiết kế phối trộn, thi công thử đến thi công đại trà các lớp vật liệu.
Khi nghiệm thu không thực hiện đo cường độ mô đun đàn hồi trên các lớp vật liệu. Có nhiều hạng mục thi công tiến hành nghiệm thu không có sự tham gia của đại diện Ban QLDA.
Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã không tiến hành nghiệm thu hoàn thành chuyển bước giai đoạn thi công tổng thể nền đường (kết thúc thi công lớp đất nền K98), tổng thể mặt đường (kết thúc thi công lớp VTO).
Những hành vi nêu trên đã vi phạm quy định của pháp luật nhưng các bị cáo vẫn lập hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình, đánh giá chất lượng thi công đảm bảo để được thanh toán theo dự toán phê duyệt và đưa công trình vào khai thác, sử dụng, dẫn đến gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn 460 tỷ đồng.
Cáo buộc cho rằng, ông Trần Văn Tám (cựu TGĐ Tổng công ty VEC) đã gây thiệt hại hơn 45 tỷ đồng; ông Nguyễn Mạnh Hùng cựu Phó TGĐ Tổng công ty VEC) gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng; ông Lê Quang Hào (Phó TGĐ VEC trực tiếp phụ trách dự án kiêm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở) gây thiệt hại hơn 114 tỷ đồng; ông Nguyễn Tiến Thành (giám đốc Ban QLDA kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở) đã gây thiệt hại hơn 280 triệu đồng...
Theo cáo trạng, ông Mai Tuấn Anh là TGĐ Tổng Công ty VEC từ năm 2015 đến ngày 1/6/2017, ông Trần Văn Tám là TGĐ VEC từ ngày 1/6/2017 đến kết thúc dự án, nhưng cả hai đã buông lỏng công tác quản lý, không kiên quyết chỉ đạo để kịp thời khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện dự án về nguồn vật liệu, công tác thi công và nghiệm thu dự án không có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trong đó, ông Mai Tuấn Anh liên quan trách nhiệm về thiệt hại số tiền hơn 698 tỷ đồng, ông Trần Văn Tám liên quan trách nhiệm về thiệt hại số tiền hơn 529 tỷ đồng...
Các vi phạm tại giai đoạn 1 vụ án đã xử lý với 35 người Việt Nam và 1 người Nhật Bản. Những người này đã phải chịu chế tài hình sự.
Giai đoạn 2 vụ án, có 22 bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
CQĐT xác định, 27 đối tượng người nước ngoài đã có hành vi phạm tội liên quan các gói thầu thuộc giai đoạn 2 dự án. Những người này là công dân Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Australia, Philippines.
Do đó, cơ quan chức năng đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp đến cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia nêu trên nhưng đến nay chưa có kết quả. Vì thế, 27 người nước ngoài được tách hồ sơ, xử lý sau.
Nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, 5 người trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được giảm án Do nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, 5 trong số 19 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được giảm mỗi người 6-9 tháng tù. Các bị cáo nghe tòa tuyên án - Ảnh: DANH TRỌNG Sáng 1-7, sau 5 ngày xét xử và nghị án, TAND cấp...