Về Xuân Sơn băng rừng, tắm thác ngày hè
Vào một buổi sáng cuối tháng 7, bỏ lại vội vã bon chen chốn thị thành Hà Nội, chúng tôi chọn Vườn Quốc gia Xuân Sơn làm điểm đến trong chuỗi tháng ngày chỉ biết rong chơi.
Khởi hành từ Hà Nội lúc 7h, men theo Đại lộ Thăng Long, tỉnh lộ 316, 817, qua Thanh Thủy, chúng tôi dò theo chỉ dẫn của Google Maps và hỏi những người dân ở đây về lối mòn dẫn đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ). Chỉ hơn 130 km, nhưng chúng tôi phải đi gần 4 giờ mới tới.
Chỗ nghỉ của chúng tôi là một ngôi nhà sàn khang trang gồm 2 tầng, mới hoàn thiện một tháng.
Sau khi lấy phòng và ổn định bước đầu, đồng hồ cũng gần 11h30. Chúng tôi ăn nhẹ và nghỉ ngơi 2 tiếng để chuẩn bị cho hành trình khám phá vào buổi chiều. Thời tiết khá oi bức, gần 31 độ C.
14h, chúng tôi bắt đầu xuất phát với địa danh đầu tiên là Hang Lạng, một điểm đến chỉ cách chỗ ở khoảng 15 phút chạy xe máy.
Xuân Sơn được đầu tư phát triển du lịch khá đúng hướng, nên đường xá đẹp và không ghồ ghề như chúng tôi hình dung. Một điểm đặc biệt khi đến với Hang Lạng là bạn không cần phải chạy xe lên một điểm cao để bắt đầu vào cửa hang. Lối đi là con đường mòn men theo đường bờ ruộng xanh ngút, ở đâu đó là những tiếng máy nổ, những bước chân chậm rãi mà thanh thoát.
Do điều kiện khá tối, chúng tôi không chụp được ảnh nơi đây. Nhưng bạn sẽ không hối hận khi thử cảm giác đi bộ men theo quãng đường 300 m trong hang, chỉ còn lại le lói của bóng đèn. Không khí thật mát mẻ làm cho con người ta như trở về với suối nguồn của tuổi trẻ.
Tạm biệt Hang Lạng, chúng tôi tiếp tục đến với thác Lưng Trời sau khi vượt qua quãng đường rừng độ 5 km, với hai bên là những hàng cây xanh vút, tiếng chim hót líu lo, hương thơm phảng phất của những bông hoa rừng nhuộm một màu đỏ, màu hồng dịu nhẹ.
Video đang HOT
Và rồi, một màu xanh mát dịu cứ níu chân chúng tôi phải ghi lại những điều kỳ diệu ở nơi đây.
Với việc để đến được thác Lưng Trời, chúng tôi phải vượt qua 2 km đường rừng khá hiểm trở. Mặt đường trơn và các bậc thang uốn lượn theo những triền núi sâu thăm thẳm.
Cuối con đường là một thác khá đẹp. Đâu đó có tiếng hò reo của những cô cậu sinh viên nhân dịp nghỉ hè đến hòa mình vào dòng suối mát lạnh…
16h chúng tôi trở ra, Gặp ngay một cơn mưa rừng. Đường khá trơn, chúng tôi phải cố gắng đi nhanh và tránh bị trượt ngã. Hai bên đường, những cây ráy rừng có những chiếc lá khá to đủ để che cho chúng tôi có thể che đỡ đi một phần nào những giọt mưa rừng.
17h, chúng tôi đã về đến chỗ nghỉ, tắm rửa và chuẩn bị ăn cơm. Cô chủ nhà cho biết bữa tối có những món đặc sản như gà hấp lá chanh, cá suối nướng, canh măng chua và đặc biệt hơn là rượu ngô.
Buổi tối tăng thêm độ vắng vẻ và lạnh lẽo khi cả bản mất điện sau cơn mưa to lúc chiều. Chúng tôi hoàn toàn tách biệt với facebook, với Zalo khi máy hết pin, tất cả còn lại chỉ là ngọn nến vàng và ít món ăn nhẹ vào buổi tối, ở nhiệt độ tầm 22 độ C giữa núi rừng.
Xuân Sơn ngày 2
Sau cơn mưa trời lại sáng, chính vì vậy mà sáng sớm chủ nhật ở đây thật trong lành.
Bỏ qua hang Thổ Thần chúng tôi đến với Bản Cỏi, một địa danh như theo lời chủ nhà là nơi có động Tiên dài gần 10 km, có đường dẫn lên đến đỉnh núi, nơi những con gà 9 cựa được chăm sóc cẩn thận, những chú lợn mường chạy rông dài.
Đón tiếp chúng tôi là anh Hoàng (người dân tộc Tày), chủ một cơ sở lưu trú đang trong quá trình xây dựng. Anh chỉ dẫn chúng tôi vào Động Tiên, đi cùng là 2 đứa con mang cần đi câu cá suối.
Gần 11h, đã đến lúc chúng tôi rời khỏi Bản Cỏi và men theo con đường lúa đã xanh màu mạ mới. Cả nhóm dừng nghỉ chân bên dòng suối bên đường. Làn nước mát lanh cho chúng tôi cảm giác thư thái biết bao. Tất cả chỉ còn lại sự tĩnh lặng trưa hè.
Và thế là sau tất cả, chúng tôi trở về Hà Nội trong cái nắng gắt của những tháng cuối hè, hy vọng sẽ trở lại nơi này một ngày không xa.
Đôi nét về Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ): “…Với tổng diện tích gần 33.700 ha, trong đó vùng lõi hơn 15.000 ha, vùng đệm hơn 18.600 ha, Vườn Quốc gia Xuân Sơn là một kho tàng thiên nhiên vô cùng quý giá, với vẻ đẹp hiếm có và hệ động, thực vật phong phú luôn được bảo vệ nghiêm ngặt nhờ sự vào cuộc của đồng bào Dao, Mường và các dân tộc khác sống trong khu vực vùng lõi, vùng đệm. Vườn nằm trên địa phận xã Xuân Sơn và một phần của các xã khác thuộc huyện Tân Sơn là Xuân ài, Kim Thượng, ồng Sơn, Lai ồng và Tân Sơn. Theo kết quả điều tra của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho thấy, Vườn có 180 họ, 680 chi và 1.218 loài thực vật, trong đó có 40 loài được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam…”
Theo Zing News
Sự việc ngăn xe chở rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn: Cần sớm có giải pháp tháo gỡ
Mấy ngày qua, một số người dân của xã Tản Lĩnh (Ba Vì) dựng lều bạt cản trở xe vận chuyển rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) khiến lượng lớn rác thải sinh hoạt (khoảng 10.000 tấn) của 11 huyện của Hà Nội tồn đọng tại các điểm tập kết rác, gây ô nhiễm môi trường. Để làm rõ nguyên nhân, ngày 23-3, phóng viên Báo Hànộimới đã làm việc với các bên liên quan về sự việc này.
Rác thải sinh hoạt tại nhiều vùng nông thôn hiện đang ùn ứ do không thể vận chuyển đến bãi rác tập trung.
Ông Nguyễn Thế Thiệu, xã Tản Lĩnh (Ba Vì) cho biết: Quá trình hoạt động của Khu xử lý chất thải Xuân Sơn đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khiến sinh hoạt hằng ngày của nhân dân bị đảo lộn. "Chúng tôi cơ bản nhất trí với phương án của huyện và thành phố là di dời đến nơi ở mới, nhưng việc áp dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ nhân dân chuyển đổi nghề nghiệp hiện nay của huyện Ba Vì chưa thỏa đáng, cần phải điều chỉnh" - ông Thiệu cho biết. Theo ông Thiệu, cùng trong vùng ảnh hưởng của Khu xử lý chất thải Xuân Sơn nhưng người dân thị xã Sơn Tây thì được bồi thường hỗ trợ 293 triệu đồng/sào đất nông nghiệp đã được cấp sổ đỏ, còn người dân có đất bị thu hồi ở xã Tản Lĩnh chỉ được bồi thường, hỗ trợ 123 triệu đồng/sào... Ngoài ra, diện tích dôi dư so với diện tích được giao trước đây, nhưng người dân xã Tản Lĩnh chỉ được bồi thường về đất mà không được hưởng cơ chế hỗ trợ thu hồi đất...
Cho rằng có sự bất hợp lý trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nên một số hộ dân xã Tản Lĩnh có đất bị thu hồi đã phản ứng quyết liệt, đỉnh điểm đã ngăn cản xe vận chuyển rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, dẫn đến tình trạng lượng lớn rác thải sinh hoạt của 11 huyện tồn đọng. Tại huyện Thanh Oai, do chưa vận chuyển được lượng rác thải thu gom trong ngày nên tồn đọng hơn 600 tấn tại các điểm tập kết. Tương tự, tại Phú Xuyên đang tồn đọng hơn 600 tấn, Thường Tín gần 700 tấn, Quốc Oai hơn 665 tấn, đặc biệt ở huyện Chương Mỹ tồn đọng hơn 1.365 tấn... Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nam Thăng Long Tô Thanh Tùng cho biết, do khối lượng rác tồn đọng quá lớn nên nhân dân các địa phương đang lo ngại cho sức khỏe. Trước tình hình đó, một số địa phương báo cáo thành phố cho phép phân luồng vận chuyển rác về Khu xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) để giải tỏa bức xúc của nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần cho biết, nhằm ổn định cuộc sống người dân, ngày 29-5-2015, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2440/QĐ-UBND, phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch Vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m từ Khu xử lý chất thải Xuân Sơn) thuộc địa giới hành chính xã Tản Lĩnh (Ba Vì). Theo đó, huyện Ba Vì đã tiến hành kiểm kê diện tích đất và tài sản trên đất của 243 hộ gia đình, cá nhân thuộc các thôn Hiệu Lực, Tam Mỹ, Hát Giang của xã Tản Lĩnh trên diện tích 29,3ha. Đến nay, huyện Ba Vì đã chi trả xong kinh phí cho các hộ gia đình, cá nhân có phần mộ nằm trong diện giải tỏa và 141/158 hộ thuộc các thôn Hiệu Lực, Hát Giang, Tam Mỹ có đất nông nghiệp bị thu hồi. Còn lại 17 hộ dân thôn Tam Mỹ chưa nhận tiền bồi thường, còn đề nghị được hưởng chính sách hỗ trợ đất khai hoang giống như đất giao theo Nghị định 64 của Chính phủ...
Ông Nguyễn Đình Dần cho biết, huyện Ba Vì đã thực hiện đúng các quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với người dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, những kiến nghị của người dân vượt quá thẩm quyền giải quyết của huyện. Để hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất giảm bớt khó khăn, tránh xảy ra tình trạng mất an ninh, trật tự, huyện Ba Vì sẽ đề nghị UBND thành phố cho phép vận dụng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề như dự án chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấm dứt việc ngăn cản xe vận chuyển rác vào khu xử lý.
Dây chuyền xử lý chất thải tại Nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn (TX Sơn Tây). Ảnh: Phương Dung
Liên quan đến tình trạng rác thải tồn đọng ở các địa phương, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Lý cho biết, đang triển khai các biện pháp như phun thuốc để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm ở các địa phương và Khu xử lý chất thải Xuân Sơn. Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Mai Trọng Thái cho biết: Trong thời gian bị dừng tiếp nhận rác thải vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, biện pháp trước mắt, Sở đã đề nghị các địa phương tạm thời tập kết tại các điểm trung chuyển, xa khu dân cư.
Được biết, trong ngày hôm nay 24-3, liên ngành thành phố tiếp tục làm việc với huyện Ba Vì bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách bồi thường. Tuy nhiên, chính quyền và MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân tin tưởng và ủng hộ chủ trương chung, sớm đưa được rác thải vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn để bảo đảm vệ sinh cho cộng đồng. Báo Hànộimới tiếp tục thông tin về vụ việc trên các số báo tới.
Với mục tiêu di chuyển các hộ dân trong vùng bán kính 500m từ Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (Sơn Tây), bảo đảm không có cá nhân, tổ chức nào sống trong vùng ảnh hưởng môi trường..., tại Quyết định số 2440/QĐ-UBND, UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Ba Vì làm chủ đầu tư, thực hiện dự án với tổng kinh phí dự kiến 603,2 tỷ đồng; thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong giai đoạn 2015-2017.
"Bài toán" thu gom, xử lý rác thải nông thôn: Đi tìm lời giải Hiện nay, ngoài một số ít xã, thị trấn ký hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã môi trường thu gom rác thải từ khu dân cư ra điểm tập kết, hầu hết các xã ngoại thành áp dụng mô hình thành lập tổ thu gom tự quản.
Kim Nhuệ
Theo_Hà Nội Mới
Đưa con trai mất trí nhớ ra Hà Nội phẫu thuật, bị lạc mất con Đưa cậu con trai bị mất trí nhớ ra Hà Nội để phẫu thuật, khi đến bến xe Nước Ngầm, người cha bị lạc con trong phút chốc. Trước khi gặp tai nạn giao thông, Vũ là cậu con trai rất khôi ngô tuấn tú Theo thông tin ban đầu, vào sáng sớm ngày 8/3, ông Nguyễn Hữu Sơn (SN 1963, trú tại...