Về vụ cháy nhà xưởng làm 3 người tử vong: Công trình cho thuê đã từng bị xử phạt và đình chỉ hoạt động
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ cháy nhà xưởng làm 3 người tử vong tại Khu công nghiệp Phú Thị, UBND huyện Gia Lâm đã có báo cáo sơ bộ về vụ việc.
Theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm, liên quan đến vụ cháy nhà xưởng khiến 3 người tử vong, Công an huyện Gia Lâm đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”, quy định tại Điều 313 BLHS năm 2015.
UBND huyện Gia Lâm cho biết, hồi 11h20 đơn vị này nhận được thông tin báo cáo của Công an huyện Gia Lâm về việc xảy ra cháy tại Công ty TNHH Song Ngân. Khu vực xảy ra cháy tại kho xưởng ở tầng ba của Công ty CP xuất nhập khẩu Biovet (chuyên kinh doanh mặt hàng thuốc thú y; thuê mặt bằng của công ty TNHH Song Ngân).
Lực lượng PCCC tiếp tục phun nước làm mát, chống cháy trở lại
Cùng với Công an huyện Gia Lâm, Công an TP Hà Nội đã chi viện 7 đơn vị chữa cháy cùng 15 xe ô tô đến hiện trường. Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP trực tiếp chỉ huy công tác chữa cháy. Đến 14h cùng ngày, đám cháy đã được khống chế.
Báo cáo ban đầu cho thấy, 3 người thiệt mạng trong vụ cháy gồm: Anh N.D.T (sinh năm 1997) và anh H.M.S (sinh năm 1972), cùng trú tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm và chị N.M.T (sinh năm 1972), trú tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm. Hiện 3 người tử vong trong đám cháy chưa xác định được rõ danh tính, đã tiến hành đưa nạn nhân về Bệnh viện Đức Giang, quận Long Biên để giám định,
Về tài sản, toàn bộ tầng 3 khu nhà 3 tầng có diện tích mặt bằng khoảng 2.100m3 bị thiêu rụi.
Video đang HOT
Điều đáng nói, công trình nêu trên được Công an TP Hà Nội thẩm duyệt thiết kế về PCCC năm 2005, chưa được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC nhưng đã cố tình đưa vào hoạt động, sử dụng, cho thuê.
Công an huyện Gia Lâm đã báo cáo Công an TP Hà Nội để báo cáo UBND TP ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 4759/QĐ-XPVPHC, ngày 4/9/2019 đối với hành vi “Đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” với số tiền 80 triệu đồng.
Đồng thời phối hợp với Phòng PC07 – Công an Thành phố kiểm tra, ra Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số 36/QĐTĐC-PC07, ngày 9/9/2019, Quyết định đình chỉ hoạt động số 68/QĐHC-PC07, ngày 15/10/2019 đối với công trình trên.
Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm, Phòng Kỹ thuật hình sự – Công an TP Hà Nội và các cơ quan chức năng tiến hành sơ bộ khám nghiệm hiện trường, củng cố các tài liệu, chứng cứ theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND huyện Gia Lâm tiếp tục chỉ đạo Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện và các lực lượng tiến hành phong tỏa hiện trưởng, tổ chức mở rộng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân (nếu có). Tiếp tục phun nước và bọt chữa cháy để làm mát, chống cháy trở lại. Từ đó, phối hợp với các cơ quan chức năng Công an TP tiến hành khám nghiệm xác định nguyên nhân, thiệt hại của vụ cháy.
UBND huyện Gia Lâm cũng đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ gia đình 3 nạn nhân bị thiệt mạng theo quy định.
Nhiều barie chắn ở đường hẻm chưa đảm bảo tiêu chuẩn độ cao
Hiện nay, nhiều đường hẻm lớn tại TP.Biên Hòa đang tồn tại các barie giới hạn chiều cao nhằm ngăn xe có tải trọng lớn đi vào làm hư đường.
Tuy nhiên, việc gắn barie quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến việc đi lại của các xe tải vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng vào nhà các hộ dân bên trong, cũng như gây cản trở các xe chữa cháy làm nhiệm vụ.
Barie chặn ngang đường hẻm một khu dân cư ở KP.7, P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) có giới hạn chiều cao 2,2m, không đảm bảo chiều cao cho xe chữa cháy. Ảnh: M.Thành
* Gắn barie và cổng khu phố quá thấp
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đồng Nai, trên nhiều tuyến đường hẻm lớn ở TP.Biên Hòa đều gắn barie ở đầu hẻm. Phần lớn các barie này được làm khá kiên cố bằng sắt chắn ngang đường hẻm, thường được khóa bằng ổ khóa, dây xích rất chắc chắn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số barie có giới hạn chiều cao dưới 4m, cá biệt có barie chỉ cao 2,2m.
Cụ thể như barie chắn ngang đường hẻm gần ngã ba đường D4 - Nguyễn Thành Đồng (thuộc KP.7, P.Thống Nhất), được hàn cứng cố định nhưng chỉ cao 2,2m.
Theo nhiều người dân sống ở KP.7, P.Thống Nhất, đường hẻm này do người dân góp tiền trải nhựa từ lâu. Hiện nay, nền đường yếu, có sức chịu tải kém nên phải hạn chế xe tải lớn ra vào. Ông P.N.V. (ngụ KP.7, P.Thống Nhất) bày tỏ: "Tuyến đường hẻm này thường có xe tải chở hàng vào đậu rất lâu, gây cản trở giao thông và nguy cơ hư đường nên bà con trong hẻm làm cái barie này để hạn chế xe tải ra vào. Barie này làm từ lâu lắm rồi".
Tuy nhiên, một số người dân ở KP.7, P.Thống Nhất cũng thừa nhận việc lắp barie ở đầu đường hẻm cũng bất tiện khi họ cần chở hàng hóa, vật liệu xây dựng vào nhà. Một số người cũng lo lắng khi xe chữa cháy không thể đi vào đường hẻm này do giới hạn chiều cao của barie chỉ có 2,2m.
Ngoài các barie thì các bảng tên của nhiều khu phố ở TP.Biên Hòa cũng chắn ngang đường hẻm giới hạn chiều cao xe ra vào. Cụ thể như tại đường Lê A, P.Tân Tiến cũng có cả barie và bảng tên khu phố cao dưới 4m; hẻm 845, đường Phạm Văn Thuận, P.Tân Mai có bảng khu phố cao dưới 4m...
Theo lãnh đạo một số UBND phường tại TP.Biên Hòa, các barie, bảng tên khu phố chắn ngang các đường hẻm trong khu dân cư là do người dân trong khu phố dựng lên nhằm chắn không cho xe tải chạy vào làm hư đường. Nhiều barie, bảng tên khu phố đã có từ lâu nên ít ai chú ý đến tiêu chuẩn chiều cao. Một số khu vực đặt barie, bảng tên khu phố lại ngay dưới đường điện trung thế nên dù muốn cũng không thể nâng bảng cao hơn được vì sẽ vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
* Chiều cao barie không được thấp hơn 4,25m
Về thực trạng này, thiếu tá Chu Anh Lê, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an TP.Biên Hòa cho biết, một trong những khó khăn khi đi chữa cháy là gặp các barie, bảng tên khu phố chắn đường nói trên. Các xe chữa cháy cao hơn 4m nên không thể đi lọt qua các barie thấp dưới 4m.
"Trong thời gian gấp rút mà người giữ chìa khóa barie đi vắng hoặc không tìm ra chìa khóa, chúng tôi phải dùng búa, kìm phá khóa barie để xe chữa cháy đi qua. Nhưng nếu gặp các barie được cố định với các mối hàn cứng thì lực lượng chữa cháy phải tìm cách tiếp cận khác, đi đường vòng xa hơn, tiếp cận đám cháy lâu hơn" - thiếu tá Chu Anh Lê chia sẻ.
Tại mục 8.7, Điều 8, Tiêu chuẩn Việt Nam 2622-1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế nêu rõ: "Đường giao thông khu vực xuyên qua ngôi nhà, qua cổng hay hành lang, phải bảo đảm chiều rộng thông thủy, không nhỏ hơn 3,5m; chiều cao thông thủy, không thấp hơn 4,25m" (kích thước thông thủy là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành xây dựng, là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình). Do đó, theo quy định giới hạn chiều cao của các barie, bảng tên khu phố không thấp hơn 4,25m.
Để hạn chế tình trạng các khu phố và người dân tự dựng barie, bảng tên khu phố dưới chiều cao tiêu chuẩn, UBND P.Hố Nai đã chủ động chọn mỗi khu phố một tuyến đường chính để làm bảng khu phố và có đo chiều cao không thấp hơn 4,25m đảm bảo cho xe ra vào. Không chỉ các bảng tên khu phố mà cả cổng chào khu dân cư, bảng hiệu đều không thấp hơn 4,25m.
Phó chủ tịch UBND P.Hố Nai Vũ Văn Chiêu cho hay: "UBND phường không cho phép dựng barie tại lối vào chính của các đường, hẻm để đảm bảo cho việc lưu thông của người dân và thuận lợi cho công tác chữa cháy trong các khu dân cư khi có sự cố cháy, nổ xảy ra".
Minh Thành
Người phụ nữ dắt con xin tiền ở cầu Thanh Trì bị xe máy tông chết Người phụ nữ dắt con gái đi xin tiền trên cầu Thanh Trì bị một xe máy đâm tử vong vào tối 15/2. Cháu bé may mắn thoát nạn. Tai nạn xảy ra khoảng 23h ngày 15/2 tại làn hỗn hợp trên cầu Thanh Trì, đoạn qua xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Lúc này, xe máy biển kiểm soát 99D1...