Vệ tinh lần đầu “soi” thấy tàu sân bay Type-001A mang nhiều chiến đấu cơ
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu sân bay Type-001A của Trung Quốc bất ngờ neo đậu tại căn cứ Du Lâm ở đảo Hải Nam ngày 19/11. Trên boong tàu có 7 tiêm kích hạm J-15 cùng 4 trực thăng Z-18.
Ảnh vệ tinh độ nét cao được công ty công nghệ vũ trụ Maxar Technologies có trụ sở ở Mỹ công bố hôm 19/11 cho thấy tàu sân bay Type-001A,hàng không mẫu hạm nội địa đầu tiên của Trung Quốc, đang được các tàu hỗ trợ đưa vào vị trí neo đậu tại bến cảng thuộc căn cứ hải quân Du Lâm, thành phố Tam Á, đảo Hải Nam.
Trên boong tàu sân bay Type-001A có 7 tiêm kích đa năng J-15 cùng 4 trực thăng Z-18.
Một số hình ảnh về tàu sân bay Type-001A tại đảo Hải Nam cũng được dân Trung Quốc đăng lên mạng xã hội trong tuần.
Hải quân Trung Quốc hôm 18/11 xác nhận hàng không mẫu hạm Type-001A đã đi qua eo biển Đài Loan để tiến hành các cuộc thử nghiệm khoa học và huấn luyện thường kỳ trên các khu vực ở Biển Đông.
Người phát ngôn hải quân Trung Quốc Trình Đức Vĩ nói rằng đây là “hoạt động bình thường” của tàu sân bay Trung Quốc và không “nhằm vào bất cứ mục tiêu cụ thể nào và không liên quan tới tình hình hiện nay”.
Video đang HOT
Đây là lần thử nghiệm trên biển thứ 9 của Type-001A, tàu sân bay được Trung Quốc tự chế tạo từ năm 2013 dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng áp dụng một số cải tiến để tăng khả năng mang máy bay.
Type 001A được hạ thủy tháng 4/2017 và hoàn thiện 1 năm sau đó, nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc.
Một số chuyên gia nghi ngờ tàu có thể đã gặp sự cố nghiêm trọng trong lần thử nghiệm trên biển hồi tháng 8, đồng thời nhận định rằng sẽ phải cần vài năm nữa để tàu sân bay Trung Quốc mới có thể hoạt động chiến đấu bình thường.
Trung Quốc đang chế tạo các bộ phận của tàu sân bay thứ ba có tên Type 002 tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải.
Type 002 dự kiến có boong phẳng, được trang bị máy phóng điện từ, cho phép tiêm kích mang nhiều vũ khí và máy bay có tầm hoạt động xa hơn, trong đó có máy bay cảnh báo sớm cánh bằng.
Công bằng mà nói, xét về ngoại hình rõ ràng tàu sân bay nội địa Trung Quốc có hình dáng, đặc biệt là phần tháp pháo hiện đại hơn so với tàu Liêu Ninh.
Ông Hu Wen Ming, người đứng đầu chương trình chế tạo tàu cho biết, tàu Type 001A mới là phiên bản có cải tiến của tàu sân bay Liêu Ninh với phần tháp kiểm soát nhỏ hơn nhiều nhưng có khu vực chuyên chở rộng hơn.
“Hai tàu nhìn giống nhau nhưng từ góc độ thiết kế, nghiên cứu và phát triển, chúng có sự khác biệt rõ ràng”, ông Hu Wen Ming, cũng là Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) chia sẻ.
Tàu sân bay nội địa dài hơn 10m nếu đặt cạnh tàu Liêu Ninh và có tổng trọng lượng là 70.000 tấn trong khi trọng lượng của Liêu Ninh là 58.600 tấn.
Tàu sân bay nội địa còn có hệ thống radar điện tử mang tên “Ngôi sao biển cả” hiện đại hơn hẳn so với Liêu Ninh.
Mặt khác, sàn tàu rộng nên nó cũng chứa được nhiều hơn 12 chiếc máy bay J-15 so với tàu sân bay Liêu Ninh.
Tuy vậy, giới phân tích chỉ ra rằng, những thông số này cùng với tháp radar trông hiện đại hơn chưa đủ để khẳng định chắc chắn rằng, tàu sân bay nội địa Trung Quốc tốt hơn tàu Liêu Ninh được Liên Xô đóng. Mặt khác, yếu tố động cơ vẫn khiến năng lực tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc kém xa so với tàu Mỹ.
Tàu sân bay được đánh giá là thành phần quan trọng trong tham vọng xây dựng lực lượng hải quân tầm xa của Trung Quốc, có thể thách thức ưu thế hàng thập kỷ của Mỹ tại khu vực Đông Á.
Ngoài tàu sân bay, Trung Quốc mới cho ra mắt 4 tuần dương hạm cỡ lớn lớp Type 055 và tàu sân bay trực thăng đầu tiên thuộc lớp Type 075.
Việt Hùng
Theo An ninh Thủ đô
Trung Quốc bắt người 'can thiệp' vào Hong Kong
Trung Quốc bắt giữ một công dân Belize (Trung Mỹ) vì cáo buộc "thông đồng" với người ở Mỹ để can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong
Theo báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Đông hôm thứ Bảy (30/11), Lee Henley Hu Xiang, doanh nhân người Belize sống ở Trung Quốc, bị tố tài trợ cho các thành viên chủ chốt của "các thế lực thù địch" ở Mỹ để phá hoại an ninh quốc gia, và hỗ trợ các hoạt động dẫn đến hỗn loạn ở Hong Kong. Thông tin chi tiết không được tiết lộ.
Mọi người giơ tay hát bài ca phản kháng trong một cuộc biểu tình ở Hong Kong vào ngày 30/11. (Ảnh: Reuters/Thomas Peter)
Lee bị bắt tại thành phố Quảng Châu, phía Nam Trung Quốc vào ngày 26/11. Nhà chức trách ở Quảng Châu không đưa ra bình luận.
Trong một trường hợp khác, tờ báo xác nhận một người đàn ông Đài Loan, Lee Meng-Chu, bị bắt giữ tại thành phố Thâm Quyến ngày 31/10, vì cáo buộc ăn cắp bí mật nhà nước cho các lực lượng nước ngoài. Anh ta bị tố tới Hong Kong vào tháng 8 để hỗ trợ các hoạt động "chống Trung Quốc". Lee "mất tích" kể từ ngày 19/8 sau khi đi du lịch đến Thâm Quyến.
Hong Kong sa lầy trong các cuộc biểu tình chống chính phủ dữ dội trong gần 6 tháng qua. Tình trạng bất ổn khiến Hong Kong rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ, nhiều lúc buộc các doanh nghiệp, cơ quan chính quyền, trường học và thậm chí là sân bay quốc tế phải đóng cửa.
Theo vtc.vn
Hé lộ cách Nhà Trắng giữ bí mật chuyến thăm Afghanistan của ông Trump Để đảm bảo thông tin về chuyến thăm Afghanistan không lộ ra ngoài, Nhà Trắng đã chủ động tịch thu điện thoại thông minh của các nhà báo và các quan chức khi di chuyển bằng máy bay. Thậm chí lên lịch đăng đàn Twitter cho Tổng thống sao cho trùng với các hoạt động được ông Trump tiến hành công khai. Ông...