Vệ tinh Nga sẽ theo dõi mọi vụ phóng tên lửa trên thế giới
Kênh truyền hình Zvezda dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga sẽ đưa vào quỹ đạo một vệ tinh thế hệ hệ mới thứ hai trong năm 2016 để theo dõi chặt chẽ hơn việc phóng tên lửa đạn đạo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Theo Sputnik, vệ tinh EKS-1 là một phần của hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo đã được đưa vào quỹ đạo không gian hồi cuối năm ngoái và hiện đang trải qua các cuộc thử nghiệm trong quỹ đạo của lực lượng phòng vệ không gian vũ trụ Nga.
Vệ tinh Nga sẽ theo dõi được việc phóng tên lửa đạn đạo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. (Ảnh: AP)
Vệ tinh thế hệ mới này sẽ đảm bảo nhận diện nhanh hơn, nhiều hơn các vụ phóng tên lửa đạn đạo bằng cách sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện khói từ ống xả động cơ của tên lửa.
Trạm cảnh báo sớm đầu tiên trên mặt đất phục vụ điều khiển, phân tích dữ liệu mạng lưới vệ tinh mới đã được xây dựng ở khu vực Altay. Ngoài ra, nhiều trạm khác cũng chuẩn bị được xây dựng tại khu vực Leningrad, Irkutsk, Kaliningrad và Krasnodar.
Video đang HOT
Vào tháng 12-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng Nga đã bắt đầu phát triển một mạng lưới hệ thống phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo để thay thế hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo cũ từ thời Liên Xô. Mạng lưới này bao gồm các vệ tinh thế hệ mới, các trạm quan trắc mặt đất và những siêu máy tính tiên tiến.
Ngọc Như
Theo_PLO
Hủy diệt vệ tinh, thế giới quay về chiến tranh Trung Cổ
Các chuyên gia nhận định rằng, chiến tranh hiện đại sẽ bắt đầu bằng "Chiến tranh giữa các vì sao" sau đó mới triển khai kiểu "chiến tranh Trung Cổ".
Các nước tăng cường khả năng hủy diệt vệ tinh
Theo quan điểm của chuyên gia quân sự Sarah Nepton trong bài báo đăng trên tờ Daily Telegraph, những cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ được bắt đầu bằng một cuộc đấu trong không gian vũ trụ, với việc các cường quốc hủy diệt vệ tinh của đối phương.
"Ý tưởng về sử dụng không gian để mở ra những trận chiến trước đây thường được xem là chỉ có trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng bây giờ đã thành hiện thực" - tác bài báo dẫn lời chuyên gia Brian Uiden của Quỹ "Thế giới an toàn".
Ngược lại quá khứ, cuộc chạy đua vũ trang không gian của hai siêu cường, đại diện cho 2 cực của thế giới là Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu hồi những năm 1980, khi Ronald Reagan công bố khởi động chương trình "Sáng kiến phòng thủ chiến lược", được mệnh danh là "Chiến tranh giữa các vì sao" (SDI), dự trù đưa các phương tiện phòng thủ tên lửa lên không gian.
Đáp lại, Nga và Trung Quốc cũng bắt đầu thử nghiệm các mẫu vũ khí chống vệ tinh, đồng thời cũng đang phát triển các hệ thống dẫn đường-định vị riêng của mình là GLONASS và Bắc Đẩu, vì bây giờ hiện buộc phải sử dụng hệ thống GPS của Mỹ, chắc chắn sẽ khóa truy cập nếu xảy ra chiến tranh.
Vị chuyên viên này nhận định rằng, các cường quốc đã ký Hiệp ước quốc tế cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong không gian vào năm 1967, tuy nhiên với công nghệ hiện đại ngày nay, chẳng có gì ngăn cản họ triển khai các tên lửa thông thường hoặc phát triển các phương tiện phá hủy vệ tinh phi vũ khí.
Chiến tranh hiện đại bắt đầu bằng cuộc chiến trên vũ trụ
Các chuyên viên quân sự và vũ trụ cảnh báo rằng tín hiệu khởi đầu cuộc xung đột quân sự lớn tiếp theo sẽ chính là động tác tiêu hủy vệ tinh của đối phương. Các nước sẽ cố gắng hủy diệt công nghệ của kẻ thù và các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh mà trước ngỡ là an toàn thì nay đã trở nên dễ bị tổn thương.
Theo quan điểm của chuyên viên Jeremy Greaves từ Airbus Group (công ty chuyên sản xuất vệ tinh quân sự), vũ trụ đã biến thành "mặt trận thứ tư" để tiến hành hoạt động chiến sự, sau đường không, mặt đất và ngầm dưới nước. Tuy "sinh sau" nhưng nó có vai trò quyết định so với các mặt trận trên.
Cách đây chưa lâu, Hoa Kỳ buộc phải thừa nhận rằng, quỹ đạo gần Trái đất là khu vực lãnh thổ tranh chấp và dễ bị tấn công từ mặt đất nên đã đầu tư 10 tỷ USD cho việc đảm bảo an ninh không gian, trước các đối thủ tiềm tàng như Nga hay Trung Quốc, thậm chí có thể là Iran, Triều Tiên sau này.
Tướng Mỹ John Huyton cho biết, các quốc gia không thân thiện với Hoa Kỳ đang thử nghiệm để xác minh rằng, trong trường hợp có xung đột với Mỹ thì họ có thể phá hủy vệ tinh, nhằm gây hại cả cho Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng gây hại cho toàn hành tinh.
Do đó, vị tướng này nhận định rằng, Hoa Kỳ cần nhanh chóng tìm ra những phương pháp hữu hiệu để bảo tồn vệ tinh trước các đòn đánh hủy diệt của đối thủ, đồng thời cũng phải tìm cách tiêu diệt lại các vệ tính của đối phương - Daily Telegraph dẫn lời tướng John Huyton.
Theo_Báo Đất Việt
Nga thử nghiệm vệ tinh theo dõi tất cả tên lửa trên thế giới Nga năm nay dự kiến đưa vào quỹ đạo một vệ tinh thế hệ mới thứ hai có thể giám sát chặt chẽ hơn mọi vụ phóng tên lửa đạn đạo ở bất kỳ vị trí nào. Với vệ tinh mới, Nga có thể theo dõi, phát hiện sớm mọi vụ phóng tên lửa đạn đạo ở bất cứ đâu. Ảnh minh họa:...