Về Trà Cổ ăn cháo…
Nói đến cháo Trà Cổ, rất nhiều người nghĩ ngay đến cháo “chã”, cháo “Hoa”, nhưng thực ra không phải như vậy. Cháo “chã” là cháo của dân đi thuyền, cháo “Hoa” là cháo của người Hoa, còn cháo Trà Cổ là cháo do những con người sinh ra, lớn lên, gắn bó máu thịt với mảnh đất Trà Cổ nấu ra.
Cháo Trà Cổ có thể là cháo trắng, cháo khoai hoặc cháo đỗ xanh, đỗ đen…
Hồi còn nhỏ, tôi được nghe cậu ruột kể rằng, thời cậu còn đi kéo lưới, chăn trâu, mỗi lần về nhà đã thấy bà ngoại phần sẵn cho một hũ cháo loãng để trên tấm phản thường dùng để ăn cơm. Cậu bê hai tay, ngửa cổ húp một hồi, đến khi hết hơn một nửa hũ mới thấy hạt cháo lõng bõng nổi lên.
Ấy là hồi những năm 60, khi cậu đang ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, mà nhà ông bà cũng không dư giả, một nồi cháo chỉ cho nắm gạo vào nấu để có cái húp, hôm thì cho thêm khoai khô (khoai lang thái phơi khô). Đến tận bây giờ, ở Trà Cổ vẫn lưu truyền câu “Ăn cháo khoai khô, nói chuyện thế giới” để chỉ tinh thần lạc quan của những người dân nơi đây.
Rồi cũng đến lượt tôi được thưởng thức món cháo thần thánh đó. Những năm 80, khi học cấp 2, tôi cùng với chú em con dì về Trà Cổ trong đợt nghỉ hè. Hai anh em đi chơi đâu thì đi, đến khi về là sà ngay vào nồi cháo bà nấu. Hôm thì bà nấu cháo khoai lang, hôm thì khoai khô, cũng có hôm bà nấu cháo trắng và vẫn để trên tấm phản ngày xưa, trong nồi đã đặt sẵn một chiếc muôi nhôm cũ kỹ, cán dài, to đùng, chỉ múc một lần là đầy bát. Nồi cháo của mỗi gia đình ở Trà Cổ hồi ấy ăn được cả ngày, nhà ít người thì nồi 30, nhiều người thì nấu hẳn một nồi 40 – 50, cứ đi đâu về là qua nồi cháo múc một bát để húp.
Tôi thích nhất là bên cạnh nồi cháo bao giờ cũng có một bát muối trắng hạt to để cho vào cháo ăn đỡ nhạt, người Trà Cổ thường gọi là “thơ muối”, một đĩa rau muống xào tỏi, cùng với một đĩa cá lạp xạp kho khế, kho chay hoặc kho với lá dâu da, ngon quắt lưỡi…
Video đang HOT
Đồ ăn kèm với cháo rất đa dạng, từ dưa, củ cải khô xào tới tép rang, cá kho, lạc…
Cháo ở Trà Cổ bây giờ ngon hơn xưa, nhiều gia đình vẫn giữ được nếp sáng ra nấu một nồi cháo để ăn cả ngày, vừa dễ ăn, lại tốt cho sức khỏe. Nhưng muốn thưởng thức, thì phải ra các quán hàng chuyên bán cháo mới được.
Quán nấu rất nhiều loại, từ cháo trắng nấu gạo không, cháo khoai lang, cháo khoai khô, cho đến cháo ngô, cháo đỗ đen… Thức ăn thì rất phong phú và ngon, người già thường thích ăn cháo với dọc mùng kho cá, lạc rang mặn; các cô, các bác lại thích ăn với dưa nén xào hoặc kho với thịt mông hay dưa chuột muối chua xào phi phi, móng tay…
Ăn kèm với cháo đặc sắc nhất phải kể đến giá đỗ tương xào tôm, cho thêm ít thịt ba chỉ thái mỏng, rán sơ. Vị ngậy, thơm của giá đỗ tương xào nhát hòa với vị ngọt của tôm, nước béo của thịt cho thực khách một hương vị tuyệt vời. Củ cải muối phơi khô, xào tỏi cũng là món được nhiều thực khách sành ăn lựa chọn, vừa húp cháo sùm sụp, vừa hít hà, gắp đưa lên miếng củ cải nâu vàng, nhai giòn trong miệng.
Người Trà Cổ thường ăn cháo bằng đũa.
Nguyên liệu nấu cháo cũng là chủ đề được nhiều người nói đến. Có người thì thích dùng cơm nguội để nấu cháo, vừa tận dụng được cơm thừa, lại không bị sánh cháo, dễ húp. Đây chính là kiểu nấu cháo của người Hoa mà ta vẫn gọi tắt là “cháo Hoa”, cho cơm nguội vào nước, đun lên sôi một lúc, nở ra thêm một chút là được.
Người thì lại thích nấu cháo bằng gạo mùa, khi nấu lên nước cháo sóng sánh, thơm mùi gạo mới, rất thích hợp cho các cụ trong gia đình. Nấu xong, con cháu múc ra một bát trước, chắt lọc thêm phần nước cháo sánh, để nguội bớt rồi mời ông, bà. Các cụ ưng lắm…
Ăn cháo ở Trà Cổ thì phải ăn bằng đũa. Ăn bằng thìa cũng được, nhưng sẽ bị coi là “không biết ăn cháo”. Dùng đũa để lùa cháo cho nguội bớt, để gắp lạc, gắp cá, gắp rau… vừa sạch, vừa sành.
“Cơm ba bát”, “thuốc ba thang”, cháo cũng vậy! Mỗi lần về Trà Cổ, được anh chị em rủ đi ăn cháo buổi sáng, tôi phải “đánh” đủ ba bát khoáng (loại bát to đựng khoảng 1 lít nước). Bát đầu tiên là cháo trắng ăn với dọc mùng kho, bát thứ hai là cháo ngô ăn với giá đỗ tương xào, bát cuối tôi hay ăn cháo đỗ đen với củ cải khô xào tỏi. Hết ba bát vẫn thấy thòm thèm, tiếc rẻ, vẫn “no bụng đói con mắt” vì còn nhiều loại cháo chưa kịp thưởng thức.
Mấy hôm nay trời nóng nực, lại nhớ món cháo Trà Cổ bà nấu ngày xưa, cứ đi ra, đi vào lại đong một bát cháo húp xì xụp, húp xong ngửa mặt lên, xoa bụng, đã đời. Sướng thế!
Canh cua, cà muối và những món ăn mùa hè bình dị gợi nhớ tuổi thơ
Dù có đi xa, được thưởng thức nhiều món ăn độc lạ, mâm cơm nhà đơn giản với bát canh cua, đĩa cà muối, tép rang... vẫn là hương vị thân thuộc khiến ai xa quê đều nhớ mãi.
Nhắc tới món ăn ngày hè quen thuộc với nhiều gia đình Việt, thực khách không thể không kể đến canh cua rau đay mùng tơi. Loại cua đồng nhỏ, thịt thơm, nhiều gạch được dùng để nấu canh. Mướp, rau đay, mùng tơi được thái nhỏ. Bạn không nên đậy vung khi nấu canh vì khi nước sôi gạch dễ trào ra ngoài. Ảnh: Cooky, Phuong_thu.
Ăn kèm cùng canh cua không thể thiếu món cà muối. Món ăn đơn giản này được yêu thích ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Có nhiều cách làm cà muối hấp dẫn như cà muối xổi, cà muối chua giòn, cà dầm riềng sả... Dù có thưởng thức nhiều đồ ăn ngon đến mấy, canh cua cà muối vẫn là món hấp dẫn trong mùa hè, gợi nhớ mâm cơm gia đình vui vẻ. Ảnh: Nagasawa8, Linh.liin.195.
Nhộng rang lá chanh là món ngon quen thuộc đối với mâm cơm nhà của người miền Bắc. Nhộng rang chín, rắc lá chanh thái sợi cho vị ngậy bùi, ăn kèm cơm nóng rất vừa miệng. Bạn có thể rang với số lượng nhiều và bỏ tủ lạnh dùng dần trong hè này. Ảnh: Hangnguyen_mammam.
Chẳng cần sơn hào hải vị đâu xa, với đĩa tép rang dậy mùi hành lá, thơm mùi gừng cũng đủ khiến bạn thổn thức nhớ về bữa cơm ấm cúng mẹ nấu. Khi rang tép, ban không nên đậy vung (tránh khai tép), không cho gia vị vì tép sẽ dễ nát. Đảo đến khi ráo nước, bạn bắt đầu nêm gia vị và đảo nhanh vì tép nhanh chín. Sau cùng, bạn rắc chanh thái sợi và bày ra đĩa thưởng thức. Ảnh: Xuanhong_emily.
Cá kho tộ dễ ăn, là món ngon được nhiều gia đình yêu thích. Bạn có thể lựa chọn cá quả, cá chép... hay những loại cá quen thuộc để chế biến món ăn. Cá kho mềm, thơm vị riềng, sả, ngậy vị thịt ba chỉ heo... cho bạn bữa cơm ngon miệng trong những ngày hè. Ảnh: Ledalatrestaurant.
Ngoài cá kho, bạn có thể chế biến cá nấu dọc mùng, đây cũng là món ăn dân dã, gắn liền với mâm cơm hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Món cá nấu dọc mùng chua chua, thanh mát, thịt cá thơm, khiến bạn thêm yêu những bữa cơm giản dị, quây quần bên người thân. Ảnh: Myvietnamesemum.
Đĩa rau muống xào là thực đơn quen thuộc của bữa cơm truyền thống. Rau muống giòn, dậy hương tỏi, vị dân dã là món ngon gắn liền với mọi thế hệ người Việt. Rau muống còn được chế biến thành nhiều món đơn giản mà ngon miệng như canh rau muống dầm sấu, cá nấu rau muống chua... Ảnh: Thepetitechef.
Tép rang đơn giản vô cùng, nếu thêm nguyên liệu này thì cực kì lạ miệng Tép rang hẹ là món ăn làm vô cùng dễ, nguyên liệu thì quá đơn giản. Bạn hãy làm ngay cho bữa tối nhà mình nhé! Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 200g tép 1 bó rau hẹ 1 mẩu gừng thái nhỏ Dầu ăn, muối Cách làm: Tép rửa sạch, hẹ rửa sạch thái khúc. Đun nóng chút dầu ăn trong chảo,...