Về U Minh Cà Mau thưởng thức gỏi nhộng ong rừng
Chẳng phải tự nhiên mà dân gian lại tặng danh xưng “ Cà Mau đệ nhất món ngon” cho một cái tên lạ hoắc: gỏi nhộng ong. Chắc chắn phải ẩn chứa điều gì rất đặc biệt mới được ca ngợi như vậy.
Tự hỏi lẩu mắm U Minh, tiết canh cua Cà Mau đều là những món ăn ngon mang hương vị ẩm thực Cà Mau nhưng chỉ dừng ở hàng đặc sản, còn gỏi nhộng ong lại được xếp hạng đệ nhất. Có lẽ cái đệ nhất chính là sự quý hiếm, là hương vị chiều lòng được mọi vị giác và là kết quả kết tinh của cả một quá trình chế biến.
Có thể chúng ta đã từng ăn nhộng tằm, nhưng mấy khi được ăn nhộng ong, đặc biệt là nhộng ong rừng U Minh – loại ong chỉ sinh sống ở rừng cho ra loại mật nổi tiếng gần xa. Vậy nên mỗi lần đi rừng kiếm mật, người thợ may mắn kiếm được tổ sau khi cắt lấy bọng mật chỉ dám lấy thêm một ít nhọng ong non về thưởng thức. Việc làm này nhằm duy trì nòi giống, đảm bảo nguồn mật khai thác. Ong rừng U Minh hút mật hoa tràm, sống tự nhiên không có sự tác động của con người nên không chỉ mật thơm ngon mà ngay cả nhọng ong cũng béo ngậy hơn bình thường. Vì thế đôi khi chỉ chế biến đơn giản cũng có món ngon. Và cũng phải nói thêm rằng đây là loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe nên còn được dùng để ngâm rượu.
Nấu cháo, chiên, xào kiểu gì nhọng ong cũng ngon nhưng đúng gu nhất thì chỉ có gỏi. Bởi hương vị thuần khiết của nhọng ong được bảo tồn trong suốt quá trình chế biến, không bị mất chất. Ngoài ra, vị của các loại rau, gia vị kết hợp trong món ăn và một số bí quyết càng làm tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Nhọng ong là ong non còn ở trong tổ nên phải làm thật nhẹ bằng cách nhúng qua nước sội. Lọc được nhọng rồi để ráo nước và đảo qua với dầu nóng có hành phi thơm, thêm chút nước mắm ngon, tiêu nhỏ, đường cát rồi để riêng. Khi đảo lưu ý đảo sơ, chín quá nhọng mất nước tóp lại ăn không ngon.
Loại rau chính trong đặc sản đệ nhất Cà Mau là bắp chuối non bào sợi. Do đó, phải đảm bảo cọng rau không chát, mỏng mịn giòn xốp bằng cách rửa qua nước pha xíu giấm. Thêm một số loại rau thơm khác như húng, ngò và lá hẹ. Và dĩ nhiên không thể thiếu nước mắm chua ngọt trộn gỏi, đậu phộng rang giã nhỏ. Chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu, đeo bao tay vào bắt đầu trộn gỏi. Dưới nước mắm vào tô, hai tay trộn đều và trộn thật khẽ chứ không phải bóp như gỏi vịt, gỏi gà. Lấy ra đĩa trình bày không quên rắc đậu phộng trên mặt, vậy là đã có món ngon thưởng thức.
Video đang HOT
Ngoài bắp chuối thì ta có thể sử dụng nguyên liệu khác làm gỏi như dưa leo
Gỏi là món ăn dễ làm nhưng rất tinh tế, tỉ mỉ. Mọi thứ đều được đo ni đóng giầy trọng lượng để đảm bảo mọi nguyên liệu kết hợp hoàn hảo nhất. Bởi vậy, hương vị gỏi nhộng ong Cà Mau mới được ca tụng “Cà Mau đệ nhất món ngon”, trở thành đặc sản đệ nhất của ẩm thực Cà Mau.
Về Cà Mau thưởng thức quy trình làm món 'độc' tiết canh cua
Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển.
Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội rồi trộn với gia vị cho đậm đà
Tiết canh cua ra đời từ đâu? Ai là đầu bếp đầu tiên chế biến nên món ăn có hương vị rất riêng của miền đất cuối trời này?
Có lão ngư miệt biển kể lại rằng: Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh.
Sau này, có người khéo chế biến thành món ăn trong hành trình tìm món lạ đã nhớ đến chất dịch này trong cơ thể cua, và món tiết canh cua ra đời từ đó.
Đúng hay sai ta không quan tâm, chỉ biết trên thực đơn miền cuối đất đã có món tiết canh cua cùng với hành trình mở đất trên xứ này.
Cua dùng làm tiết canh nhất thiết phải là cua biển, và nên lựa những con có gạch thì đĩa tiết canh cua mới ngon ngọt và đầy đủ chất bổ khi ăn.
Cua dùng làm tiết canh phải là cua biển, có gạch thì đĩa tiết canh cua mới ngon ngọt và đầy đủ chất bổ
Để có đủ tiết làm được một đĩa tiết canh cua loại thường, người ta phải cần từ ba đến bốn con cua loại lớn, mỗi con chừng bảy tám trăm gam đến một ký.
Nhưng chưa hết, vì tiết cua không thể hãm được như tiết canh vịt, tiết canh heo... nên người ta phải chuẩn bị trước phần nguyên liệu từ một con cua khác.
Cua được luộc sơ, khi luộc cho vào một chút rượu đế... để cho thơm thịt cua. Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội, rồi trộn với gia vị cho đậm đà; trộn thêm ít ngò gai, tía tô, rau húng xắt nhuyễn và phải có một ít lá quế để giảm bớt vị nồng của cua.
Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết cua. Cua còn sống, rửa thật sạch, sau đó dùng dây buộc thật chặt bốn chiếc ngoe lại thành một chụm. Dùng kéo bén cắt thật ngọt một lượt.
Tiết cua màu trắng từ những chiếc chân chảy thẳng xuống đĩa thịt cua đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau cứ ri rỉ cho đến hết. Xong phần chân bên này lại cắt tiếp phần chân bên kia.
Một phần tiết canh cua
Ở những con cua có gạch thì ta lấy phần gạch ở mu cua cho vào đĩa tiếp theo sau phần lấy tiết cua.
Phần tiết cua luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông, phần nước nổi lên mặt, phải khéo léo dùng muỗng hớt ra cho thật khô, rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng rang giã nhỏ.
Tiết cua đông lại trông như rau câu. Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển.
Tiết canh cua cũng được ăn chung với bánh tráng như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài mùi tàu, không thể thiếu rau dấp cá và có khi cũng ăn chung với khế chua, chuối chát cũng rất hợp và ngon.
Và nhất là, không thể không nhắc đến món tiết canh cua trên mỗi bàn nhậu của cư dân miệt biển sành ăn món như là những cư dân chính hiệu đất Cà Mau.
ĐÀO MINH TUẤN
Những đặc sản nghĩ là thèm của đất mũi Cà Mau Đất mũi Cà Mau không chỉ là địa chỉ cuối cùng của tổ quốc, mà còn là xứ sở của rất nhiều món ngon làm say mê thực khách bốn phương. Chuột đồng chiên sả ớt: Các món ăn từ chuột đồng là món đặc sản đặc trưng của đồng ruộng miền Tây. Món ăn dân dã này được chế biến thành nhiều...