Về xứ Kinh Bắc xem “Bụt” làm tiền (Kỳ I)
Từng kinh qua nhiều cô đồng, thầy bói có tiếng để “xác minh” thực tài của các bậc thầy này nhưng khi về Thuận Thành, Bắc Ninh gặp “thầy” Bút, phóng viên không khỏi bất ngờ bởi “trình hút” tiền của ông thầy này.
“Thầy” tên Bút, nhưng nhiều người gọi “thầy” là Bụt bởi phong thái của thầy lúc nào cũng bay bay như thể ông tiên trong phim giả tưởng. “Thầy” có biệt tài là chẳng cần nói nhiều lời mà tiền vẫn ào ào chảy về túi.
Kỳ 1: Bán lộc trời, thu bạc triệu
Một ngày đầu tháng 3 vừa qua, tôi đã vượt quãng đường dài gần 40 km từ Hà Nội về xã An Bình, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh để gặp thầy Bút.
Dinh thự hoành tráng của “Bụt”
Không mấy khó khăn để phóng viên đến được khu điện nhà ông Bút. Trong một khoảng không gian rộng mênh mông, phóng viên phải phóng tầm mắt và ngoái cổ vài lần mới thu được hết những hình ảnh về điện thờ, nhà vườn, nhà theo phong cách nhà sàn của thầy Bút được bài trí như một khu du lịch nghỉ dưỡng. Đâu đó vang lên những câu trầm trồ: “Dinh thự to, đẹp quá!”.
Dinh thự hoành tráng
Trong cái không gian rộng lớn ấy là cảnh chen lấn, ngột ngạt bởi hàng trăm xe ôtô các loại đậu kín lối, ra vào nườm nượp. Cảnh lúc này chẳng khác mấy cảnh tượng trên những con phố nhỏ tại Hà Nội trong khung giờ cao điểm về ách tắc giao thông. Lúc này, phóng viên chợt nhớ tới lời giới thiệu của mấy bà hàng nước bên ngoài thị trấn: “Về nhà ông Bút mà đi xe máy hả? Chỗ đó toàn đại gia đi xe hơi thôi”.
Đang loay hoay, choáng ngợp trước sự đông đúc của khách khứa đến xem, phóng viên giật mình trở về thực tại khi nghe người trông xe hỏi: “Đã có hẹn trước chưa? 2h chiều rồi. Có khi phải đợi hôm sau thôi”. Sau này, một cán bộ xã An Bình tiết lộ với phóng viên: “Phải hẹn trước cả tuần mới mong được giáp mặt thầy”.
Phóng viên phải nhờ một người quen dẫn mối, được “đặc cách” vào nhà “Bụt”. Lúc này là 15h30.
Chữ “trời” đáng giá bạc trăm
Video đang HOT
Phóng viên được lách qua cánh cổng đã khóa. Bên trong khuôn viên nhà “thầy” là cảnh nhốn nháo xếp hàng của hàng trăm người đứng đợi lấy số thứ tự để vào điện dâng lễ.
Hàng trăm người xếp hàng lấy số thứ tự vào xin “lệnh”
Chừng nửa tiếng sau, phóng viên mới lấy được “vé thông hành” nơi cửa điện. Sau khi xuất trình chứng minh thư nhân dân, phóng viên được cấp một tấm giấy to bằng lòng bàn tay có ghi số thứ tự 207. Nghĩa là trước đó đã có hơn 200 người xin được “vé”. Trong khi đó, còn cả trăm người vẫn đang chờ ở phía sau.
Hơn 300 con người được tập hợp vào một gian phòng gỗ rộng. Một người đàn ông đường hoàng trong bộ vest lên nói lời chào rồi sau đó là quá trình hướng dẫn khách tới gặp “thầy”.
Sau rất nhiều lời hướng dẫn giới thiệu về điện, linh và vị tối cao của mình, vị “MC” này cho biết công lực của “thầy” Bụt là việc cho những tờ lệnh có chữ của thầy trong đó. Đem tờ lệnh này ra đốt vào đúng giờ, đúng địa điểm thì những cầu mong về sức khỏe, công danh, vận hạn đều ứng linh như có một phép thần kỳ. Giá của tờ lệnh này rất “rẻ”, chỉ có… 100.000 đồng.
Chốt lại buổi “diễn thuyết”, vị “MC” không quên nhắn nhủ: Hiện tại, thầy Bút đang quyên góp tiền để xây đình chùa, rất mong nhận được sự đóng góp công đức của quý vị.
Sau đó, cứ theo số thứ tự ghi trên giấy, mỗi người lại lần lượt xếp hàng lên khu điện thờ chính. Được phát một chiếc đĩa, chẳng ai bảo ai, họ cho lên chiếc đĩa 100.000 đồng rồi đặt lên điện. Xong việc nơi điện thờ, người xem lại ra khu sân vườn trước mặt để làm từ thiện theo lời kêu gọi của vị “MC” khi nãy. Có lẽ vì nghĩ đây là chốn “thánh thần” của “ông tiên ông Bụt” nên chẳng mấy ai tiếc tiền quyên góp. Tính nhẩm, chỉ trong một buổi chiều với hơn 300 vị khách, số tiền vào điện đã lên tới hơn 30 triệu đồng. Còn tiền quyên góp cho các công trình “phúc lợi” mà thầy kêu gọi thì thật khó đo đếm.
Sau khi mở rộng hầu bao cho lòng hảo tâm để thể hiện thành ý với “thầy” Bút, vài trăm con người tiếp tục mắc kẹt lại nhà “thầy” để chờ “thầy” về “làm phép”, ban tờ lệnh. 18h, “thầy” vẫn bặt tăm. Ai đó có muốn về cũng không thể vì cánh cửa vẫn khép chặt mà tiền “xin” lệnh thì đã đặt lên điện rồi. Cơn đói, khát của khách được lấp tạm đi bằng mấy thứ quà ăn vặt gửi lũ trẻ đứng ngoài cổng chạy ra đường mua hộ. Mọi người ăn uống nhưng vẫn dõi mắt ra phía cổng ngóng “thầy” về…
18h30, dòng người dạt ra. “Thầy” về! “Thầy” có mái tóc bạc trắng, bồng bềnh được búi củ hành ở phía sau. Chiếc áo bên ngoài khiến dáng vẻ của “thầy” càng thoát tục như một đạo sỹ có phép thuật. “Thầy” lướt nhanh, “hút” theo đoàn người về một góc. Đám đông xì xào: “Thầy chuẩn bị ban chữ “trời”!”.
Còn nữa…
Theo Thọ Phước ( Pháp luật Việt Nam)
Để có một ngày câu Cá "sộp" và "sạch"
Ai cũng cho rằng nói dối dễ hơn nói thật. Nhưng khi ngày được quyền nói dối thỏa thích đến gần, thì không phải teen nào cũng có một kế hoạch vừa vui vừa an toàn đâu nhé.
360 độ "đi câu"
Trước đây, khi mà ngày Cá tháng Tư chưa được để ý nhiều trong cộng đồng teen thì chuyện "lừa" được một vài người là điều khá đơn giản. Bây giờ thì teen đã quá quen với ngày này rồi nên khá cảnh giác. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc để có thể "câu" được cá là rất khó khăn. Vậy nên đã có những câu chuyện "cười ra nước mắt" trong ngày lễ thú vị này.
Bạn Thu Trang, 19 tuổi (Đại học Hà Nội) vẫn thấy buồn cười khi nghĩ lại ngày Cá tháng Tư năm lớp 12 đã làm cô giáo và cả lớp được một phen shock nặng. Trang vốn khá ít nói và hiền lành, thậm chí cô bạn còn hay bị mấy cậu con trai cùng lớp trêu chọc vì tính cả tin của mình.
Sáng ngày 1-4, lớp học đang trật tự nghe cô giảng bài. Đột nhiên, Trang xuất hiện trước cửa, xin cô giáo vào lớp. Theo phản xạ, cả lớp nhìn về phía đó và ai nấy cũng đều tròn mắt ngạc nhiên vì cô bạn dịu dàng thường ngày đang trong một bộ dạng... khác thường: quần jean rách, áo phông, tóc vuốt gel, thật khác với hình tượng thường ngày, thậm chí Trang còn đi học trễ. Cô giáo và cả lớp mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau thoạt đầu không biết đây là ai. Sau khi định thần lại thì mới biết đó là Trang, cô giáo thốt lên: "Sao em lại thành ra thế này?!"
Trang lí nhí trả lời dưới sự ngượng ngùng trước cả lớp :"Thưa cô, em vừa bị ngã xe nên phải về nhà thay đồ nhưng đồng phục đã bị ướt hết cả rồi ạ". Mọi người vừa ngạc nhiên vừa hốt hoảng kéo cô bạn vào chỗ ngồi để kiểm tra thương tích.
Ai nấy đều xì xào, xúm xít bên cạnh Trang hỏi han, xoa bóp cho cô bạn. Nhưng thỉnh thoảng Trang lại phì cười vì không ngờ "mẻ lưới" của mình dính nhiều "cá" đến thế! Mà mọi người xung quanh đều không mảy may nghi ngờ một tí nào cả.
Cho đến giờ ra chơi, Trang mới đứng lên nói rõ cho mọi người biết :"Thật ra đây là một món quà tớ dành tặng các bạn nhân ngày cá tháng tư đấy! Xem ra mọi người cũng quan tâm đến tớ nhiều như thế." Khi biết đó là trò đùa ngày 1-4 thì mọi người đều thở phào nhẹ nhõm nhưng một phần cũng khá bực tức vì bỏ công bỏ sức quan tâm đứa bạn mà lại bị nó lừa cho một vố thế này.
Làm bạn bè bị shock về ngoại hình chưa đủ, có teen còn mang chuyện "nhạy cảm" của mình ra làm mồi nhử để câu cá "sộp".
Lớp 10A7 trường THPT Trần Phú chắc hẳn sẽ không thể quên được vố lừa quá trớn của cô bạn Hương. Giờ ra chơi, thấy Hương úp mặt xuống bàn khóc nức nở, bạn bè vội vàng ra hỏi han. Hương nước mắt ngắn dài kể về chuyện lỡ...vượt quá giới hạn của mình với hotboy lớp bên. Bây giờ cô bạn đã mang bầu hơn hai tháng và không biết phải làm thế nào. Mọi người sửng sốt và lo lắng vì Hương mới học lớp 10, chưa thể làm mẹ được. Nhiều bạn gái thương Hương cũng khóc thút thít. Cậu bạn thân còn giận dữ chạy sang lớp bên cạnh "tính sổ" với "thủ phạm". Hành lang lớp học ngày hôm đó bị một phen náo loạn.
Hậu quả của những trò đùa quá trớn
Cá Tháng Tư vốn là ngày để mọi người có những giây phút bất ngờ và vui vẻ. Nhìn người thân, bạn bè phản ứng theo "kịch bản" riêng của mình mà không mảy may nghi ngờ cũng là một cảm giác khá hay ho. Cũng như bạn cùng lớp của Trang đã có dịp tẽn tò vì trí tưởng tượng bay bổng của mình.
Những trò đùa ngộ nghĩnh, vô hại có thể tô đậm thêm ấn tượng của các thầy cô giáo về lũ học trò nghịch ngợm. Bên cạnh đó, có vẻ như nhiều teen đã không ý thức được về trò đùa của mình, các bạn ấy không hiểu rằng có những lời nói đùa tưởng chừng như vô hại nhưng có thể làm thay đổi cách nhìn của mọi người xung quanh với mình.
Dù đó là ngày được phép nói dối hay trêu đùa mọi người. Nhưng cũng đừng bao giờ làm họ tức giận hoặc khó chịu với điều ấy nhé.
Cho đến bây giờ, dù đã ra trường, cô bạn Hương trong câu chuyện ở trên vẫn thấy áy náy khi chỉ vì mình mà cậu bạn thân bị nhà trường kỷ luật do gây gổ, đánh nhau. Chàng hotboy lớp bên và ngay chính bản thân Hương cũng luôn phải chịu những lời xầm xì, bàn tán của học sinh trong trường. Hóa ra những trò đùa đâu chỉ dừng lại khi ngày Cá tháng Tư năm ấy qua đi.
Mẹo vặt "bắt cá" hợp lý dễ nắm phần thắng
Nếu không có lời nói dối thì ngày Cá tháng Tư sẽ chẳng còn ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để nói dóc mà mọi người đều vui vẻ thì không phải teen nào cũng biết. Chúng tớ xin gợi ý vài chú ý để teen nhà mình tham khảo:
Ý tưởng: Đây có thể nói là điều quan trọng nhất để cuộc đi "câu" thành công. Teen chú ý tránh các chủ đề đau buồn như: tai nạn, đau ốm, cãi vã... hãy chọn những điều có thể làm người thân của bạn thấy vui vẻ chứ đừng làm họ shock hay buồn bã vì chúng.
"Nạn nhân": Teen phải nhớ rằng không phải ai cũng là "con mồi" đâu nhé. Chỉ nên trêu những người bạn bè thân và có thể là một số người lớn vui tính. Vì nhiều người khá nghiêm khắc nên khó chấp nhận những chuyện bông đùa, dù là trong ngày 1-4.
Sau khi đã lựa chọn được ý tưởng và "nạn nhân" của mình thì teen hãy cứ giả bộ quên bẵng cái ngày 1-4 đi. Có thể hôm đó bạn cũng sẽ phải đối mặt với những "cú lừa" từ người khác nhưng hãy cứ "giả nai" mà âm thầm thực hiện kế hoạch của mình. Đảm bảo đối tượng sẽ ngã ngửa khi phát hiện ra họ cũng chỉ là con mồi béo
Chúc teen nhà mình một mùa câu cá "sộp" và "sạch"!
Theo PLXH
Chiêu lừa xin việc 'giăng bẫy' sinh viên ngày cận Tết Lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết và tâm lý nôn nóng mau chóng kiếm tiền dịp Tết, nhiều chiêu lừa việc làm tinh vi đã được giăng khiến không ít sinh viên "sập bẫy". Tranh thủ những ngày nghỉ trước Tết, nhiều sinh viên (SV) các tỉnh chấp nhận ở lại thành phố làm thêm kiếm ít tiền mua sắm Tết....