Về việc thổi chung ống đo nồng độ cồn, CSGT: “Không có chuyện đó!”
Mới gần đây, 1 tài xế đã từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn vì sợ bẩn, sợ bệnh. Nhưng thực tế, mỗi người sử dụng 1 ống thử khác nhau!
Mới gần đây, CĐM truyền tay nhau clip về 1 tài xế khi bị kiểm tra nồng độ cồn đã “cãi cùn”: “Bẩn lắm, không thổi đâu”. Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục đấy chứ!
Tuy nhiên, ngay lập tức, cảnh sát đã đính chính và khẳng định rằng mỗi người sử dụng 1 ống thử riêng biệt, không chung với ai.
Tài xế né tránh thổi vào ống kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh: Cắt từ clip)
“Ủa ai bắt ngậm đi ngậm lại bao giờ. Tay nhanh hơn não”
Sau khi bài viết được đăng tải, đã có rất nhiều người quan tâm đến chuyện nhiều người thổi chung vào 1 ống. Đại đa phần mọi người đều cho rằng việc thổi chung ống hết sức nguy hiểm, có thể gây lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp, lao, bệnh truyền nhiễm,… Nhưng chuyện thực hư ra sao?
Trên thực tế, khi yêu cầu lái xe kiểm tra nồng độ cồn, công an sẽ sử dụng 1 ống kiểm tra riêng cho mỗi người. Các ống thối gắn vào máy chuyên dụng là ống thổi 1 lần, không tái sử dụng.
Sau khi lắp ống mới vào, bạn sẽ phải ngậm vào ống và thổi 1 hơi dài. Nếu không sử dụng rượu bia, kết quả trả về sẽ bằng 0. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì chẳng ai dùng chung ống với ai đâu.
Video đang HOT
Nhiều người rất hoang mang về vấn đề vệ sinh
Và bạn nên nhớ rằng, chiếc máy này chẳng kiêng nể ai hết! 1 tài xế uống nửa lon bia, 5 tiếng sau kiểm tra nồng độ cồn cũng vẫn dính! Vậy là 1/2 lon bia, đi tong 7 triệu, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày. Vậy liệu có đáng không?
Cùng với đó, một số tài khoản cũng đứng ra “bênh vực”, và chỉ ra rằng từ trước đến giờ, khi thổi nồng độ cồn thì mỗi người sẽ được sử dụng 1 ống riêng, không hề chung đụng:
“Ủa ai bắt ngậm đi ngậm lại bao giờ. Tay nhanh hơn não, vào đọc bài và xem clip giùm cái.”- Bạn Tống Châu Du có phần “phản pháo” khá gắt!
Bình luận của Tống Châu Du
“Nhiều người đi trại quá lâu nên không biết thổi nồng độ là mỗi người một ống. Nói chung là nên mang theo cái búa. Thằng nào uống vào mà chạy ra phang cho nó phát. Đỡ phải gây tai nạn cho người khác.”- Hùng Thu chia sẻ.
Các ống thổi để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông là loại ống thổi được sử dụng một lần.
Vậy nên, thay vì tìm cách chống đối lực lượng chức năng, tìm kế kéo dài thời gian hay làm bất cứ điều gì cũng hoàn toàn vô ích. Để giữ an toàn cho chính bản thân mình khi tham gia giao thông, thì cách duy nhất là hoàn toàn nói không với rượu bia!
Đừng để tiền rơi! Chia sẻ ngay suy nghĩ của bạn với mạng xã hội Oh!man nhé!
Nguồn ảnh: Internet
*Bài viết tổng hợp các bình luận từ cư dân mạng.
Theo Ohman
Người đàn ông không chịu thổi vào máy đo nồng độ cồn, mắng CSGT: "Tao chấp nhận mức phạt cao nhất"
Người đàn ông hung hăng chỉ tay vào mặt chiến sĩ CSGT và buông lời khiếm nhã.
Đoạn clip ghi lại diễn biến vụ việc đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội . Người đàn ông trung niên được CSGT yêu cầu thổi máy đo nồng độ cồn để kiểm tra. Thế nhưng người này chỉ muốn nhận lỗi chứ không chịu thổi vào máy đo.
" Chắc chắn tôi có nồng độ cồn, mức cao nhất. Tôi uống rượu rồi, không thổi cũng có mức, thổi cũng có mức, thì mức cao nhất của nồng độ cồn, tôi chấp nhận hết", người đàn ông lớn tiếng.
Ảnh cắt từ clip
Ngay sau đó, người này đổi xưng hô và tỏ thái độ bất hợp tác .
" Tao không thổi, cái thổi kia không thích thổi, nhưng tao vẫn chấp hành. Rượu tao uống, phạt tao chịu", người này cho hay.
CSGT giải thích cho người đàn ông nếu không thổi máy đo nồng độ cồn tức là không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng. Nhưng người đàn ông vẫn không nghe.
Người này tiếp tục gây căng thẳng và văng tục với các chiến sĩ CSGT.
Hành xử của người đàn ông đang bị dân mạng chỉ trích gay gắt.
" Đã sai còn cãi cùn, xấu hổ chưa? Bao nhiêu vụ tai nạn cướp đi mạng sống của người vô tội. Lúc đó tiền phạt có cứu được người không?", một tài khoản bức xúc.
Theo Thế giới trẻ
Hình ảnh ấm áp anh cảnh sát giao thông hì hục sửa xe trong đêm tối Chẳng còn hình ảnh uy nghiêm như thường lệ, giây phút các anh cảnh sát xắn tay áo lên giúp gia đình nhỏ sửa xe trở thành một hành động đẹp trong lòng CĐM. Những ngày đầu năm, lực lượng chức năng "ra quân" với mức độ dày đặc suốt từ sáng cho tới đêm để kiểm tra người điều khiển phương tiện...