Về tình hình tại Vinacafe: Sẽ cho giải thể 5 công ty
Trả lời câu hỏi phỏng vấn của PV Dân Việt tại cuộc họp báo thường kỳ quý 2 (ngày 4.4) do Bộ NNPTNT tổ chức, lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp đã gửi lời cảm ơn đến ông Lê Đình Hoàng- người viết “tâm thư” gửi Thủ tướng về tình hình tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam ( Vinacafe) mới đây, đồng thời cho biết sẽ tiến hành giải thế 5 công viên thành viên của Vinacafe.
Một hộ dân trồng cà phê khoán cho Vinacafe tại Đắk Lắk
Cho giải thể 5 công ty thành viên
Ông Bùi Khắc Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp nông nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết: “Thực hiện Nghị Quyết 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 118 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu Vinacafe Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ quyết định bởi Quyết định 2252 ngày 10.12.2015. Theo đó Vinacafe Việt Nam sẽ cổ phần hóa công ty mẹ và 7 công ty trực thuộc nắm 51% vốn nhà nước và 18 công ty thành viên cũng nắm 51% vốn nhà nước; thành lập công ty 2 thành viên trở lên đối với 3 công ty, giải thể 5 công ty”.
Tuy nhiên, theo ông Hiền Kết quả đến nay Vinacafe Việt Nam mới cổ phần hóa được 5/18 công ty thành viên, kết quả đạt được khá khiêm tốn so với mục tiêu đặt ra.
“Để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của Vinacafe Việt Nam, ngày 24.10.2016, Vinacafe Việt Nam có văn bản trình Bộ NNPTNT điều chỉnh phương án tái cơ cấu. Trên cơ sở đó, Vụ Quản lý doanh nghiệp tham mưu lãnh đạo Bộ NNPTNT trình Thủ tướng điều chỉnh phương án đối với Vinacafe Việt Nam”- ông Hiền nói thêm.
Theo ông Hiền, phương án điều chỉnh này có một số nội dung chính, thứ nhất cổ phần hóa đồng thời Vinacafe Việt Nam và 18 công ty thành viên chưa tiến hành cổ phần hóa và 7 công ty phụ thuộc văn phòng công ty mẹ. Phương án điều chỉnh này nhằm để thu hút nhà đầu tư mua cổ phần hóa với số lượng lớn, đồng thời để Vinacafe Việt Nam cổ phần hóa đúng lộ trình, đảm bảo mục tiêu thời gian năm 2017 hoàn thành. Việc cổ phần hóa đồng thời nhằm củng cố nâng cao vai trò của Vinacafe Việt Nam sau khi sắp xếp, giữ ổn định về quản lý đất đai tại các địa phương.
“Chúng ta phải phân ranh giới sở hữu này bao nhiêu phần trăm của DN bao nhiêu phần trăm của người nhận khoán, có những đơn vị khoán trắng. Tất cả những điều này cần phải được làm rõ nhằm bảo vệ quyền lợi của những người nhận khoán cũng như công ty, kể cả vấn đề quy hoạch sử dụng đất của địa phương cũng cần được làm rõ”. (Ông Bùi Khắc Hiền)
Video đang HOT
Về đề xuất phương án thoái vốn bằng cách bán lại toàn bộ vườn cây cho người lao động với giá thị trường để thu về 5.000 tỷ đồng, ông Bùi Khắc Hiền đánh giá: Trong quá trình xác định giá trị DN để cổ phần hóa DN hay đem DN đi góp vốn hay liên doanh liên kết bao giờ chúng ta cũng phải xác định tài sản DN bao nhiêu, giá trị DN bao nhiêu và ai đang là chủ sở hữu. Đối với DN cà phê không phải họ tự canh tác, mà họ khoán cho người lao động theo Nghị định 135 của Chính phủ.
Ông Hiền cho biết thêm: “Đối với nhà nước khi chúng ta xác định cổ phần hóa bao giờ cũng phải làm theo đúng quy trình, đúng pháp luật, chứ không phải để có được nhiều tiền cho nhà nước. Chúng tôi cảm ơn tâm huyết và sự tính toán của ông Lê Đình Hoàng, tuy nhiên câu chuyện này phải làm đúng pháp luật và phải có cơ sở khoa học. Chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến này để có sự nhìn nhận khách quan và có sự điều chỉnh chính sách theo đúng quy định pháp luật”.
Một vườn trồng cà phê tại Đắk Lắk.
Bắt đầu cổ phần hóa từ quý 3
Trao đổi thêm PV Dân Việt về hiện trạng của Vinacafe Việt Nam, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết: “Vinacafe Việt Nam hiện nay có diện tích đất đai khoảng trên 34.000ha, trong đó có khoảng 16.000ha là diện tích trồng cà phê, 80% số diện tích cà phê phải tái canh, nên thư anh Hoàng nói năng suất cà phê của Vinacafe Việt Nam thấp hơn bình quân cả nước là có thật.
Về việc khoán đất, ông Tuấn cho biết: Hầu hết những diện tích cà phê đã được khoán cho các hộ gia đình theo Nghị định 01 (1996) và Nghị định 135 (2005). Lúc đó, chúng ta khuyến khích thậm chí kêu gọi đảng viên nhận khoán trước. Bây giờ họ đầu tư công sức tiền bạc vào vườn cà phê, dĩ nhiên công sức có cả của người dân và của nhà nước, vì vậy việc hoạch định là rất phức tạp. Nhưng vấn đề phức tạp hơn là vấn đề đất đai trước đây của các công ty cà phê này, có một phần của đồng bào dân tộc tại chỗ, hiện nay họ đã canh tác ổn định. Cho nên bây giờ vấn đề giải quyết đất đai cho người nhận khoán, hầu hết là người mới đến, và đồng bào tại chỗ phải được giải quyết hài hòa để đảm bảo an ninh trật tự cho địa bàn.
Tuy nhiên theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn: “Dù khó khăn nhưng chúng ta sẽ phải làm, đường hướng đã có hết, vấn đề là làm thời điểm nào. Theo Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ, Vinacafe Việt Nam bắt đầu thực hiện các bước để cổ phần hóa từ quý 3 năm nay. Nếu như tiết độ thực hiện được thì ngày 18.5 sẽ chuyển sang công ty cổ phần”.
Theo Danviet
Sự thật khác ở Vinacafe: Công nhân bị... tận thu theo kiểu "5 không"
Ngay sau khi Báo Dân Việt đăng tải bức tâm thư của ông Lê Đình Hoàng- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Cà phê 706 trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe), báo đã nhận được phản hồi của lãnh đạo Tổng công ty này. Sau phần trả lời của lãnh đạo Vinacafe trên Báo Dân Việt, ông Hoàng đã tiếp tục có thư phản hồi và cung cấp thêm những sự thật ở Vinacafe.
Một vườn cà phê của Vinacafe Việt Nam- Ảnh: Thanh Tra
Dân Việt xin trích đăng nguyên phần nội dung mà ông Hoàng đã gửi phản hồi:
Thứ nhất: Tôi nhất trí là Tổng công ty (TCT) đang làm đúng lộ trình, nhưng về tiến độ thì tôi khẳng định là chậm bởi lẽ:
Năm 2016 TCT tiến hành thí điểm cổ phần hóa 3 đơn vị là Công ty TNHH MTV Ia Blan (Gia Lai), Công ty TNHH MTV 734 (Kon Tum), Công ty 715B (Đăk Lăk). Theo quyết định của cấp có thẩm quyền, 3 công ty này phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2016 và hoạt động theo loại hình công ty cổ phần từ 01.1.2017.
Vậy nhưng đến 31.3, Công ty Ia Blan mới dừng lại ở khâu xác định giá trị doanh nghiêp; Công ty 734 thì đang thua lỗ nghiêm trọng đến gần trăm tỷ đồng, Giám đốc công ty đang chạy đôn chạy đáo để làm viêc với công ty mua bán nợ.
Mà nếu không bán được nợ thì coi như cổ phần hóa thất bại. Như vậy rõ ràng việc cổ phần hóa ở TCT không những chậm mà nguy cơ không thành công là rất lớn nếu với tinh thần chỉ đạo như hiện nay. Tôi nói chậm là hoàn toàn có cơ sở.
Hai là: Về cơ chế khoán trắng theo kiểu phát canh thu tô
Vì sao tôi nói như vậy, dẫu biết rằng các công ty nông nghiệp về nguyên tắc đều phải thực hiện theo nghị định 135-CP/2005 của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế thì các công ty ở Đăk Lăk đang xảy ra điều gì đã rõ rồi. Tôi chỉ nói ở Gia Lai và Kon Tum.
Ở Gia Lai, TCT có 8 doanh nghiệp thì chỉ có Công ty cà phê Đăk Đoa là có đầu tư một phần. Ở Kon Tum, 4 công ty thì chỉ có 1 công ty khoán có chi phí, còn lại 3 công ty khoán trắng. Như vậy riêng 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã có 10 công ty khoán theo kiểu "5 không": Không vật tư phân bón, không nước tưới, không tiền lương, không bảo hiểm, không kinh phí công đoàn.
Các chi phí nêu trên do công nhân tự lo liệu. Công ty chỉ giao vườn cây cho người lao động nhận khoán, cuối năm thu về một lượng sản phẩm nhất định tuỳ từng đơn vị. Như vậy nên gọi loại hình khoán này là gì ? Nói đích danh là khoán trắng cũng được, cho thuê vườn cây cũng được mà phát canh thu tô cũng đâu có sai?
Ông Lê Đình Hoàng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty cà phê 706.
Ba là: Về Thoái vốn bằng cách bán thẳng vườn cây cho người lao động:
TCT nói không nằm trong chương trình cổ phần hóa. Tôi cũng biết như vậy, nhưng đây là kiến nghị của tôi lên Thủ tướng. Theo tôi đó là phương án tốt nhất trong tình hình hiện nay, vừa phát huy tiềm năng đất đai, nhân lực và đặc biệt là tính hiệu quả rất cao, có lợi cho Nhà nước và người lao động...
Một thí dụ: Công ty CP giống cây trồng Vinacafe Tây nguyên (714 Phạm Văn Đồng thành phố Pleiku, Gia Lai) thuộc TCT cà phê Việt Nam. Khi giải thể, hơn 30ha cà phê đã được bán cho người lao động với giá 400 triệu đồng/ha; thu về 12 tỷ đồng. Người lao động vô cùng phấn khởi bởi vừa được quyền làm chủ thực sự đất đai, tăng hiệu quả sản xuất vừa và được đảm bảo chế độ, quyền lợi đúng quy định của pháp luật...
Nếu còn nghi ngờ về hiệu quả của việc thoái vốn bằng cách bán thẳng vườn cây cho người lao động thì xin hãy làm thí điểm một vài công ty trong đội hình sẽ biết được tính hiệu quả của nó...
*Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về sư việc này.
Theo Danviet
Người phụ nữ 50 năm kế thừa di sản cà phê Buôn Mê Được biết đến như một nghệ nhân nhân trồng cà phê nổi tiếng tại Buôn Mê Thuột, đồng thời là một doanh nhân cà phê có tiếng, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh đã có hơn 50 không mệt mỏi góp phần bảo tồn, phát triển di sản cà phê của người Buôn Mê. Bà cũng là người cung cấp hạt cà phê cho...