Vệ Tự Phu, vì quá hiền mà được làm hoàng hậu
Vệ Tử Phu nổi tiếng là người hiền thục, nết na, không ganh ghét, đố kị hay dùng thủ đoạn trong cấm cung như những người khác…
Vệ Tử Phu, xuất thân hàn vi, mẹ là Vệ Ẩu, thất thiếp của Bình Dương Tào Thọ, chú dượng của Hán Vũ Đế. Trong nhiều giai thoại cho rằng, Vệ Ẩu dù lấy chồng nhưng lại ngoại tình, tư thông với người khác, Vệ Tử Phu chính là người con gái từ những mối tình ngang trái này.
Vệ Tử Phu khi lớn lên đã có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, người dịu dàng, nết na, lại học được nhiều thứ hay đàn ca, múa hát vì sống trong phủ Bình Dương công chúa, hoàng tỉ của Hán Vũ Đế.
Năm 139 TCN, Hán Vũ Đế 18 tuổi, đi tuần du Bá Thượng, ghé qua phủ công chúa Bình Dương. Công chúa sai các mỹ nhân trong nhà ra chào, nhưng Hán Vũ Đế không để ý đến ai. Sau đó Công chúa mở tiệc mời Hán Vũ Đế, sai Vệ Tử Phu ra múa hát và rót rượu. Nàng xuất hiện, cất giọng trong trẻo hát lên một bài hát hay khiến vua hết sức chú ý. Đôi mắt nhà vua như sáng hẳn lên và dán chặt vào tấm thân cô gái đang hát, thấy nàng xinh đẹp như một đóa hoa rừng nở giữa đồng nội, vừa rực rỡ vừa có sức hấp dẫn phi thường, mái tóc đen dài. Vũ Đế giả cách đi thay áo để rời tiệc. Công chúa biết ý, giục Vệ Tử Phu vào hầu hạ Vũ Đế. Vệ Tử Phu được Vũ Đế sủng hạnh ngay trong phòng thay đồ.
Sau khi rời phủ Công chúa, Vũ Đế mang theo Vệ Tử Phu. Nhưng sau khi nhập cung, nàng không còn được Hán Vũ Đế để ý và trong một thời gian dài không được gặp Hoàng đế. Trần hoàng hậu lúc bấy giờ của Hán Vũ Đế vốn ghen tị không muốn Vũ Đế sủng ái người mới nên đã ép Vệ Tử Phu làm cung nữ, đày làm việc quần quật suốt cả năm trời.
Vệ Tử Phu khi lớn lên đã có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, người dịu dàng, nết na, lại học được nhiều thứ hay đàn ca, múa hát vì sống trong phủ Bình Dương công chúa, hoàng tỉ của Hán Vũ Đế. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Hơn 1 năm sau, viên hoạn quan theo lệnh chọn ra các cung nữ đã già xấu, cho ra khỏi cung cấm. Vệ Tử Phu thấy mình không còn cơ hội gặp Hán Vũ Đế nữa nên cũng xin với viên hoạn quan đưa vào danh sách ra khỏi cung. Trước lúc đưa các cung nữ rời cung, viên hoạn quan đưa họ tới chỗ Hán Vũ Đế cho xem mặt những người này lần cuối. Lúc trông thấy Vũ Đế, Vệ Tử Phu bật khóc.
Hán Vũ Đế nhớ đến mỹ nhân mình đã gặp và sủng hạnh tại phủ Bình Dương công chúa, liền bước lại dắt tay đưa về cung và sủng ái nàng. Em trai của Vệ Tử Phu là Vệ Thanh cũng ở phủ Bình Dương công chúa cũng được đưa vào trong cung và có chức vụ.
Được sủng ái nên Vệ Tử Phu đã có thai. Hoàng hậu Trần A Kiều vì tức giận nên đã tính toán mưu đồ, tìm cách sát hại nàng, sát hại cả em trai nàng. Nhưng vì kịp thời ra tay cứu giúp nên cuối cùng cả nhà Vệ Tử Phu cũng thoát nạn. Sau đó, Vệ Tử Phu khóc lóc với Hán Vũ Đế nên Vệ Thanh đã được phong quan tiến chức rồi dần giữ trọng trách tướng quân quan trọng trong triều, góp nhiều công sức.
Vệ Tử Phu nổi tiếng là người hiền thục, nết na, không ganh ghét, đố kị dùng thủ đoạn trong cấm cung như những người khác. Với các chị em trong cung, cũng vô cùng yêu thương, kính nể và có hiếu với Thái hoàng thái hậu, thái hậu…
Trần hoàng hậu vì ghen ghét càng ghen ghét thêm, nhiều lần tìm cách hãm hại, thậm chí còn dùng bùa để yểm bà. Năm 130 TCN, Trần hoàng hậu theo lời Sở Phục, dùng thuật Vu cổ định yểm bùa hãm hại Vệ Tử Phu bị phát giác, Hán Vũ Đế bèn phế bỏ Trần hoàng hậu. Năm 128 TCN, Vệ phu nhân sinh hạ Hoàng trưởng tử Lưu Cứ, cùng năm bà được lập làm Hoàng hậu. Năm 122 TCN, Lưu Cứ được lập làm Hoàng thái tử.
Vệ Tử Phu nổi tiếng là vị hoàng hậu nhân hậu trong chốn cung đầy thị phi. Người ta nói, chính vì lòng nhân hậu của bà mà bà được lên làm hoàng hậu và được nhiều người đồng tình, ủng hộ dù thân phận hàn vi trước đó.
Video đang HOT
Kết cục bi thương
Năm 106 TCN, Vệ Thanh qua đời. Sau nhiều năm tuổi cao, nhan sắc Vệ Tử Phu kém đi, Hán Vũ Đế bắt đầu sủng ái những phi tần khác như Vương phu nhân, Lý phu nhân. Năm 94 TCN, Câu Dặc phu nhân sinh được người con trai út là Lưu Phất Lăng. Hán Vũ Đế vì yêu Câu Dặc nên cũng rất yêu quý Phất Lăng, có ý muốn lập Phất Lăng làm Thái tử thay Lưu Cứ.
Hoàng hậu vì bị hiểu lầm và cũng không có lý gì để giải thích nên đã dùng cái chết để chứng minh. Gia tộc họ Vệ một thời lừng lẫy bị diệt vong. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Giữa lúc đó, trong triều nảy sinh mâu thuẫn giữa Hán Vũ Đế và Thái tử. Khi về già, Hán Vũ Đế tuổi cao, sa vào hưởng lạc, xây cất nhiều cung điện và tin vào chuyện mê tín. Năm 91 TCN, vì tin vào chuyện trong một giấc mơ, Vũ Đế sai cận thần Giang Sung mở một cuộc điều tra. Giang Sung từng đắc tội với Thái tử, thấy Hán Vũ Đế đã cao tuổi, sợ Lưu Cứ lên ngôi thì khó toàn mạng, bèn bí mật tố cáo với Hán Vũ Đế rằng có người mong Hoàng đế chết sớm, dùng thuật vu cổ để niệm chú nguyền rủa. Hán Vũ Đế tin lời Giang Sung, bèn cho làm sứ giả, giao cho quyền xét xử các sai lầm của hoàng thân quốc thích.
Thái tử Lưu Cứ sợ Giang Sung hại mẹ con mình, bèn hỏi kế Thiếu phó Thạch Đức. Theo lời Thạch Đức, Thái tử vội vã chạy tới Vị Ương cung cầu cứu Vệ hoàng hậu điều ngự mã và xạ sĩ của Hoàng hậu tới. Ngày 9 tháng 7, năm 91 TCN, Thái tử Lưu Cứ tập hợp quân sĩ, bèn giả lệnh phụ hoàng bắt bè đảng Giang Sung giết chết, rồi mang quân chiếm cứ các vị trí trọng yếu trong kinh thành Trường An, đánh phá kho vũ khí ở cung Trường Lạc.
Người cùng phe cánh của Giang Sung là Tô Văn chạy thoát, tới Cam Tuyền cung báo cho Hán Vũ Đế. Hán Vũ Đế đang dưỡng bệnh, nghe tin bèn sai thừa tướng Lưu Khuất Mạo đem quân bắt Thái tử. Một trận chiến khốc liệt xảy ra, Thái tử Lưu Cứ bị thua và chạy thoát.
Hoàng hậu vì bị hiểu lầm và cũng không có lý gì để giải thích nên đã dùng cái chết để chứng minh. Gia tộc họ Vệ một thời lừng lẫy bị diệt vong. Thi hài Vệ Tử Phu chỉ được an táng một cách vội vã với một áo quan nhỏ.
Thái tử Lưu Cứ trốn cũng không thoát, cuối cùng bị phát hiện và cũng tự sát, nhiều người liên lụy trong vụ án gọi là Loạn Vu cổ này.
Hoàng hậu Vệ Tử Phu nhập cung năm 139 TCN, được lập lên ngôi hoàng hậu năm 128 TCN, bị phế và tự sát năm 91 TCN. Bà là hoàng hậu tại ngôi lâu nhất lịch sử nhà Hán, ở trên ngôi hoàng hậu trong 38 năm (128 TCN-91 TCN). Khoảng 18 năm sau khi Vệ Tử Phu tự sát, cháu cố 4 đời của bà là Lưu Tuân lên ngôi hoàng đế, tức Hán Tuyên Đế. Tuyên Đế đã khôi phục lại danh dự cho gia tộc họ Vệ và minh oan hoàng hậu Vệ Tử Phu. Ông cho xây dựng lại lăng tẩm tằng tổ mẫu của ông to lớn, quy mô hơn để xứng đáng với địa vị của Vệ hoàng hậu gồm 1000 nhân công. Truy phong thụy hiệu một chữ Tư, gọi là Vệ Tư hậu hay Hiếu Vũ Tư hoàng hậu. Người đàn bà nhân hậu, sắc nước hương trời, hiền thục nết na, quyền cao chức trọng nhưng cuối cùng cũng bị chết oan uổng và sau này cũng không thể tìm thấy thi hài.
Theo Eva
Những bí ẩn trong Tử Cấm Thành mà ít ai biết
Tòa thành nổi tiếng của Trung Quốc thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi sự lộng lẫy, quy mô ấn tượng cũng như những bí ẩn mà ít ai biết tới.
Có 9.999 phòng trong Tử Cấm Thành. Số 9 được cho là con số may mắn của người Trung Quốc.
Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh.
Tử Cấm Thành có hơn 1 triệu hiện vật quý giá. Để bảo vệ những hiện vật đó không bị quân Nhật làm hư hại hay lấy đi mất, Trung Quốc đã chuyển số cổ vật đó đến 3 địa điểm khác nhau trong năm 1933. Số cổ vật đó đã ở nơi mới trong khoảng 12 năm trước khi được đem trở lại Tử Cấm Thành.
Toàn cảnh Tử Cấm Thành được chụp từ trên cao
Bí ẩn lãnh cung trong Tử Cấm Thành
Vào thời Minh, Thanh, chỉ cần làm bậc thiên tử phật lòng, hay vì những lý do khác nhau mà phạm điều cấm kỵ, dù là chính cung hoàng hậu hay phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam cầm trong cấm thất chờ chết. Nơi ấy được gọi là "lãnh cung"
Bởi vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi "lãnh cung" trong Tử Cấm Thành thực chất nằm ở đâu? Có học giả cho rằng, lãnh cung thực chất là một nơi không cố định, dùng làm nơi giam cầm các Vương phi, hoàng tử. Lại có quan điểm cho rằng, cung Càn Thanh và cung Trường Xuân chính là chốn bí ẩn này.
Vào cuối triều Minh, Thành Phi Lý thị - một "bóng hồng" của Thiên Khải hoàng đế vì đắc tội với thái giám "quái thai" Ngụy Trung Hiền nên bị đuổi từ cung Trường Xuân sang cung Càn Tây tại phía Tây Ngự Hoa Viên.
Lãnh cung là một bí ẩn còn bỏ ngỏ
Bà phải chịu kiếp đơn côi, tủi nhục trong suốt bốn năm tại đây. Ngoài Lý thị, còn có ba người nữa như Định Phi, Khác Tần... cũng bị giam cầm tại nơi này. Vì vậy, Càn Tây chính là "lãnh cung" thời bấy giờ.
Theo lời kể của thái giám, vào những năm Quang Tự triều Thanh, trước khi bị Từ Hy thái hậu đẩy xuống giếng sâu, Trân Phi đã bị Lão Phật Gia giam cầm tại Bắc Tam Sở, phía Bắc Cảnh Kỳ Các.
Kỳ án đạo sĩ trà trộn vào cung thông dâm với cung nữ
Vào triều Minh, rất nhiều hoàng đế tôn sùng đạo giáo vì thế xã hội có rất nhiều đạo sỹ. Có một số đạo sỹ đã tận dụng được khe hở này và tìm cách trà trộn vào cung. Vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (tức năm 1476), có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng bàng môn tà đạo mê hoặc mọi người. Không hiểu ông ta đã giảng giải gì mà đám thái giám và cung nữ đều tôn ông ta như thần minh thánh sống nên thường tìm cách dẫn ông ta vào cung chơi.
Các cung tần mỹ nữ ngày xưa trong cung
Thậm chí đám thái giám còn cả gan dẫn ông ta lên vãn cảnh núi Vạn Thọ (nay là Cảnh Sơn). Lúc bấy giờ, trong cung có một cung nữ vì mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép. Sau khi ông ta giả thần giả quỷ đã thông dâm với cung nữ này. Việc này cứ diễn ra trong cung mà không ai biết cho mãi đến khi tên yêu đạo bị cấm vệ quân bắt được. Ông ta cùng với rất nhiều thái giám đã bị chặt đầu bêu trước đông người làm gương.
Việc này khiến Minh Hiến Tông cảm thấy hoang mang lo sợ cho sự an nguy của hoàng cung. Ông ta cảm thấy lực lượng cấm vệ quân và lực lượng tuần tra của Đông Xưởng không đủ nên đã cho thiết lập Tây Xưởng. Đồng thời cắt cử thái giám thân cận Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng chính vì thế mà tên thái giám Uông Trực này đã làm náo loạn triều cương.
Bí ẩn các hồn ma trong Tử Cấm Thành
Không chỉ giới hoàng tộc, Tử Cấm Thành còn là nơi sinh sống của nhiều phi tần và người hầu, những người sẵn sàng phản bội, hãm hại nhau để tranh giành địa vị, quyền lực. Đã có hàng nghìn người bị giết hại trong thời gian phục dịch, sinh sống ở đây. Với lịch sử "đẫm máu" như vậy, không lạ khi có nhiều người đang làm việc ở Tử Cấm Thành cho rằng từng nhìn thấy các hồn ma lởn vởn trong hoàng cung.
Ảnh minh họa
"Bóng ma điên nhảy múa" trong điện Thái Hòa
Mùng 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự, khi một đội tuần tra đi tuần tam điện thì phát hiện ra song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra. Khi dừng chân lắng nghe thì thấy rõ có tiếng người. Bọn họ lập tức bẩm báo lên trên. Đại thần tổng quản phủ nội vụ đã dẫn theo một đội kỵ binh bao vây điện Thái Hòa.
Bức tường "cửu long"
Khi mở được khóa cửa chính của điện thì thấy một người đang nhảy múa trong điện. Sau khi bắt giữ khám xét người này, quan binh thu được một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, một tờ ngân phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.
Hoa viên trong Tử Cấm Thành
Sau khi thẩm vấn, anh ta khai tên là Giả Vạn Hải, 29 tuổi người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Tiếp tục phỏng vấn thấy người này có nhiều biểu hiện thần kinh không bình thường. Sau khi bẩm báo lên Từ Hy thái hậu và hoàng đế Quang Tự thì giao cho hình bộ tiếp tục điều tra thẩm vấn. Suốt quá trình thẩm vấn và điều tra, Giả Vạn Hải ánh mặt ngây dại, lời nói thì luyên thuyên thiếu logic, dấu hiệu bị điên. Sau một tháng điều tra xét hỏi vẫn không thu được kết quả khả quan gì cuối cùng anh ta bị treo cổ.
Theo Phụ nữ Today
'Hán Vũ đế' tái ngộ khán giả Việt Tài tử TVB - Lâm Phong - khiến fan nữ "đổ gục" bởi vẻ cương nghị, đĩnh đạc trên màn ảnh nhỏ trở lại với phim "Vệ Tử Phu". Vệ Tử Phu là bộ phim không chỉ tập trung vào đề tài cung đấu vốn luôn thu hút khán giả, mà còn là bức tranh chi tiết về cuộc đời truân chuyên của...