Vệ tinh Trung Quốc chiếm quỹ đạo Philippines ngăn phát tín hiệu
“Không thỏa mãn với ăn cướp lãnh thổ, lãnh hải và không phận láng giềng, quỹ đạo thông tin vệ tinh của Philippines trên vũ trụ cũng bị Trung Quốc chiếm đoạt”.
Quân đội Mỹ có thể hộ tống cho tàu Philippines tiếp tế ở đá ngầm Biên ĐôngĐường ống khổng lồ Trung Quốc bất ngờ xuất hiện ở bờ biển PhilippinesPhilippines muốn Đại hội đồng Liên hợp quốc ra nghị quyết về Biên Đông
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 28 tháng 8 đưa tin, đối với Philippines, Trung Quốc giống như một kẻ cường quyền bạo ngược, luôn thèm thuồng mọi tài sản của Philippines. Có thể tranh chấp Biển Đông đã làm cho Philippines vô cùng lo ngại, có tờ báo Philippines đã bắt đầu cho rằng, Trung Quốc cũng đang ra tay với Philippines trên vũ trụ.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tham quan máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tờ “Philippines Star” ngày 27 tháng 8 đăng bài viết của Federico D. Pascual Jr. cho rằng: “Không thỏa mãn với việc cướp lãnh thổ, lãnh hải và không phận của láng giềng, quỹ đạo thông tin vệ tinh của Philippines trên vũ trụ cũng bị Trung Quốc chiếm đoạt”.
Theo bài viết, thông tin từ Quân đội Philippines cho biết, vệ tinh Trung Quốc đã chiếm một trong hai quỹ đạo tĩnh mặt đất được Philippines sử dụng.
Chính phủ Philippines có khả năng không thể sử dụng ngay tài nguyên hoặc có ý định “bắt lấy” vệ tinh Trung Quốc, cũng không thể phóng vệ tinh thông tin của mình để xác định vị thế chính đáng trên vũ trụ của Philippines, nhưng có tổ chức tư nhân đã sẵn sàng hành động.
Bài viết đề nghị, trong các biện pháp thu hồi quỹ đạo của mình, Chinh phu Philippines có thể cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ của Liên minh viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union), “đá” vệ tinh Trung Quốc (bị nghi ngờ tiến hành các hoạt động như nghe lén thông tin ở Biển Đông) ra khỏi quỹ đạo.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tham quan máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Bài viết còn dẫn nguồn tin từ Quân đội Philippines nhìn lại quá trình tham quan đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), khi đó thẩm phán Antonio Carpio đã dẫn 3 thẩm phán Tòa án tối cao Philippines theo. Mặc dù đường băng máy bay trên đảo Thị Tứ khá ngắn, nhưng cũng không có chuyến bay thương mại.
Video đang HOT
Ngoài ngồi máy bay tư nhân, muốn đến đảo Thị Tứ chỉ có thể lên máy bay quân sự C-130 hoặc máy bay NOMAD của không quân.
Gần đây, trên đường ngồi máy bay C-130 ra đảo Thị Tứ của nhân viên kỹ thuật, khi máy bay bị Trung Quốc gây nhiễu GPS, nhân viên kỹ thuật thường sẽ sử dụng đầu cuối vệ tinh cỡ nhỏ (VSAT). Phi công không thể không xem bản đồ, tiến hành hạ cánh thủ công.
Theo bài viết, đến nay, Philippines không thể không bảo vệ quỹ đạo của mình. Sau khi Công ty vệ tinh Mabuhay Philippines phóng một chiếc vệ tinh, Philippines không còn tiếp tục có vệ tinh, trong khi đó, chiếc vệ tinh này cũng rất ít sử dụng.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đe dọa tàu cá Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan chức Philippines gọi cảnh sát biển Trung Quốc là “cướp có vũ trang”.
Bài viết cho rằng: “Các nước láng giềng của chúng ta có 2 hoặc nhiều vệ tinh hơn”. Nhật Bản có 20 chiếc, Indonesia có 13 chiếc, Thái Lan có 9 chiếc, Malaysia và Singapore lần lượt có 5 chiếc và 4 chiếc, Việt Nam có 2 chiếc vệ tinh.
Trong khi đó, được biết, Lào và Campuchia cũng sẽ phóng vệ tinh của họ vào năm 2016, Myanmar cũng sẽ phóng vệ tinh vào năm 2017. Nhưng, Philippines lại không có chiếc vệ tinh nào.
Bài viết cuối cùng cho rằng, càng muốn có thông tin vệ tinh tin cậy hơn, Philippines càng phải lệ thuộc vào thuê máy chuyển phát đắt đỏ do nhà kinh doanh vệ tinh nước cạnh tranh cung cấp. Về thông tin, Philippines chủ yếu sử dụng sợi thuỷ tinh va cáp điện đáy biển.
Có chuyên gia trong ngành cho rằng, sự ùn tắc và thiếu hiệu quả của thông tin dữ liệu cáp quang đã làm gia tăng nhu cầu đối với an ninh mạng, tiến tới đã kích thích sự ra đời của hệ thống VSAT. Nhưng hệ thống này lệ thuộc vào sử dụng vệ tinh với giá cả đắt đỏ, được cung cấp bởi các nhà kinh doanh nước ngoài.
Trung Quốc phóng vệ tinh
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Nga thử nghiệm công nghệ "truy lùng vệ tinh"
Nga có thể đang thử nghiệm một vệ tinh có khả năng truy lùng các vệ tinh khác trên quỹ đạo, sau khi Mỹ và Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc thử nghiệm tương tự.
(Ảnh minh họa)
Công nghệ như vậy có thể được sử dụng cho một loạt các mục đích khác nhau, trong đó có việc sửa chữa các vệ tinh bị trục trặc, nhưng cũng có thể phá hủy hoặc làm vô hiệu hóa chúng.
Vệ tinh Kosmos 2499 của Nga đã tách khỏi tầng trên của tên lửa đẩy và sau đó truy lùng nó.
Sứ mệnh của Nga diễn ra sau các cuộc thử nghiệm tương tự trong năm nay do Mỹ và Trung Quốc tiến hành.
Kosmos 2499 đã được phóng lên vào ngày 25/12/2013 trong khuôn khổ một sứ mệnh có vẻ là thông thường nhằm đưa thêm các vệ tinh thông tin Rodnik lên quỹ đạo.
Các vụ phóng vệ tinh Rodnik trước đó đã mang bộ 3 vệ tinh, nhưng lần này một vật thể thứ 4 đã được đưa vào quỹ đạo.
Quân đội Mỹ ban đầu xác định vật thể trên là rác vũ trụ, nhưng vào tháng 5/2014 chính phủ Nga đã cho biết với Liên hợp quốc rằng vụ phóng đã đưa 4 vệ tinh vào quỹ đạo, chứ không phải 3.
Trong khi đó, các nhà quan sát vệ tinh đã nhìn thấy vật thể nói trên sử dụng các động cơ để thực hiện một loạt các chuyển động khác thường trong vũ trụ, vốn làm thay đổi quỹ đạo của nó.
Các chuyển động đó đã lên đến đỉnh điểm vào ngày 9/11 vừa rồi, với một cú tiếp cận gần rocket vốn đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Theo nhà quan sát vệ tinh Robert Christy, người đã theo dõi các chuyển động của vật thể nói trên, Kosmos 2499 dường như đã lại gần tầng rocket Briz-KM, hiện đã ngừng hoạt động, ở khoảng cách chỉ vài mét.
"Tôi nghĩ sứ mệnh này là một cuộc thử nghiệm, và bạn thử nghiệm những điều này với các vệ tinh của riêng mình, vì nếu bạn làm điều đó với vệ tinh của những nước khác, họ sẽ nổi giận. Mỹ không muốn các vũ khí của Nga đứng song song với các vệ tinh của họ", ông Christy nói.
Ông Christy cho hay ông đã đoán ra vụ thử nghiệm hồi tháng 8, khi ông viết trên mạng xã hội "Cosmos 2499 - có thể là một vệ tinh kiểm tra. Mục tiêu có thể nhất của nó là tên lửa Briz-KM, vốn phóng nó lên".
Bị cấm bởi các hiệp ước quốc tế
Một vệ tinh kiểm tra được thiết kế để theo dõi một vệ tinh khác, chụp ảnh hoặc nghe trộm các liên lạc của nó. Nhưng công nghệ như vậy cũng có khả năng được sử dụng để làm vô hiệu hóa hóa vệ, khi đó sẽ trở thành vũ khí chống vệ tinh.
Tuy nhiên, việc thử nghiệm bí mật các vũ khí như vậy trên vũ trụ bị cấm bởi các hiệp ước quốc tế.
Nhưng việc sử dụng tiềm tàng công nghệ như vậy cũng không hoàn toàn có hại. Nó cũng có thể hữu ích đối với các hãng vận hành vệ tinh dân sự, cho phép họ mở rộng vòng đời của các tài sản đắt đỏ trên vũ trụ thông qua việc bảo dưỡng, tái tiếp nhiên liệu hoặc sửa chữa trên vũ trụ.
Mặc dù việc làm chủ các hệ thống như vậy là rất được kỳ vọng, nhưng đặc biệt khó khăn trong quá khứ, với vài lần thất bại.
Trong năm nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều đã tiến hành các vụ thử nghiệm tương tự như Nga đã làm.
Vào ngày 28/7, không quân Mỹ đã phóng một vệ tinh thử nghiệm tên gọi ANGELS. Nó được thiết kế để di chuyển quanh tầng trên của tên lửa Delta 4 vốn đưa nó lên quỹ đạo.
Vệ tinh Shijian 15 của Trung Quốc dường như cũng thực hiện một nhiệm vụ tương tự với vệ tinh Kosmos 2499 của Nga. Được phóng lên ngày 19/7/2013, Shijian 15 đã nhiều tiếp cận Shijian 7, một vệ tinh cũ hơn của Trung Quốc.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Nga sắp phóng hệ thống vệ tinh cảnh báo tấn công tên lửa mới Những vệ tinh đầu tiên từ nhóm vệ tinh quỹ đạo tương lai của hệ thống cảnh báo sớm về cuộc tấn công tên lửa sẽ được phóng lên không gian vào năm tới, đó là thông báo của ông Sergei Boev, Tổng Giám đốc kiêm Tổng công trình sư hệ thống của "Viện Kỹ thuật vô tuyến điện tử mang tên Mints"....