Vệ tinh Trung Quốc biết né tránh rồi theo dõi ngược lại vệ tinh Mỹ
Những vệ tinh của Trung Quốc được cho là có khả năng lẩn tránh và quan sát ngược lại các vệ tinh của Mỹ.
Hai vệ tinh Thập Yển-12-01 và Thập Yển-12-02 của Trung Quốc được phóng lên vào tháng 12.2021. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Theo bản tin mới đây đăng trên trang Space News, các vệ tinh của Trung Quốc đã thể hiện khả năng lẩn tránh và sau đó quan sát ngược lại các vệ tinh do thám của Mỹ, trong bối cảnh các nước mạnh về lĩnh vực không gian ngày càng tăng cường khả năng “mèo vờn chuột” trên quỹ đạo.
Tờ South China Morning Post ngày 24.6 đưa tin 2 vệ tinh Trung Quốc là Thập Yển-12-01 và Thập Yển-12-02 mới đây bị một vệ tinh do thám không gian của Mỹ tiếp cận sau khi lên quỹ đạo địa tĩnh.
Khi đó, 2 vệ tinh của Trung Quốc đã tách ra theo 2 hướng ngược chiều khi vệ tinh USA 270 đến gần. Sau đó, Thập Yển-12-02 di chuyển đến vị trí quan sát ngược lại vệ tinh của Mỹ.
Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã phóng 2 vệ tinh trên từ Trung tâm phóng không gian Văn Xương ở đảo Hải Nam vào tháng 12.2021.
Đây không phải là lần đầu tiên các vệ tinh của Mỹ và Trung Quốc chạm trán, trong bối cảnh trò “mèo vờn chuột trên quỹ đạo địa tĩnh” giữa các bên cạnh tranh xảy ra thường xuyên hơn, theo bản tin.
Vào tháng 11.2021, vệ tinh hiện đại nhất của Trung Quốc là Thực Tiễn 20 bị một vệ tinh do thám của Mỹ tiếp cận nhưng đã tăng tốc di chuyển đi nơi khác.
Tình trạng mập mờ trong những hành động trên có thể làm gia tăng căng thẳng và dẫn đến mâu thuẫn, sai lầm hoặc hiểu lầm, theo chuyên gia Brian Weeden thuộc Tổ chức Secure World Foundation vì ứng dụng bền vững và hòa bình trong không gian.
Không gian: chiến trường mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Giới lãnh đạo quân sự Mỹ đã bày tỏ quan ngại sau khi vệ tinh Thực tiễn 21 của Trung Quốc đưa một vệ tinh định vị Bắc Đẩu vượt 3.000 km đến “ quỹ đạo nghĩa địa” vào tháng 1.
Tướng James Dickinson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ, cho rằng vệ tinh trên có công nghệ cánh tay rô bốt nên có thể được sử dụng trong các hệ thống tương lai nhằm bắt giữ hoặc vô hiệu hóa các vệ tinh khác.
Mỹ nói vệ tinh bị tấn công hàng ngày
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, các vệ tinh của nước này bị đối thủ tấn công hàng ngày, và cảnh báo Washington có nguy cơ thua trong cuộc đua không gian nếu không hành động nhanh chóng.
Cuộc đua không gian giữa các cường quốc nóng dần lên (Ảnh minh họa: AFP).
Washington Post hôm 30/11 dẫn tướng David Thompson, Phó tham mưu trưởng Lực lượng Không gian Mỹ, cáo buộc Nga và Trung Quốc đang phát động các cuộc tấn công nhằm vào các vệ tinh của Mỹ bằng tia laser, thiết bị gây nhiễu tần số vô tuyến và các cuộc tấn công mạng.
Ông Thompson cũng tiết lộ, vụ việc vào năm 2019 khi vệ tinh của Nga bay gần một vệ tinh an ninh quốc gia của Mỹ đến mức làm dấy lên lo ngại sắp xảy ra một cuộc tấn công, nhưng cuối cùng vệ tinh này không chạm phải vệ tinh Mỹ.
Theo ông, các cuộc tấn công nhằm vào vệ tinh Mỹ xảy ra mỗi ngày. "Các mối đe dọa đang tăng lên từng ngày. Chúng ta thực sự đang ở thời điểm mà hệ thống ngoài vũ trụ có thể bị đe dọa theo nhiều cách khác nhau", tướng Thompson cảnh báo.
Đây không phải là lần đầu tiên các quan chức Mỹ công khai cáo buộc một thế lực nước ngoài tấn công vệ tinh của Mỹ.
Năm 2006, Văn phòng Trinh sát Quốc gia (NRO), Cơ quan tình báo vệ tinh hàng đầu của chính phủ Mỹ cho biết, một vệ tinh do thám của Mỹ đã bị một tia laser trên mặt đất của Trung Quốc chiếu rọi.
Tuy nhiên, ông Thompson không xác nhận hay phủ nhận về việc có bất kỳ cuộc tấn công nghiêm trọng nào nhằm vào các vệ tinh của Mỹ vì "đây là thông tin tuyệt mật". Các nước luôn giữ bí mật về hoạt động quân sự trong vũ trụ. Nhiều công nghệ vũ trụ có thể sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Tuy vậy, tướng Thompson khẳng định, những cuộc tấn công ngày càng tăng với tần suất cực lớn nhằm vào vệ tinh Mỹ như hiện nay là vấn đề đáng lưu ý. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Nga và Trung Quốc về năng lực chống vệ tinh cùng với những năng lực khác trong những năm gần đây.
Mặc dù cho rằng Mỹ vẫn là cường quốc số một về năng lực không gian nhưng tướng Thompson cảnh báo một số đối thủ đang bắt kịp công nghệ vũ trụ nhanh chóng, thậm chí có khả năng vượt mặt Mỹ trong vài năm tới.
Theo ông, Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng các công nghệ mới và có thể vượt Mỹ để trở thành cường quốc đứng đầu trong lĩnh vực vũ trụ vào cuối thập kỷ này. Ông cũng cảnh báo Washington sẽ để thua trong cuộc đua vũ trang không gian nếu không hành động nhanh chóng.
"Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về năng lực vệ tinh, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp. Chúng ta nên lo ngại nếu không nhanh chóng hành động vào cuối thập kỷ này", ông nói.
Trung Quốc lo ngại vệ tinh Starlink của Elon Musk Các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đang kêu gọi phát triển một loại vũ khí tiêu diệt mạnh để có thể chấm dứt hệ thống vệ tinh Starlink nếu nó đe dọa an ninh quốc gia nước này. Theo GizChina, các nhà nghiên cứu cho rằng Starlink có tiềm năng rất lớn cho các ứng dụng quân sự, do đó họ...